Sáng kiến kinh nghiệm Biện pháp khai thác kênh hình trong dạy học Lịch sử 7

I. NHẬN THỨC

          Hiện nay, với phương pháp dạy học mới, đồ dùng dạy học không chỉ dừng lại ở giá trị minh họa cho hệ thống kênh chữ mà chính thiết bị, đồ dùng dạy học (trong đó có hệ thống kênh hình) là công cụ, phương tiện cung cấp kiến thức và nó là “nguồn kiến thức” quan trọng giúp cho bài học lịch sử trở nên sinh động, hấp dẫn hơn, gây hứng thú học tập hơn cho học sinh.

doc 11 trang Hải Anh 11/07/2023 3700
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Biện pháp khai thác kênh hình trong dạy học Lịch sử 7", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • docsang_kien_kinh_nghiem_bien_phap_khai_thac_kenh_hinh_trong_da.doc

Nội dung text: Sáng kiến kinh nghiệm Biện pháp khai thác kênh hình trong dạy học Lịch sử 7

  1. Để góp phần vào việc đổi mới và nâng cao chất lượng giảng dạy, tôi xin trình bày biện pháp về việc khai thác kênh hình trong dạy học Lịch sử để phát huy tính tích cực của học sinh. II. THỰC TRẠNG - Số lớp: Khối 7 có 4 lớp - Số học sinh: 131 học sinh - Đặc thù môn học: Như chúng ta đã biết, học tập lịch sử là quá trình nhận thức những điều đã diễn ra trong quá khứ của xã hội, để hiểu về hiện tại và chuẩn bị cho tương lai. Vì vậy, nhiệm vụ đầu tiên và tất yếu của bộ môn lịch sử là tái tạo lịch sử. Để làm được điều đó, trước hết phải kể đến lời nói sinh động, giàu hình ảnh của người giáo viên như việc miêu tả, tường thuật, nêu đặc điểm nhân vật lịch sử, kể chuyện, Tuy nhiên, nếu so với lời nói của giáo viên thì các phương tiện trực quan như bản đồ, lược đồ, tranh ảnh, mẫu vật, có ưu thế nhiều hơn. Chúng tạo ra hình ảnh lịch sử cụ thể, sinh động, chính xác hơn, giúp học sinh thuận lợi hơn trong việc tạo biểu tượng lịch sử. Do đó, việc giáo viên biết kết hợp nhuần nhuyễn các phương tiện trực quan với lời giảng sinh động của mình sẽ mang lại hiệu quả cao trong dạy học. 1. Thuận lợi: Trong những năm học vừa qua phòng Giáo dục đào tạo thị xã Giá Rai đã thường xuyên tổ chức các chuyên đề nên tôi có cơ hội trao đổi phương pháp giảng dạy, học tập, rút kinh nghiệm trong công tác chuyên môn với giáo viên cùng bộ môn trong toàn huyện. Những buổi bồi dưỡng thường xuyên theo chu kì được tổ chức, các hình thức sinh hoạt tổ, nhóm chuyên môn cũng tập trung bàn bạc về những vấn đề đổi mới phương pháp dạy học (PPDH) nhiều. Bản thân luôn tích cực tìm kiếm những thông tin bổ ích có liên quan đến nội dung bài dạy như tranh ảnh, tư liệu, phim tài liệu, truyện kể về lịch sử Đều cố gắng thay đổi phương pháp giảng dạy của mình theo hướng phát huy tính tích cực của học sinh thông qua các phương pháp dạy học như phương pháp trực quan, phương pháp nêu tình huống và giải quyết vấn đề, phương pháp vấn đáp thông qua sự trình bày
