Sáng kiến kinh nghiệm Biện pháp hứng thú học tập môn Sinh học 8

I. ĐẶT VẤN ĐỀ 

Trong sự nghiệp đổi mới hiện nay của đất nước, việc nâng cao chất lượng dạy và học là một trong những khâu then chốt, nhiệm vụ trọng tâm cấp thiết của nhà trường nói chung và mỗi giáo viên nói riêng xuyên suốt trong quá trình dạy học và là công việc phải làm thường xuyên. Bên cạnh việc rèn luyện kỹ năng sống cho học sinh thì việc cung cấp kiến thức văn hóa cơ bản là vấn đề hàng đầu và quan trọng nhất trong mỗi giáo viên. 

doc 8 trang Hải Anh 11/07/2023 4420
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Biện pháp hứng thú học tập môn Sinh học 8", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • docsang_kien_kinh_nghiem_bien_phap_hung_thu_hoc_tap_mon_sinh_ho.doc

Nội dung text: Sáng kiến kinh nghiệm Biện pháp hứng thú học tập môn Sinh học 8

  1. 2 Tôi chọn học sinh của khối 8 với tổng số học sinh là 132 em để áp dụng biện pháp. Trong quá trình thực hiện biện pháp có những thuận lợi và khó khăn như sau: 1. Thuận lợi: - BGH và tổ chuyên môn luôn quan tâm, giúp đỡ, tạo mọi điều kiện trong giảng dạy để hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao. - Bản thân không ngừng nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ; không ngừng học hỏi, trao đổi, rút kinh nghiệm từ đồng nghiệp. - Cơ sở vật chất của trường tương đối đầy đủ phục vụ cho việc giảng dạy. - Nhiều học sinh có ý thức tự học, tự nghiên cứu để chiếm lĩnh tri thức. 2. Khó khăn: - Do cấu trúc trong sách giáo khoa dành phần lớn cho việc nghiên cứu lí thuyết; kiến thức vận dụng vào thực tiễn còn hạn chế. - Phương pháp dạy và học: giáo viên làm việc nhiều, dạy học theo lối truyền thụ kiến thức một chiều, học sinh ít trao đổi thảo luận, học sinh học thụ động, không khí học tập đơn điệu, tẻ nhạt. - Thái độ học tập của học sinh: Đa số các em coi trọng và đầu tư vào các môn học chính như: Toán, văn, anh; học sinh ngán học thuộc bài lí thuyết; một số em còn ham chơi. - Một số học sinh học chăm chỉ nhưng kết quả lại không cao, học bài nào biết bài đó, học phần sau quên phần trước, không nhớ được kiến thức trọng tâm Một số học sinh khá mệt mỏi, thụ động dẫn đến nhàm chán và chán học. Nhiều lúc giáo viên đặt câu hỏi nhưng phần lớn học sinh không tham gia phát biểu, không chú ý bài cũng có trường hợp học sinh ngủ trong giờ học nữa - Một số giáo viên còn gây áp lực, căng thẳng cho học sinh từ phút đầu vào tiết học. Từ đó làm cho học sinh không mạnh dạn không phối hợp với giáo viên trong quá trình dạy học. - Ứng dụng công nghệ thông tin còn hạn chế chỉ áp dụng cho các tiết thao giảng hoặc hội giảng
  2. 4 * Một số minh họa cụ thể mà tôi đã áp dụng vào dạy một số bài Sinh học 8 như sau: - Đặt tình huống thực tế vào giới thiệu bài mới. Tiết dạy có gây sự chú ý của học sinh hay không nhờ vào người hướng dẫn rất nhiều. Trong đó phần mở đầu đặc biệt quan trọng, nếu ta biết đặt ra tình huống thực tiễn hoặc một tình huống giả định yêu cầu học sinh cùng tìm hiểu, giải thích qua bài học sẽ cuốn hút sự chú ý của học sinh trong tiết học. Ví dụ: Bài 6. Phản xạ. Có thể mở bài bằng câu hỏi: Tại sao ngứa thì phải gãi? hoặc Tại sao khi đi nắng, mặt đỏ gay, mồ hôi vã ra? hiện tượng trên là gì? Cơ chế diễn ra thế nào? nội dung bài mới sẽ giải đáp Ví dụ: Bài 14. Bạch cầu- Miễn dịch. Mở bài GV nêu hiện tượng mà có thể nhiều học sinh