Sáng kiến kinh nghiệm Biện pháp hữu hiệu phụ đạo học sinh yếu kém môn Ngữ văn lớp 7
Bên cạnh việc bồi dưỡng học sinh giỏi, vấn đề học sinh yếu kém hiện nay đang được ngành giáo dục cũng như các trường đặc biệt quan tâm và tìm giải pháp để khắc phục. Đó là khó khăn không nhỏ đối với nhà trường và giáo viên nhưng ngược lại, giải quyết được vấn đề này là góp phần nâng cao chất lượng giáo dục. Giảm tỷ lệ học sinh yếu kém không phải là chuyện ngày một ngày hai mà nó đòi hỏi phải có sự kiên nhẫn và lòng quyết tâm của người giáo viên. Phụ đạo như thế nào, phương pháp ra sao để nâng dần chất lượng học tập của học sinh, giảm tỷ lệ yếu kém xuống mức thấp nhất, đó cũng là một vấn đề đòi hỏi giáo viên cần phải không ngừng tìm tòi, khám phá, vận dụng các phương pháp dạy học phù hợp trong từng giờ học.
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Biện pháp hữu hiệu phụ đạo học sinh yếu kém môn Ngữ văn lớp 7", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
File đính kèm:
- sang_kien_kinh_nghiem_bien_phap_huu_hieu_phu_dao_hoc_sinh_ye.doc
Nội dung text: Sáng kiến kinh nghiệm Biện pháp hữu hiệu phụ đạo học sinh yếu kém môn Ngữ văn lớp 7
- 2 - Đội ngũ giáo viên của nhà trường phần lớn là những người có nhiều kinh nghiệm giảng dạy, tâm huyết với nghề, với học sinh. - Đa số học sinh đều chăm ngoan, vâng lời thầy cô, tích cực học tập. - Bên cạnh đó vẫn còn một số học sinh thờ ơ với việc học, chưa xác định rõ mục đích của việc học tập là để làm gì dẫn đến kết quả học tập yếu kém. - Sau khi kiểm tra chất lượng đầu năm xong, lãnh đạo trường thường lập ra danh sách học sinh yếu kém ba môn Văn, Toán, Tiếng Anh để tổ chức học phụ đạo, mỗi khối một lớp khoảng 40 học sinh. - Năm học 2020 – 2021, tôi được phân công phụ đạo học sinh yếu kém môn Ngữ văn khối 7. Sau khi nhận lớp, tôi đã tìm hiểu và nắm bắt tâm tư, nguyện vọng, chỗ yếu của các em để từ đó tìm ra phương pháp phụ đạo cho phù hợp, nhằm nâng dần chất lượng cho học sinh yếu kém môn Ngữ văn 7 nói riêng và chất lượng học sinh yếu kém của trường nói chung. 1- Thuận lợi: - Được sự quan tâm giúp đỡ của Ban Giám hiệu nhà trường, tổ chức Đoàn – Đội, tổ chuyên môn. - Học sinh có thể nhận được sự giúp đỡ từ nhiều phía: gia đình, nhà trường và học tập từ bạn bè. - Đội ngũ giáo viên luôn nhiệt tình, thân thiện và quan tâm giúp đỡ học sinh đặc biệt là học sinh yếu kém. - Đặc thù môn Ngữ văn cũng rất gần gũi, có thể vận dụng giải thích các vấn đề trong thực tế. - Bản thân học sinh yếu kém có ý thức cố gắng, vươn lên, tham gia đầy đủ các buổi học phụ đạo, làm tốt bài tập theo yêu cầu và hướng dẫn của giáo viên. 2- Khó khăn: - Nhiều bậc cha mẹ chỉ chăm chăm hướng con mình vào đại học với những nghề nào sau khi ra trường dễ kiếm tiền nhất, lương cao nhất mà không quan tâm đến sở trường, năng lực thực sự của con. Trong lúc đó, rất nhiều học sinh hiện nay học văn theo kiểu cực chẳng đã; miễn sao đủ điểm để qua, để lên lớp
- 4 của học sinh. Khi các em làm được bài tập sẽ cảm thấy thích thú hơn, từ đó mà việc truyền thụ và tiếp thu kiến thức cũng thuận lợi hơn. Đồng thời giáo viên cần tuyên dương kịp thời, nên thay chê bai bằng khen ngợi, giáo viên tìm những việc làm mà em hoàn thành dù là những việc nhỏ để khen ngợi, hoặc cho điểm cao để khuyến khích các em, nâng dần ý thức học tập cho học sinh. - Giáo viên phải tạo cho học sinh sự hứng thú trong học tập, từ đó sẽ giúp cho học sinh có ý thức vươn lên. Trong mỗi tiết dạy, giáo viên nên liên hệ nhiều kiến thức vào thực tế để học sinh thấy được ứng dụng và tầm quan trọng của môn học trong thực tiễn. Từ đây, các em sẽ ham thích và say mê khám phá tìm tòi trong việc chiếm lĩnh tri thức. - Bên cạnh đó, giáo viên phải tìm hiểu từng đối tượng học sinh về hoàn cảnh gia đình và nề nếp sinh hoạt, khuyên nhủ học sinh về thái độ học tập, tổ chức các trò chơi có lồng ghép việc giáo dục học sinh về ý thức học tập tốt và ý thức vươn lên trong học tập, làm cho học sinh thấy tầm quan trọng của việc học. Đồng thời, giáo viên phối hợp với gia đình giáo dục ý thức học tập của học sinh. Do hiện nay, có một số phụ huynh luôn gò ép việc học của con em mình, sự áp đặt và quá tải sẽ dẫn đến chất lượng không cao. Bản thân giáo viên cần phân tích để các bậc phụ huynh thể hiện sự quan tâm đúng mức. Nhận được sự quan tâm của gia đình, thầy cô sẽ tạo động lực cho các em ý chí phấn đấu vươn lên. IV. KẾT QUẢ ĐẠT ĐƯỢC Qua thực hiện biện pháp nêu trên cùng với sự nổ lực, cố gắng của cô và trò, sau học kỳ I thì kết quả học tập của các em đã có sự tiến bộ rõ rệt, các em dần xác định được động cơ, mục đích học tập đúng đắn, tự tin hơn trong học tập. Đây kết quả đáng khích lệ, là động lực để cô và trò tiếp tục cố gắng trong học kỳ II. Năm học Đầu năm Sau khi kiểm tra Ghi chú 2020 - 2021 HK I Số lượng HS yếu 40 15 kém V. BÀI HỌC KINH NGHIỆM