  2. Đây là công tác vô cùng bức thiết, tác động rất lớn đến việc thành công hay thất bại của một tiết dạy. Việc giáo viên hướng dẫn cho học sinh khai thác kênh hình trong sách giáo khoa và dặn dò các em về nhà làm bài tập, đi sưu tầm những tài liệu có liên quan tới bài học là rất quan trọng. Để tiết học đạt hiệu quả cao, giáo viên cần làm những việc sau đây: - Yêu cầu học sinh chuẩn bị bài học, đọc và trả lời các câu hỏi sách giáo khoa. - Hướng dẫn học sinh tìm tư liệu và hình ảnh liên quan đến bài học và tự khai thác kênh hình (quan sát, mô tả, nhận xét). - Trong tiết học, giáo viên hướng dẫn học sinh khai thác kênh hình sách giáo khoa và tư liệu cùng những hình ảnh học sinh tự tìm và hình ảnh do giáo viên cung cấp để học sinh chủ động tiếp nhận kiến thức bài học và mở rộng thêm những nội dung có liên quan. Việc khai thác kênh hình sách giáo khoa phải được thực hiện theo các bước sau: - Bước 1: Cho học sinh quan sát tranh, ảnh, lược đồ để xác định một cách khái quát nội dung tranh, ảnh cần khai thác. - Bước 2: Giáo viên đưa ra câu hỏi nêu vấn đề và tổ chức, hướng dẫn học sinh tìm hiểu nội dung tranh ảnh, lược đồ - Bước 3: Học sinh trình bày kết quả tìm hiểu nội dung tranh, ảnh, lược đồ sau khi đã quan sát, kết hợp gợi ý của Giáo viên và tìm hiểu nội dung trong bài học. - Bước 4: Nhận xét, bổ sung ý kiến trả lời của học sinh, hoàn thiện nội dung khai thác tranh, ảnh cho học sinh. 2. Nội dung và cách thức thực hiện biện pháp: 2.1. Kỹ năng khai thác kênh hình: Khi khai thác kênh hình trong sách giáo khoa Lịch sử nhằm phục vụ cho việc giảng dạy, giáo viên yêu cầu học sinh quan sát và tìm hểu thông tin liên quan đến kênh hình của bài học mới ở nhà. Đồng thời phải có kế hoạch cụ thể công việc của thầy và trò trong quá trình làm việc trên lớp. Để khai thác tốt kênh hình trong SGK phục vụ cho việc giảng dạy bộ môn lịch sử, xin trình bày một số kĩ năng cơ bản sau:
  3. nắm được những biểu tượng ban đầu. Sau đó, học sinh tìm hiểu thêm ở nhà. Hơn nữa cần phải bố trí thời gian ở những kênh hình một cách hợp lý mà không bỏ qua phần cơ bản là kênh chữ. - Kết hợp sử dụng kênh hình sách giáo khoa với các đồ dùng được trang bị như bản đồ, sơ đồ, tranh ảnh phóng to, các tài liệu thành văn có liên quan. Nội dung thuyết minh kênh hình phải sinh động, hấp dẫn. Hướng dẫn học sinh quan sát ( từ tổng thể đến chi tiết ), kết hợp miêu tả, phân tích, đàm thoại thông qua hệ thống câu hỏi gợi mở của giáo viên để học sinh tự rút ra được ý nghĩa của kênh hình đó. Giáo viên có thể tổ chức cho học sinh làm việc theo nhóm, cá nhân hoặc toàn lớp 2.3. Phương pháp hướng dẫn học sinh khai thác kênh hình: Trước khi hướng dẫn học sinh khai thác, tìm hiểu về kênh hình, giáo viên phải chuẩn bị thật kĩ: tìm hiểu, nắm vững nội dung của kênh hình đó bằng việc đọc sách tham khảo, báo, mạng Internet, ti vi. Yêu cầu học sinh đọc trước bài ở nhà, tự tìm hiểu về kênh hình trong bài học đó. Khi giảng dạy, yêu cầu các em học sinh quan sát kênh hình để xác định một cách khái quát nội dung kênh hình cần khai thác. Giải thích bảng chú giải trong kênh hình, đặt câu hỏi để các em thảo luận, tự trình bày về sự kiện, hiện tượng Lịch sử. Sau đó tôi nhận xét, bổ sung nội dung trả lời của học sinh, hoàn thiện nội dung khai thác kênh hình cung cấp cho học sinh. Qua đó giáo dục tư tưởng, tình cảm, đạo đức cho học sinh. Đối với tranh, ảnh Lịch sử: hướng dẫn học sinh quan sát và đưa ra các câu hỏi để phát huy tính tích cực, thông minh sáng tạo của các em. Miêu tả hình dạng bên ngoài phân tích nội tâm, tài, đức, quan điểm của nhân vật đối với ảnh chân dung. Về ảnh thể hiện sự kiện lịch sử thì tìm hiểu thông tin, từ đó rút ra nhận xét, đánh giá. Đối với bản đồ, lược đồ, trước tiên hướng dẫn học sinh quan sát, giải thích các ký hiệu trên bảng chú giải. Sau đó, đặt câu hỏi yêu cầu học sinh lên bảng trình bày những kiến thức thể hiện trên lược đồ. 2.4. Biện pháp tiến hành cụ thể: * Chân dung Nguyễn Trãi (Lớp 7, Bài 20: Nước Đại Việt thời Lê Sơ (1428- 1527))
