Kỳ thi chọn học sinh giỏi vòng Trường môn Lịch sử 9 - Năm học 2020-2021 - Trường THCS Phong Thạnh Tây (Có hướng dẫn chấm)

Câu 1: (5 điểm) Nêu những thành tựu chủ yếu của Liên Xô trong công cuộc xây dựng CNXH từ 1950 đến đầu những năm 70 của thế kỉ XX ? Có ý kiến cho rằng: “Từ năm 1945 đến nửa đầu những năm 1970, Liên Xô là thành trì của hoà bình và là chỗ dựa của phong trào cách mạng thế giới”. Em có đồng ý với ý kiến đó không? Hãy lí giải vì sao?

Câu 2: (5 điểm)Trình bày các giai đoạn phát triển của phong trào giải phóng dân tộc ở các nước Á– Phi - Mĩ La Tinh từ năm 1945 đến nay?

Câu 3: ( 5 điểm) Hãy nêu những nét lớn về sự ra đời và phát triển của tổ chức ASEAN? Từ 1/2020 Việt Nam vinh dự đảm nhiệm chức vụ chủ tịch ASEAN, hãy cho biết cơ hội và thách thức mới của Việt Nam khi đảm nhiệm chức vụ này?

Câu 4: (5 điểm) Trình bày công cuộc cải cách của Trung Quốc từ năm 1978 đến nay? Việt Nam rút ra được bài học kinh nghiệm gì từ cuộc cải cách của Trung Quốc?                                                         

doc 6 trang Hải Anh 13/07/2023 4820
Bạn đang xem tài liệu "Kỳ thi chọn học sinh giỏi vòng Trường môn Lịch sử 9 - Năm học 2020-2021 - Trường THCS Phong Thạnh Tây (Có hướng dẫn chấm)", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • docky_thi_chon_hoc_sinh_gioi_vong_truong_mon_lich_su_9_nam_hoc.doc

Nội dung text: Kỳ thi chọn học sinh giỏi vòng Trường môn Lịch sử 9 - Năm học 2020-2021 - Trường THCS Phong Thạnh Tây (Có hướng dẫn chấm)

