Sáng kiến kinh nghiệm Biện pháp chỉ đạo đổi mới sinh hoạt tổ chuyên môn

Sinh hoạt chuyên môn là một hoạt động nhằm bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ, năng lực sư phạm cho giáo viên, góp phần tháo gỡ những khó khăn trong quá trình giảng dạy và thực hiện nhiệm vụ. Nội dung sinh hoạt tổ chuyên môn là những vấn đề về thực hiện nhiệm vụ giảng dạy và giáo dục học sinh, thực hiện các văn bản chỉ đạo, thực thi nhiệm vụ năm học và các yêu cầu mang tính thức tiễn được mang ra thảo luận, phân tích dưới nhiều góc độ và rút ra những kết luận sư phạm, những biện pháp khả thi có thể vận dụng vào thực tiễn, từ đó nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ của giáo viên. Sinh hoạt chuyên môn nhằm góp phần bồi dưỡng giáo viên theo Chuẩn nghề nghiệp giáo viên Tiểu học. Vậy thực chất của việc sinh hoạt chuyên môn là gì? Đó chính là những vấn đề xoay quanh câu hỏi “Làm thế nào để nâng cao hiệu quả giờ dạy, chất lượng học tập của học sinh”.
doc 9 trang Hải Anh 07/07/2023 4380
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Biện pháp chỉ đạo đổi mới sinh hoạt tổ chuyên môn", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • docsang_kien_kinh_nghiem_bien_phap_chi_dao_doi_moi_sinh_hoat_to.doc

Nội dung text: Sáng kiến kinh nghiệm Biện pháp chỉ đạo đổi mới sinh hoạt tổ chuyên môn

  1. Thực tiễn cho thấy, trường nào mà công tác quản lí, chỉ đạo sinh hoạt tổ chuyên môn có hiệu quả thì sinh hoạt của tổ chuyên môn có nền nếp, nội dung sinh hoạt bám sát yêu cầu, mục tiêu dạy học, nội dung chương trình, sách giáo khoa và nhiệm vụ năm học, tháo gỡ kịp thời những khó khăn trong quá trình thực hiện nhiệm vụ giảng dạy của giáo viên, phong trào thi đua dạy và học tốt, chất lượng học tập của học sinh từng bước được nâng lên. Ngược lại, trường nào công tác quản lí thiếu khoa học, buông lỏng quản lí việc sinh hoạt tổ chuyên môn thì việc sinh hoạt tổ chuyên môn không đảm bảo thời gian, thời lượng, nội dung sơ sài, không thu hút được giáo viên, nền nếp và chất lượng ở trường đó không cao. Một giáo viên tiểu học nhất là giáo viên làm công tác chủ nhiệm và dạy các môn của một lớp rất bận. Mỗi tuần dạy 7-10 buổi, soạn bài, chấm bài, chuẩn bị phương tiện thiết bị dạy học và làm công tác chủ nhiệm và các công việc khác chiếm rất nhiều thời gian. Làm thế nào để giáo viên hào hứng tham gia sinh hoạt tổ chuyên môn là cả một vấn đề cần quan tâm của công tác quản lí chuyên môn trong nhà trường, đòi hỏi phải có sự quản lí chặt chẽ về mặt thời gian, về nội dung. Nội dung sinh hoạt phải thiết thực, gắn bó chặt chẽ với nhiệm vụ của giáo viên, làm cho giáo viên thấy cần phải tham gia sinh hoạt chuyên môn và có nhu cầu sinh hoạt chuyên môn. Theo quy định, tổ chuyên môn sinh hoạt hai tuần một lần, mỗi buổi sinh hoạt trong khoảng 4 giờ, nhưng thực tế có những nơi không thực hiện đầy đủ, cắt xén thời gian, không đảm bảo thời lượng dẫn đến nội dung sinh hoạt không đảm bảo, giáo viên khi gặp khó khăn không được giúp đỡ kịp thời; các văn bản chỉ đạo không được tìm hiểu kĩ càng dẫn đến thực hiện không tốt, ảnh hưởng đến hiệu quả giảng dạy của giáo viên và người phải chịu thiệt thòi chính là học sinh. PHẦN II/ NỘI DUNG 1. Một số biện pháp, chỉ đạo đổi mới sinh hoạt tổ chuyên môn 1.1. Thực trạng về đội ngũ giáo viên và việc sinh hoạt chuyên môn Năm học 2014- 2015, trường tôi có 5 tổ chuyên môn, trong đó trình độ trên chuẩn chiếm 79%. Nhìn chung, đội ngũ giáo viên nhà trường ổn định, có sức khỏe, 2
