Sáng kiến kinh nghiệm Biện pháp nâng cao chất lượng bồi dưỡng HSG môn Tiếng Anh 8

                                                               Trường THCS Giá Rai B

I. NHẬN THỨC 

Như chúng ta đã biết, hiện nay khoa học công nghệ đang phát triển với tốc độ cao và đất nước ta ngày càng đổi mới, chuyển sang nền kinh tế thị trường, mở cửa giao lưu hội nhập cùng các quốc gia khác trên thế giới. Và tiếng Anh là ngôn ngữ được sử dụng rộng rãi trên khắp thế giới. Chính vì vậy, ngay từ khi tiến hành công cuộc đổi mới Đảng ta đã quan tâm đến ngành giáo dục và đã chọn bộ môn Tiếng Anh là môn học bắt buộc để giảng dạy trong các trường học.

Hơn nữa, một trong những chủ trương lớn của đảng và nhà nước ta đối với giáo dục trong thời kì đổi mới là: nâng cao nguồn nhân lực và bồi dưỡng nhân tài cho đất nước. Muốn làm được việc này thì ngay từ khi các em còn ngồi trên ghế nhà trường chúng ta cần phải theo dõi, phát hiện và tiến hành bồi dưỡng các em nhằm giúp các em phát huy hết khả năng của mình.

Vậy nên qua nhiều năm tham gia công tác bồi dưỡng học sinh giỏi môn Tiếng Anh của trường, cùng với một ít kinh nghiệm trong lĩnh vực này, nay tôi xin trình bày một trong số các biện pháp để nâng cao chất lượng bồi dưỡng HSG môn T. Anh 8.

doc 6 trang Hải Anh 11/07/2023 2900
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Biện pháp nâng cao chất lượng bồi dưỡng HSG môn Tiếng Anh 8", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • docsang_kien_kinh_nghiem_bien_phap_nang_cao_chat_luong_boi_duon.doc

Nội dung text: Sáng kiến kinh nghiệm Biện pháp nâng cao chất lượng bồi dưỡng HSG môn Tiếng Anh 8

  1. Bên cạnh những thuận lợi nêu trên, trong công tác này chúng tôi cũng gặp không ít những khó khăn: - Để đầu tư cho 1 giờ bồi dưỡng học sinh giỏi cần rất nhiều thời gian, nhưng trên thực tế, chỉ được tính bằng 1 tiết dạy bình thường trên lớp (nếu dạy thiếu tiết tiêu chuẩn còn phải bị đối trừ) - Áp lực về thành tích cũng là một vấn đề đối với công tác bồi dưỡng học sinh giỏi. - HS các lớp CLC học chương trình thí điểm nhưng thi HSG với chương trình đại trà nên trong quá trình bồi dưỡng chúng tôi phải kết hợp cả hai. - Chưa có điều kiện để bồi dưỡng từ các lớp dưới tạo nguồn cho các lớp sau. - Thời gian ôn tập cho học sinh quá ngắn. III. GIẢI PHÁP THỰC HIỆN Từ thực trạng và những khó khăn nêu trên, bản thân tôi đã tìm ra những giải pháp để khắc phục. Tuy nhiên, do thời gian có hạn nên tôi chỉ trình bày 01 trong những giải pháp mà tôi đã thực hiện. Đó là: - Trong quá trình giảng dạy, giáo viên tiến hành tích lũy kiến thức làm tài liệu cho mình, tích cực chủ động nghiên cứu, tìm tòi, khám phá, tận dụng công nghệ thông tin để nâng cao trình độ. Bản thân mỗi giáo viên cần xác định trọng tâm kiến thức, kỹ năng, phương pháp để đạt được hiệu quả cao trong quá trình bồi dưỡng. Nắm vững phương châm “dạy chắc cơ bản rồi mới nâng cao”. Thông qua những bài luyện cụ thể để dạy phương pháp tư duy - dạy kiểu dạng bài có quy luật trước, loại bài có tính đơn lẻ, đặc biệt. Các bài cơ bản là những bài dễ, chỉ liên quan đến một hoặc vài loại kiến thức kỹ năng, cần phải luyện tập nắm vững từng loại trước đã. Sau đó mới nâng cao đưa dần những bài tổng hợp nhiều loại kiến thức, học sinh đã nắm vững từng loại sẽ dễ dàng nhận ra và giải quyết được. Đối với học sinh giỏi bước này có thể làm nhanh hoặc cho tự làm nhưng phải kiểm tra biết nắm chắc chắn cơ bản rồi mới nâng cao. E.x: Khi dạy chuyên đề câu bị động, tôi sẽ thực hiện như sau: I/ Công thức chung: BE + V3/ed Câu bị động là câu mà trong đó chủ thể không thực hiện hành động, mà ngược lại bị tác động lên bởi một yếu tố khác. Ex: The room was cleaned. (Căn phòng đã được dọn sạch.) II/ Cách chuyển câu chủ động sang câu bị động S + V + O S + be + V3/ed + by O 2
  2. A/ Use the correct passive form. 1. English ( speak ) . all over the world. 2. A new school ( build ) in this area next month. 3. Nga ( not/ give ) .any dolls on her last birthday. 4. All the houses in this village ( destroy ) by the storm yesterday. 5. Many trees ( plant ) along the street every year? B/ Change into the passive voice 1. Did the storm destroy the whole village? 2. The rescue workers set up a camp to provide aid for the victims yesterday. 3. The teacher won’t correct these exercises tomorrow. 4. People spend a lot of money on advertising every day. 5. No one tells me about this. MỘT SỐ DẠNG ĐẶC BIỆT CỦA CÂU BỊ ĐỘNG I/ Các động từ chỉ quan điểm, ý kiến : say/ think/ believe/ report/ consider Ex: - People said that he was nice to his friends. Cách 1: It was said that he was nice to his friends. Cách 2: He was said to be nice to his friends. II/ Động có 2 tân ngữ: give, buy, send, bring, tell, Chúng ta sẽ có 2 cách làm: 4
  3. 4. My mother gave me a nice dress on my last birthday. A nice dress 5. They saw her come in. She IV. KẾT QUẢ ĐẠT ĐƯỢC Qua thực hiện giải pháp nêu trên, đội tuyển HSG tôi đã đạt được những kết quả như sau: Năm học Số lượng HS dự thi Kết quả 2017-2018 07 02 nhất; 03 nhì; 02 ba 2018-2019 06 02 nhất; 02 nhì; 02 ba V. BÀI HỌC KINH NGHIỆM Từ việc áp dụng những nguyên tắc giảng dạy nêu trên, kết hợp thêm với phụ huynh để nhắc nhở các em và một vấn đề cũng không kém phần quan trọng đó là kịp thời khen ngợi để động viên các em khi các e có sự tiến bộ ( cho dù rất nhỏ) qua các bài kiểm tra. VI. KIẾN NGHỊ - Đề nghị nhà trường lập kế hoạch cho GV bồi dưỡng HS ngay từ các lớp dưới để tạo nguồn. - Có thể tổ chức dạy bồi dưỡng ngay từ đầu năm học, để có nhiều thời gian ôn luyện hơn. Người viết Hoàng Lan Bích Thủy 6