  1. KỲ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI CẤP TRƯỜNG, NĂM HỌC: 2020-2021 Đề thi môn: Lịch sử 9 Thời gian: 150 phút (không kể thời gian phát đề) ___ Câu 1: Từ năm 1950, Liên Xô thực hiện nhiều kế hoạch dài hạn như : kế hoạch 5 năm lần thứ năm (1951-1955), lần thứ sáu (1956-1960) và kế hoạch 7 năm (1959-1965) (0,5 điểm ) - Phương hướng chính của các kế hoạch này là : (0,5 điểm; mỗi ý đúng 0,25 điểm) + Tiếp tục ưu tiên phát triển công nghiệp nặng – nền tảng của nền kinh tế quốc dân. + Thực hiện thâm canh trong sản xuất nông nghiệp. + Đẩy mạnh tiến bộ khoa học – kĩ thuật. + Tăng cường sức mạnh quốc phòng của đất nước. - Thành tựu : (1,5 điểm; mỗi ý đúng 0,5 điểm) + Về công nghiệp: trong 2 thập niên 50 và 60 của thế kỉ XX, nền kinh tế Xô Viết tăng trưởng mạnh mẽ. Sản xuất c/nghiệp bình quân hàng năm tăng 9,6%. Liên Xô trở thành cường quốc công nghiệp đứng thứ 2 thế giới sau Mĩ, chiếm khoảng 20 % sản lượng công nghiệp của toàn thế giới. + Về khoa học - kĩ thuật: phát triển mạnh mẽ, đạt những thành công vang dội như: Năm 1957, Liên Xô là nước đầu tiên phóng thành công vệ tinh nhân tạo lên khoảng không vũ trụ, mở đầu kỉ nguyên chinh phục vũ trụ của loài người. Năm 1961, Liên Xô phóng con tàu “ Phương Đông” đưa nhà du hành vũ trụ Ga-ga-rin lần đầu tiên bay vòng quanh Trái Đất và cũng là nước dẫn đầu thế giới về những chuyến bay dài ngày trong vũ trụ + Về Đối ngoại: Nhà nước Xô Viết chủ trương duy trì hòa bình thế giới, thực hiện chính sách chung sống hoà bình, quan hệ hữu nghị với tất cả các nước; đồng thời, tích cực ủng hộ cuộc đấu tranh chống chủ nghĩa thực dân, giành độc lập tự do của các dân tộc bị áp bức. Liên Xô trở thành chỗ dựa vững chắc của hòa bình và cách mạng thế giới. - Ý nghĩa : (0,5 điểm; mỗi ý đúng 0,25 điểm) + Uy tín và địa vị quốc tế của Liên Xô được đề cao, Liên Xô trở thành trụ cột của các nước XHCN, là thành trì của hoà bình, là chỗ dựa cho phong trào cách mạng thế giới. + Làm đảo lộn toàn bộ Chiến lược toàn cầu của đế quốc Mĩ và đồng minh của chúng. - Em đồng ý, vì: (2 điểm; mỗi ý đúng 0,5 điểm) + Sự lớn mạnh của Liên Xô, đủ sức đối đầu với các nước TBCN, đặc biệt là Mĩ, các thành tựu trên các lĩnh vực kinh tế, khoa học kĩ thuật,
  2. + Sau khi giành được độc lập, các nước Đông Nam Á có nhu cầu hợp tác để phát triển kinh tế, xã hội đất nước. + Các nước Đông Nam Á muốn hạn chế sự ảnh hưởng của các cường quốc bên ngoài đối với khu vực (nhất là Mĩ), khi họ thấy cuộc chiến tranh xâm lược Đông Dương của Mĩ khó tránh khỏi thất bại. + Ngày 8/8/1967, năm nước: In-đô-nê-xi-a, Thái Lan, Ma-lai-xi-a, Xin-ga-po và Phi-lip-pin đã họp tại Băng Cốc, thành lập “Hiệp hội các nước Đông Nam Á” (ASEAN). - Mục tiêu: xây dựng mối quan hệ hoà bình, hữu nghị, hợp tác giữa các nước trong khu vực, tạo nên một cộng đồng Đông Nam Á hùng mạnh, nhằm mục tiêu xây dựng những mối quan hệ hoà bình, hữu nghị và hợp tác giữa các nước trong khu vực. (0.5điểm) - Quá trình phát triển: (1điểm; mỗi ý 0,25điểm) + Tháng 01/1984, Bru-nây gia nhập ASEAN. + Tháng 7/1992, Việt Nam và Lào tham gia hiệp ước Ba-li và đến tháng 7/1995, Việt Nam được kết nạp vào tổ chức ASEAN. + Tháng 9/1997, Lào và Mi-an-ma gia nhập ASEAN. + Tháng 4/1999, ASEAN kết nạp Cam-pu-chia. - Như vậy, ASEAN từ một tổ chức ban đầu là 5 thành viên, dần dần phát triển lên tới 10 thành viên với cơ cấu lại bộ máy hoạt động phát triển một cách đồng bộ. ASEAN đã chuyển trọng tâm hoạt động sang hợp tác kinh tế (thành lập AFTA – khu vực mậu dịch tự do) và xây dựng diễn đàn khu vực (ARF). Với ASEAN, các dân tộc Đông Nam Á ngày càng gắn bó nhau hơn trong tất cả các lĩnh vực. (0,5điểm) - Cơ hội: (0,75 điểm; mỗi ý đúng 0,25 điểm) + Đây là cơ hội để Việt Nam thể hiện và nâng cao vị thế, uy tín, cũng như năng lực trên trường quốc tế. Việt Nam không chỉ đóng góp tiếng nói của mình mà còn đại diện cho cả Cộng đồng ASEAN ở các diễn đàn quan trọng tầm cỡ toàn cầu như Liên hợp quốc. + Với vai trò chủ tịch luân phiên, Việt Nam sẽ có cơ hội phát triển, sẽ có điều kiện gia tăng kim ngạch thương mại mở rộng thị trường, thu hút FDI, mang lại lợi ích cho doanh nghiệp trong môi trường kinh doanh. + Tăng cường quan hệ song phương với các nước lớn, huy động nguồn lực phát triển đất nước như: hợp tác xây dựng năng lực, hỗ trợ kỹ thuật, khoa học- công nghệ. Ngoài ra còn hợp tác trên nhiều lĩnh vực chính trị- an ninh, kinh tế, văn hóa- xã hội. - Thách thức: (0,75 điểm; mỗi ý đúng 0,25 điểm) + Nguồn lực đất nước còn hạn hẹp trong khi ta phải đồng thời đảm nhiệm chủ tịch ASEAN và Ủy viên không thường trực Hội đồng bảo an Liên hợp quốc. + Sự can thiệp của các nước lớn đối với các nước vừa và nhỏ trong ASEAN thông qua quan hệ kinh tế, viện trợ dẫn đến lệ thuộc về chính trị. Tạo ra thách thức trong việc giữ vững độc lập và tự chủ.
  3. - Việt Nam có thể rút kinh nghiệm từ công cuộc cải cải là: lấy phát triển kinh tế làm trung tâm, tiến hành cải cách và mở cửa giao lưu với các nước trên thế giới, chuyển nền kinh tế tập trung sang nền kinh tế thị trường xã hội chủ nghĩa linh hoạt hơn. (1điểm) HẾT.