  2. a) Chỉ đạo tổ trưởng xây dựng kế hoạch tổ chuyên môn Kế hoạch tổ chuyên môn được xây dựng trên cơ sở cụ thể hóa kế hoạch năm học, kế hoạch chuyên môn, kế hoạch bồi dưỡng của nhà trường. Khi xây dựng cần căn cứ vào điều kiện thực tiễn của nhà trường, tình hình đội ngũ giáo viên, điều kiện về cơ sở vật chất và thực tiễn học sinh trong tổ. Trong kế hoạch tổ chuyên môn thì nội dung sinh hoạt tổ chuyên môn là một phần quan trọng. Nội dung này phải thể hiện được những công việc cần làm cho cả năm học và bổ sung những vấn đề nhà trường chỉ đạo hoặc nảy sinh như tăng cường biện pháp bồi dưỡng học sinh năng khiếu, phụ đạo học sinh chưa hoàn thành nội dung môn học sau mỗi lần kiểm tra định kì; dạy học theo nhóm đối tượng học sinh, theo nhóm sở thích; những vấn đề giáo viên chưa nắm vững hoặc gặp khó khăn trong quá trình giảng dạy đặc biệt quan tâm đến những giáo viên mới ra trường hoặc năng lực chuyên môn còn hạn chế. Năm học này, tôi chỉ đạo tập trung vào vấn đề thực hiện các nội dung của phong trào thi đua "Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực"; dạy học theo chuẩn kiến thức kĩ năng môn học; dạy học phân hóa phù hợp với từng đối tượng học sinh; ứng dụng công nghệ thông tin vào dạy học; dạy học hòa nhập đối với học sinh khuyết tật; bồi dưỡng về kiến thức, kĩ năng cho giáo viên theo Chuẩn nghề nghiệp giáo viên tiểu học theo quyết định 14/ 2007/QĐ- BGD&ĐT ngày 04/5/2007. Tôi chỉ đạo tổ trưởng nghiên cứu về về giáo viên của tổ, những giáo viên nào năm trước đã ở tổ và năm nay mới bổ sung, đặc điểm của mỗi giáo viên đó, nghiên cứu hồ sơ năm trước tổ đã làm được những chuyên đề gì, chuyên đề nào đã áp dụng thành công, chuyên đề nào cần tiếp tục bổ sung hoàn chỉnh, cần tổ chức mới những chuyên đề nào b) Bồi dưỡng nghiệp vụ Tổ trưởng chuyên môn thường là những giáo viên có phẩm chất đạo đức tốt, có năng lực chuyên môn, có sức khỏe tốt, được hiệu trưởng tin tưởng, giáo viên tin cậy nhưng lại chưa được bồi dưỡng về nghiệp vụ quản lí như hiệu trưởng hay phó hiệu trưởng. Vì vậy tôi quan tâm đến bồi dưỡng năng lực tổ chức, chỉ đạo chuyên môn trong tổ. Đó là các kiến thức, kĩ năng xây dựng và tổ chức thực hiện kế hoạch 4
  3. b.1. Hiệu quả giảng dạy của giáo viên * Giáo viên đã xác định đúng mục tiêu chuẩn kiến thức, kĩ năng tiết dạy, chuẩn bị phương tiện, thiết bị dạy học chu đáo, phối hợp linh hoạt các phương pháp và hình thức dạy học, tổ chức được các hoạt động học tập cho học sinh, giúp học sinh chiếm lĩnh tri thức, rèn luyện kĩ năng một cách chủ động. * Các tiết dạy đã thể hiện được rõ việc phân hóa đối tượng học sinh trong lớp theo trình độ, theo khả năng đáp ứng và sở thích nhất. Đã thực hiện được việc bồi dưỡng học sinh năng khiếu, phụ đạo học sinh chưa hoàn thành nội dung môn học trong các tiết dạy buổi thứ hai bằng hệ thống bài tập từ dễ đến khó. b.2. Chất lượng học tập của học sinh * Nhiều học sinh biết tự học, tham gia thảo luận nhóm hăng hái, biết hỗ trợ nhau hoàn thành công việc chung. Học sinh nghe, đọc, nói viết và tính toán thành thạo, tham gia các hoạt động học tập và giáo dục một cách