  4. đất. Sau khi hoàn thành công việc những người tham gia thi công đều đã bị giết để bảo toàn bí mật. Khu lăng mộ này được mệnh danh là kỳ quan thứ 8 của thế giới và là một trong những phát hiện quan trọng nhất của ngành khảo cổ đương đại. Năm 1974 các nhà khảo cổ học của Trung Quốc bắt đầu khai quật khu lăng mộ. Tuy nhiên đến nay chỉ mới khai quật được một phần, chủ yếu là các hầm mộ binh mã, (cách hầm mộ Tần Thủy Hoàng 1.500m về phia Đông), còn hầm mộ chính của Tần Thủy Hoàng vẫn chưa khai quật. Trong việc khai quật 4 hầm mộ binh mã (trong đó có 1 hầm mộ chưa làm xong), với 3 hầm mộ người ta đã phát hiện hơn 8.000 tượng lính, 130 xe ngựa, 500 ngựa, rất nhiều vàng bạc, châu báu và nhiều vô kể binh khí bằng đồng xanh như kiếm, giáo, mác, mũi tên Nét nổi bật là những tượng lính đều làm bằng thủ công với phương pháp nặn tượng nên nét mặt rất phong phú, sinh động và giống người thật. Những gì đã được khai quật trong khu lăng mộ Tần Thủy Hoàng phần nào cho ta thấy được sức mạnh quân sự của nhà Tần thời Chiến quốc, đồng thời qua đó nó còn phản ảnh sự tàn bạo của Tần Thủy Hoàng. Mặc khác nó còn thể hiện sự sáng tạo cao về nghệ thuật của nghệ nhân Trung Quốc và trình độ kĩ thuật làm gốm, luyện kim đứng đầu thế giới của Trung Quốc thời bấy giờ. - Câu hỏi sử dụng + Câu 1: Sau khi quan sát tượng đội quân bằng đất nung trong khu mộ Tần Thuỷ Hoàng; Em có nhận xét gì về số lượng, hàng lối, hình dáng, nét mặt của các tượng? + Câu 2: Số lượng, hàng lối, hình dáng, nét mặt của các tượng nói lên điều gì? * Lược đồ diễn biến cuộc kháng chiến lần thứ hai chống quân Nguyên 1285 (lớp 7, bài 14: Ba lần kháng chiến chống quân xâm lược Mông-Nguyên (thế kỉ XIII) - Mục đích cần hướng đến: trình bày diễn biến theo thời gian, theo chiến thuật, ký hiệu phòng tuyến, lui quân, tiến công, truy kích địch thể hiện trên lược đồ. - Kiến thức cơ bản để khai thác:
  5. V. BÀI HỌC KINH NGHIỆM: Mỗi bài lịch sử có thể có hoặc không có kênh hình trong sách giáo khoa, nhưng rõ ràng là mỗi kênh hình đều chứa đựng rất nhiều nội dung sâu sắc mà qua việc phân tích kênh hình đó thì nội dung của bài học đã được làm rõ nhiều vấn đề, như vậy là không thể phủ nhận vài trò của kênh hình trong sách giáo khoa lịch sử. Vì vậy với những bài học không có kênh hình trong sách thì giáo viên nên chủ động tìm kiếm những hình ảnh, lược đồ có liên quan đến nội dung bài học để phân tích và minh họa làm cho tiết học Lịch sử thêm sinh động, hấp dẫn. Những kênh hình nhỏ tuy đơn giản nhưng ý nghĩa lại vô cùng lớn. Song cái lớn nhất mà người thầy đạt được đó là lôi cuốn học sinh học môn Lịch sử, tránh nhàm chán, tránh tâm lý nặng nề, làm cho học sinh yêu thích môn học Lịch sử hơn. Người viết Thái Thị Mộng Thu