Sáng kiến kinh nghiệm Biện pháp tổ chức các hoạt động cặp, nhóm có hiệu quả

I. ĐẶT VẤN ĐỀ

Thông tư 26 cả Bộ giáo dục đã ban hành và thực hiện từ năm 2020-2021, trong đó có sửa đổi về đánh gía kết quả cuối kỳ, cuối năm học đối với 3 môn Văn, Toán và Tiếng Anh đã làm cho vay trò của bộ môn Tiếng Anh ngày được nâng cao.

Nhằm đáp ứng mục đích yêu cầu của việc đổi mới nội dung – phương pháp giảng dạy đem lại hiệu quả thiết thực nhất cho học sinh THCS. Bộ Giáo Dục và Đào Tạo đã và đang thực hiện đổi mới sách giáo khoa cho phù hợp hơn, là một cuộc cách mạng trong toàn ngành giáo dục trong giai đoạn hiện nay nhằm nâng cao chất lượng dạy và học. Trong chương trình tiếng Anh THCS được biên soạn theo từng chủ điểm, các chủ điểm được thiết kế rõ 4 kỹ năng: nghe, nói, đọc và viết một cách riêng biệt trong mỗi đơn vị bài học. 

doc 8 trang Hải Anh 11/07/2023 2860
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Biện pháp tổ chức các hoạt động cặp, nhóm có hiệu quả", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • docsang_kien_kinh_nghiem_bien_phap_to_chuc_cac_hoat_dong_cap_nh.doc

Nội dung text: Sáng kiến kinh nghiệm Biện pháp tổ chức các hoạt động cặp, nhóm có hiệu quả