chủ động và tự giác. * Nhiều em biết vận dụng kiến thức vào thực tiễn cuộc sống như giải thích một số hiện tượng thiên nhiên, thực hành đo đạc, tính toán chu vi, diện tích, thể tích * Nhiều học sinh biết trình bày và trình bày vấn đề một cách lưu loát. Giờ học nhẹ nhàng hơn, tự nhiên hơn, hiệu quả hơn. b.3. Trong nhiều năm qua, cụ thể năm học 2014-2015 tổ chuyên môn đã tổ chức được nhiều chuyên đề có chất lượng, học tập được các bài viết trên tạp chí Giáo dục Tiểu học, Thế giới trong ta, thực hành giải toán và hướng dẫn học sinh giải toán trên mạng, thành lập được Câu lạc bộ "Em yêu Tiếng Việt" ở khối lớp 4, 5; nắm vững các quy định về đánh giá xếp loại học sinh, dạy học theo chuẩn kiến thức kĩ năng, dạy phân hóa đối tượng học sinh; giúp học sinh khuyết tật thực hiện tốt kế hoạch giáo dục cá nhân. Giáo viên sử dụng phương tiện dạy học có hiệu quả, biết làm một số đồ dùng dạy học, biết thiết kế phiếu học tập và một số giáo viên đã biết sử dụng hiệu quả các phương tiện hiện đại, biết khai thác mạng và tổ chức cho học sinh thi giải toán trên mạng. Năm học 2013- 2014, trường đã được công nhận 6
  4. 2. Một số ý kiến đề xuất * Đối với các cấp quản lí giáo dục: Cần tăng cường việc kiểm tra hiệu hoạt động của tổ chuyên môn trong đó có nội dung sinh hoạt tổ chuyên môn, kiểm tra đánh giá về kế hoạch, quá trình tổ chức, các biện pháp chỉ đạo đến kết quả sinh hoạt chuyên môn, thể hiện ở chất lượng học sinh. * Đối với Ban Giám hiệu nhà trường: Thực hiện tốt quy chế dân chủ trong cơ quan, đơn vị. Xây dựng nội quy, quy chế hoạt động của các bộ phần trong nhà trường rõ ràng để tổ trưởng nắm được phạm vi, giới hạn, trách nhiệm của mình trong vấn đề quản lí, chỉ đạo tổ chức và thực hiện kế hoạch năm học của nhà trường, kế hoạch chuyên môn, kế hoạch bồi dưỡng. Tăng cường nguồn ngân sách để mua sách, thiết bị cần thiết cho việc sinh hoạt tổ chuyên môn được thuận lợi. Thực thi giám sát các hoạt động của tổ để đảm bảo dân chủ trong quản lí, đồng thời tạo cơ hội cho giáo viên có điều kiện phát huy được năng lực sở trường của mình. Đối với cán bộ quản lí phụ trách chuyên môn cần nắm vững tình hình đội ngũ, yêu cầu nhiệm vụ, đặc điểm học sinh, điều kiện về trang thiết bị kĩ thuật, cơ sở vật chất phục vụ dạy và học để có những tác động quản lí phù hợp. Vận dụng sáng tạo vào điều kiên thực tiễn của trường mình cho phù hợp. * Đối với giáo viên: thực hiện tốt nhiệm vụ của giáo viên được quy định trong Luật Giáo dục, Luật Phổ cập Giáo dục Tiểu học, Điều lệ trường tiểu học, Pháp lệnh cán bộ công chức và các quy định của ngành và của nhà trường. Tham gia xây dựng và thực hiện tốt quy định về nền nếp dạy học của nhà trường. Tích cực, chủ độngtrong việc giảng dạy học sinh, đổi mới phương pháp dạy học; khi có khó khăn trong quá trình thực hiện nhiệm vụ cần phản ánh với tổ trưởng hoặc Ban Giám hiệu; chủ động đề xuất những sáng kiến trong sinh hoạt tổ chuyên môn. Trên đây là chuyên đề "Một số biện pháp quản lí, chỉ đạo nhằm nâng cao hiệu quả sinh hoạt tổ chuyên môn ở trường Tiểu học" mà tôi đã nghiên cứu và áp dụng vào công tác. Mặc dù đã có rất nhiều cố gắng nhưng chắc rằng còn có những thiếu sót. Mong được sự đóng góp ý kiến của các cấp quản lí, các đồng nghiệp để tôi làm tốt hơn nhiệm vụ của mình.Tôi xin chân thành cảm ơn! 8