Sáng kiến kinh nghiệm Biện pháp để môn lịch sử không còn khô khan và nhàm chán

Môn Lịch sử là một môn rất là thú vị vì thông qua bộ môn này, học sinh có thể hiểu được cội nguồn, hiểu truyền thống xây dựng và bảo vệ đất nước, hiểu được những chiến công vang dội của ông cha ta, biết được quá trình phát triển của con người cũng như đời sống xã hội. Tuy nhiên, hiện nay môn lịch sử không được coi trọng, bị xem là môn phụ, khô khan, nhàm chán. Do đó thái độ học tập của học sinh chưa được tích cực. Các em không thích nghe sử, học sử dẫn đến chất lượng giờ dạy rất thấp. Điều này khiến cho người dạy cũng cảm thấy buồn và chán.

doc 6 trang Hải Anh 11/07/2023 4940
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Biện pháp để môn lịch sử không còn khô khan và nhàm chán", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • docsang_kien_kinh_nghiem_bien_phap_de_mon_lich_su_khong_con_kho.doc

Nội dung text: Sáng kiến kinh nghiệm Biện pháp để môn lịch sử không còn khô khan và nhàm chán

  1. 2 + Khi đưa những hình ảnh, đặc biệt là những đoạn tư liệu phim lịch sử vào nội dung bài học đòi hỏi phải có sự đầu tư công phu. + Phòng học bộ môn chư có, việc nắp đặt phục vụ cho bài học còn mất nhiều thời gian III. Biện pháp thực hiện: Thứ nhất, sử dụng hình ảnh và âm nhạc dẫn dắt giới thiệu sự kiện, nhân vật lịch sử. Giải pháp này có thể thực hiện ngay khi bắt đầu giờ học, nhằm lôi cuốn, tao sự hứng thú và say mê tìm hiểu của học sinh đối với bài học lịch sử. Ví dụ: Khi dạy bài Cuộc kháng chiến chống quân Tống xâm lược – Giai đoạn thứ nhất (1075 – 1076) / Sử 7, giáo viên sẽ cho học sinh nghe một đoạn nhạc của bài hát Nam Quốc Sơn Hà. Từ đoạn nhạc này giáo viên đặt câu hỏi lời của đoạn bài hát này đề cập tới nhân vật, sự kiện nào?. Từ cách này lớp học sẽ sôi nổi, học sinh sẽ hứng thú và tích cực hơn trong quá trình học tập Giải pháp này cũng có thể sử dụng ở cuối giờ học, nhằm giảm bớt căng thẳng, mệt mỏi sau một giờ học tập. Ví dụ khi dạy phần Chiến dịch Điện Biên Phủ / Sử 9 xong, giáo viên mở cho học sinh nghe bài hát Hò kéo pháo. Từ bài hát này học sinh có thế cảm nhận được tinh thần chiến đấu của quân đội ta dù vất vả gian lao nhưng vẫn thể hiện được tinh thần lạc quan và yêu đời, đồng thời giúp học sinh có những phút giây thư giãn. Với cách làm này, từ từ học sinh sẽ yêu thích bộ môn lịch sử hơn. Lưu ý: Nếu nội dung sự kiện, nhân vật không có âm nhạc thì giải pháp này có thể sử dụng hình ảnh, hoặc chân dung các nhân vật để thay thế Ví dụ khi dạy bài Chiến tranh thế giới thứ nhất / Sử 8 Giáo viên cung cấp một số tranh như (sản xuất bom mìn, hình ảnh vũ khí, phương tiện chiến tranh ) từ những hình ảnh học sinh sẽ tích cực hơn khi tiếp cận giờ học, tạo tâm thế sẵn sàng tiếp nhận nhiệm vụ học tập. Thứ hai, Sử dụng phiếu học tập, bảng phụ để trình bày một một sự kiện lịch sử. Trong bộ môn lịch sử dạng bài chiến tranh thường hay có nội dung –Các cuộc khởi nghĩa hay phong trào đấu tranh. Khi trình bày nội dung đó không có lược đồ giáo viên có thể áp dụng giải pháp này. Vì sao dùng giải pháp này là vì lịch sử có nhiều sự kiện, dài, khó nhớ, đọc mất nhiều thời gian. Giáo viên áp dụng giải pháp này sẽ giúp học sinh học tập tích cực chủ động, ghi nhớ nội dung bài học một cách dễ dàng hơn. Giáo viên sử dụng bằng cách kẻ các ô theo công thức: Sự kiện