  1. - Khả năng tự học, tự tìm kiếm thông tin của HS khá cao, tuy nhiên chưa có điều kiện thể hiện. - Giáo viên chúng ta đều nhiệt tình, muốn tìm tòi, sáng tạo trong đổi mới phương pháp, nhằm tìm ra cách truyền đạt tốt nhất cho bài giảng. - Công nghệ thông tin, và trang thiết bị giáo dục đều được trang bị đầy đủ cho các trường nên việc sọan giảng rất dễ dàng và nhanh chóng. 2. Khó khăn - Số lượng HS ở các khối lớp cao so với yêu cầu thực tế. - Một số không nhỏ HS yếu kém, thụ động trong hoạt động học tập. - GV chưa khích lệ, phát huy tính tích cực của những HS có khả năng trong lớp một cách kịp thời. - Hoạt động cặp, nhóm thường chỉ được thực hiện trong các tiết hội giảng, thanh tra nên thường hướng dẫn, gợi ý trước cho các em, từ đó các em không cần phải suy nghĩ, tranh luận gì cả. - Việc chia cặp - nhóm, phân công cặp - nhóm chưa làm tốt, có những em không biết mình phải làm gì và làm như thế nào, chỉ biết tập trung vào nhóm để “nhìn” hay những cặp thụ động. - Chưa có kiểm tra, chỉnh sửa, khen ngợi động viên kịp thời cho các cặp - nhóm hoạt động tốt. - Lượng kiến thức cần truyền tải trong một bài giảng bộ môn tiếng Anh quá nhiều và quá dài, đặc biệt là tiếng Anh lớp 8, lớp 9, do đó thường không đủ thời gian cho các hoạt động nhóm. Để khắc phục tình trạng trên và đồng thời áp dụng được nhu cầu, mục tiêu giáo dục bộ môn Tiếng Anh. Tôi có nhiều băn khoăn suy nghĩ là làm thế nào để dạy một bài học tốt nhất và sử dụng những phương pháp nào hiệu quả nhất, bản thân tôi xin đưa ra giải pháp về tổ chức các hoạt động cặp nhóm có hiệu quả nhằm giúp học sinh thực hiện kỹ năng trình bày, diễn đạt, giao lưu ngôn ngữ, giao tiếp quốc tế một cách tự nhiên, tự tin, không e ngại, mạnh dạn trình bày ý kiến, suy
  2. thiết nhưng tránh can thiệp vào các hoạt động của học sinh dù có thể thấy họ có những chỗ sai. Hết giờ làm bài, khi thấy hầu hết các cặp đã làm song, ra hiệu cho tất cả học sinh dừng lại. Chọn một vài cặp bất kì và yêu cầu hai học sinh đó trình bày lại trước lớp. Việc kiểm tra này rất quan trọng vì nó khiến cho học sinh phải làm việc nghiêm túc hơn ở các lần luyện tập sau. Học sinh sẽ trở lên cần cù hơn, tự giác hơn khi biết rằng giáo viên sẽ kiểm tra đánh giá cho điểm cá hoạt động học tập của họ. Tương tự hoạt động cặp khi tiến hành hoạt động nhóm giáo viên cần lưu ý một số vấn đề sau: Trong các lớp học của chúng ta ghế ngồi không thể di chuyển quanh lớp học được vì vậy ở hoàn cảnh này chỉ có thể yêu cầu học sinh bàn trên quay xuống bàn dưới tạo thành các nhóm để luyện tập. Tốt nhất là tạo thành các nhóm có từ 4 - 6 người nhưng nhiều khi số lượng học sinh trong mỗi nhóm còn phụ thuộc vào số học sinh ngồi ở mỗi bàn. Sau khi chia nhóm xong nên chỉ định hoặc để thành viên các nhóm tự bầu ra nhóm trưởng hoặc thư kí nhóm. Người này sẽ trực tiếp liên hệ với giáo viên khi nhóm gặp khó khăn trong việc thực hiện các yêu cầu của bài tập. Điều này sẽ giúp cho việc kiểm soát tất cả các nhóm trong lớp của giáo viên nhẹ nhàng, dễ dàng hơn. Nên chỉ định hoặc hướng dẫn những học sinh có khiếu khẩu ngữ và hoạt bát hơn để làm việc này. Nhưng đôi khi cũng cần thay đổi: chọn một học sinh khá nhưng còn rụt rè để tạo điều kiện cho học sinh đó rèn luyện để trở nên mạnh dạn hơn. Hoặc cũng có thể để các thành viên trong nhóm lần lượt làm nhóm trưởng. Điều quan trọng là công việc này cần phải làm nhanh dứt khoát và học sinh phải được thông báo ngay ai là nhóm trưởng của họ để họ có thể bắt tay vào việc được, không bị lãng phí thời gian. Việc chia nhóm có thể bằng tiếng mẹ đẻ, nếu dùng tiếng Anh thì trước hết phải cho học sinh làm quen và hiểu được các mệnh lệnh như: “The first
  3. “I had a wonderfull/great time in The wether has been The people was ” Giáo viên là người quản lí tất cả mọi hoạt động ở lớp học. Do vậy họ phải đặt kế hoạch cho nó, tổ chức nó, bắt đầu nó, theo dõi nó, canh chừng thời gian cho nó và kết thúc nó. Điều kiêng kị nhất là sau khi yêu cầu học sinh làm việc theo nhóm, giáo viên về bàn ngồi hoặc làm việc riêng coi như vậy là xong việc. Nhất thiết giáo viên phải quản lí, theo dõi, đôn đốc, giúp đỡ học sinh luyện tập. Giáo viên có thể đi từ cặp, nhóm nọ sang cặp, nhóm kia, kiểm tra xem học sinh có thực hiện đúng yêu cầu của bài tập hay không. Giáo viên cần phải tích cực và nhạy cảm với bầu không khí lớp học cũng như nhịp điệu làm việc của các cặp, nhóm, ghi nhớ các lỗi lặp đi lặp lại trong học sinh để điều chỉnh lại bài dạy của mình sau này. Nếu nhận thấy đa số học sinh gặp khó khăn trong việc thực hiện nhiệm vụ của bài tập, nên dừng tất cả các cặp, nhóm lại, giải thích thêm yêu cầu của bài tập, về cấu trúc hay vấn đề ngữ pháp, hoặc cho cả lớp luyện lại vấn đề đó rồi mới lại tiếp tục làm việc theo cặp, nhóm. IV. KẾT QUẢ ĐẠT ĐƯỢC Việc tổ chức học sinh làm bài tập theo cặp hoặc nhóm tạo được nhiều cơ hội luyện tập và sử dụng ngoại ngữ một cách sáng tạo trong những tình huống gần với đời sống thật của học sinh. Hơn thế nữa, sự thay đổi trong các hoạt động học tập và kiểu giao tiếp giúp duy trì được sự tập trung chú ý của các em. Qua các hoạt động này học sinh cũng ý thức hơn được rằng việc hoàn thiện bản thân họ có quyền tự chủ và chịu trách nhiệm đối với sự tiến bộ của chính mình. Ngoài ra, luyện tập ngoại ngữ theo cặp, nhóm còn giúp cho học sinh mạnh dạn hơn trong việc sử dụng ngoại ngữ. Học sinh yếu kém thường lo sợ sẽ mắc lỗi trước mặt thầy cô của học, nhưng nếu chỉ có các bạn cùng lớp thì sự e dè đó sẽ ít hơn nhiều, học sinh sẽ vượt qua được những nhược điểm về tính cách của bản thân để học tốt hơn. Ngoài ra học cũng có cơ hội để giúp đỡ, học hỏi nhau nhiều hơn.
  4. Xác nhận của Hiệu trưởng Hiệu trưởng trường THCS . xác nhận: Biện pháp của giáo viên: áp dụng có hiệu quả và lần đầu được dùng để đăng ký thi giáo viên dạy giỏi, chưa được dùng để xét duyệt thành tích khen thưởng cá nhân trước đó. ., ngày tháng năm 2021 HIỆU TRƯỞNG