Sáng kiến kinh nghiệm Đổi phương pháp mới giáo dục trẻ 2-3 tuổi hoạt động: Khám phá khoa học
I. ĐẶT VẤN ĐỀ:
Trẻ ở nhà trẻ tuổi đang ở những bước phát triển mạnh về nhận thức, tư duy, ngôn ngữ, tình cảm,…những thế giới khách quan xung quanh thật bao la rộng lớn, có biết bao điều mới lạ hấp dẫn, trẻ tò mò muốn biết, muốn được khám phá, cho nên giáo dục mầm non đã góp phần không nhỏ vào việc giúp trẻ có cơ hội để hòa mình, gần gũi với môi trường xung quanh, để hòa mình vào thế giới xung quanh, tìm hiểu và khám phá thế giới xung quanh . Từ đó giáo viên phải có trách nhiệm đem những tri thức về thế giới xung quanh đến với trẻ. Chính vì vậy sự nhạy cảm và có trách nhiệm cao là yêu cầu không thể thiểu trong công tác chăm sóc giáo dục trẻ, cô giáo phải rất linh hoạt nhạy bén kịp thời, có năng lực và có tính chủ động sáng tạo.
Nếu giáo viên không quan tâm tạo điều kiện học tập cho trẻ, không sáng tạo trong việc tổ chức, tổ chức tiết dạy nhằm làm cho trẻ hứng thú, tập trung chú ý vào tiết học thì hiệu quả không cao.
Trong công tác giáo dục trẻ mầm non thì việc cho trẻ làm quen với môi trường xung quanh là không thể thiếu. Môi trường xung quanh có tác dụng giáo dục về mọi mặt đối với trẻ như là: ngôn ngữ, đạo đức, trí tuệ, thẩm mỹ, thể lực,…Làm quen với môi trường xung quanh là phương tiện để trẻ giao tiếp, giao lưu và bày tỏ nguyện vọng của mình, đồng thời là công cụ để trẻ tư duy. Vì vậy mà tôi đả chọn đổi mới phương pháp giáo dục trẻ mẫu giáo 2-3 tuổi với hoạt động: Khám phá khoa học nhằm để trẻ được tiếp cận với thế giới xung quanh .
II. NỘI DUNG:
1. Thực trạng:
a. Thuận lợi:
Được sự quan tâm của BGH nhà trường thường xuyên bồi dưỡng chuyên môn cho giáo viên.
Bản thân luôn yêu nghề nến trẻ, ham học hỏi nâng cao trình độ chuyên môn.
Tìm tòi và tự làm một số đồ dùng, đồ chơi để phục vụ tiết dạy và hoạt động vui chơi của trẻ.
b. Khó khăn:
Sử dụng phòng chức năng để giảng dạy, đồ dùng phục vụ tiết dạy chưa đáp
ứng được nhu cầu của cô và cháu như: Những vật mẫu, những con vật thật, đồ vật,…
Trang thiết bị chưa đáp ứng với nhu cầu của trẻ . Đồ dùng dạy học còn thiếu.
Số trẻ được vào lớp nhóm 100%, khả năng trẻ tiếp thu chậm.
Vốn hiểu biết về môi trường xã hội còn hạn chế.
III. BIỆN PHÁP THỰC HIỆN:
1. Xây dựng cơ sở vật chất
Đồ dùng trực quan, đồ chơi phục vụ tiết học như: Bàn, ghế, bảng, tranh, mô hình, các từ gắn với mỗi hình ảnh, vật mẫu,…Cần phải đầy đủ cho cô và trẻ cùng hoạt động.
File đính kèm:
- sang_kien_kinh_nghiem_doi_phuong_phap_moi_giao_duc_tre_2_3_t.doc