nào?; Thời điểm diễn ra?; Diễn ra ở đâu?; Những người tham gia?; Nội dung diễn ra như thế nào?; Kết quả Ví dụ: Khi dạy bài Cuộc khởi nghĩa Lam Sơn / Sử 7 chúng ta sẽ sử dụng giải pháp này nó sẽ có tác dụng: học sinh không phải đọc nhiều trang. Cách này học sinh có thể phối hợp nhóm phát hiện cùng trình bày nên không tốn nhiều thời gian mà hiệu quả. Thời gian dư ra học sinh cùng giáo viên có thể dùng nó để trao đổi và rút ra nhận xét đánh giá về sự kiện, nhân vật lịch sử. Giải pháp này còn có thể áp dụng vào các dạng bài kinh tế, văn hóa hoặc các tiết bài ôn tập. Giáo viên hướng dẫn học sinh lập bảng thống kê các nội dung
  2. 4 vô tình khám phá ra những thú vị về bộ môn lịch sử. Khi các em đã tự trình bày, tự sưu tầm được tư liệu lịch sử, thì từ đó các em có thể yên tâm và tự tin hơn trong việc học bộ môn lịch sử. IV. kết quả đạt được: Bằng việc nghiêm túc thực hiện các giải pháp trên, tôi thấy kết qua thay đổi theo chiều hướng rất tích cực. Cụ thể dự giờ đánh giá tay nghề giáo viên từ tiết dạy thông thường cho đến tham gia các cuộc thi đều được ban giám khảo đánh giá cao. Còn đối với học sinh thái độ cũng như tư tưởng thay đổi một cách tích cực, học sinh không còn thụ động mà tham gia tích cực vào hoạt động của giáo viên. Học sinh yêu thích môn học và hứng thú say mê tìm hiểu về môn học lịch sử đông hơn, nhiều hơn. Chính vì thế kết quả học tập cũng được nâng cao hơn. Dưới đây là bảng kết quả so sánh 3 năm gần nhất mà tôi từng giảng dạy: Chất lượng giảng dạy môn lịch sử qua các năm Năm học 2018 - 2019 Năm học 2019 - 2020 Ghi Môn TSHS Giỏi Khá TB Yếu Giỏi Khá TB Yếu chú % % % % % % % % 12/ 27/ 77/ 2/ 38/ 44/ 36/ Sử 7 118 10,17 22,88 65,25 1,70 32,20 37,29 30,51 88/ 79/ 45/ 2/ 103/ 61/ 49/ 1/ Sử 8 214 41,13 36,91 21,03 0,93 48,13 28,50 22,90 0,47 Theo bảng số liệu trên cho thấy học sinh khá giỏi tăng cụ thể là năm học 2019 – 2020 so với năm 2018 – 2019: - Khối 7 : Giỏi tăng 22,03 % ; Khá tăng 14,41% ; Không còn yếu - Khối 8: Giỏi tăng: 7% ; Khá không tăng nhưng yếu kém giảm: 0,46 % V. Bài học kinh nghiệm: Với các giải pháp trên, cho dù kết quả chưa thật sự cao nhất, thái độ của học sinh chưa được cải thiện 100%. Nhưng với sự nhiệt huyết và quyết tâm tôi mong và hi vọng rằng những năm sau và tiếp theo tôi luôn cố gắng sáng tạo và tìm thêm các giải pháp khác không những nâng cao chất lượng dạy học bộ môn lịch sử mà còn làm tăng sự yêu thích của học đối với bộ môn. Nếu như mỗi giáo viên có sự nhiệt huyết và sự đầu tư có chiều sâu,cùng với sự linh hoạt điều chỉnh các phương pháp phù hợp với từng dạng bài. Tôi thiết nghĩ chất lượng bộ môn sẽ được cải thiện và học sinh sẽ không còn nhàm chán khi học môn lịch sử nữa. VI. Kiến nghị: Để nâng cao chất lượng dạy và học môn Lịch sử ở trường THCS, bản thân có các kiến nghị sau: - Các cấp lãnh đạo cần quan tâm, hỗ trợ, bồi dưỡng giáo viên về chuyên môn, công tác đổi mới phương pháp dạy học, quản lý chặt chẽ cần được ưu tiên, quan tâm như các môn học chính
  3. 6 Xác nhận của Hiệu trưởng Hiệu trưởng trường THCS Hộ Phòng xác nhận: Biện pháp để môn lịch sủ không còn khô khan và nhàm chán của giáo viên Phan Văn Tiệp áp dụng có hiệu quả và lần đầu được dùng để đăng ký thi giáo viên dạy giỏi, chưa được dùng để xét duyệt thành tích khen thưởng cá nhân trước đó. Hộ phòng, ngày tháng năm 2021 HIỆU TRƯỞNG