đã trải qua như: Chân dẫm phải gai, chân có thể sưng đau vài hôm rồi khỏi. Vậy chân khỏi do đâu? Bài học hôm nay sẽ giúp các em giải đáp - Nêu hiện tượng thực tế sau khi đã kết thúc bài học. Cách này có thể tạo cho học sinh căn cứ vào những kiến thức đã học tìm cách giải thích hiện tượng. Học sinh có thể giải thích hiện tượng ở nhà hay những lúc bắt gặp hiện tượng đó trong đời sống. Hoặc học sinh sẽ suy nghĩ, ấp ủ câu hỏi vì sao lại có hiện tượng đó? Tạo tiền đề thuận lợi cho học sinh vận dụng kiến thức bài đã học và khi học bài học mới tiếp theo. Ví dụ: Bài 17. Tim và mạch máu. Sau khi kết thúc bài học giáo viên nêu câu hỏi: - Giải thích vì sao Tim đập liên tục suốt đời không mệt mỏi? GV nêu hiện tượng này sau khi kết thúc bài học. - Giải thích: Tim đập liên tục suốt đời không mệt mỏi là vì: - Thời gian làm việc “Tim đập” và thời gian nghỉ ngơi là bằng nhau: + Thời gian nghỉ ngơi 0,4s: pha giãn chung 0,4s + Thời gian làm việc 0,4s bằng pha nhĩ co(0,1s) cộng pha thất co (0,3s) Ví dụ: Bài 27. Tiêu hoá ở dạ dày. GV có thể đặt câu hỏi: Tại sao khi ăn thịt, cá người ta thường chấm vào nước mắm giấm hoặc chanh thì thấy ngon hơn?
  3. 6 thông tin GV có lồng ghép giáo dục kĩ năng sống cho học sinh: Cần luyện tập thể dục thể thao vừa sức, hạn chế các thức ăn giàu côlesteron để bảo vệ hệ tim mạch. - Nêu hiện tượng thực tế qua những câu chuyện ngắn có tính chất khôi hài, gây cười đan xen các phần trong bài học. Điều này có thể góp phần tạo không khí học tập thoải mái. Đó cũng là cách kích thích niềm đam mê môn Sinh học. Ví dụ: Bài 52. Phản xạ không điều kiện và phản xạ có điều kiện. Giáo viên kể câu chuyện Mèo của Trạng Quỳnh, để minh họa cho nội dung kiến thức sự hình thành và ức chế phản xạ có điều kiện. Sau đó, yêu cầu học sinh trả lời câu hỏi vì sao nhà Chúa chịu mất mèo? - Giải thích: Trạng Quỳnh đã thành lập cho mèo một thói quen chuyên ăn cơm rau. Còn mèo của Chúa Trịnh chuyên ăn thịt cá. Ví dụ: Bài 53. Hoạt động thần kinh cấp cao ở người. Giáo viên kể câu chuyện Tào tháo với rừng mơ. - Tóm tắt câu truyện: Tào Tháo cùng quân sĩ bị lạc trong sa mạc không có nước uống. Quân sĩ mệt mỏi, khát khô cả cổ. Thấy vậy, Tào Tháo bèn tập trung quân sĩ lại và nói: "Phía trước là rừng mơ". Nghe thấy vậy, tất cả quân sĩ đều nhỏ dãi ( tiết nước bọt ) hết khát. Qua câu truyện các em sẽ lí giải được vì sao quân sĩ hết khát? - Giải thích: Từ câu truyện học sinh thấy được vai trò của tiếng nói và chữ viết. Cụ thể: ở đây tiếng nói là tín hiệu gây ra phản xạ có điều kiện cấp cao. IV. KẾT QUẢ ĐẠT ĐƯỢC - Qua một thời gian thử nghiệm tôi nhận thấy từ khi áp dụng biện pháp gây hứng thú học tập môn sinh học các em bộc lộ rõ sự thích thú, vui vẽ hơn, nhanh nhẹn hơn trong giờ học. Nhiều học sinh nhút nhát được động viên, khuyến khích nay tỏ ra mạnh dạn hơn. Chất lượng học tập của các em được nâng lên rõ rệt thể hiện qua bảng 2. Bảng 1. Số liệu khảo sát mức độ hứng thú của học sinh đối với môn Sinh học 8 học kì I, năm học 2020 - 2021.
  4. 8 Xác nhận của Hiệu trưởng Hiệu trưởng trường THCS Giá Rai A xác nhận: Biện pháp “Hứng thú học tập môn sinh học 8” của giáo viên: Nguyễn Hồng Phương áp dụng có hiệu quả và lần đầu được dùng để đăng ký thi giáo viên dạy giỏi, chưa được dùng để xét duyệt thành tích khen thưởng cá nhân trước đó. Phường 1, ngày 30 tháng 3 năm 2021 HIỆU TRƯỞNG Trần Hồ Quốc Huân