Sáng kiến kinh nghiệm Giải pháp đổi mới phương pháp dạy học lịch sử, lấy học sinh làm trung tâm
I. ĐẶT VẤN ĐỀ
Trong quá trình dạy học hiện nay, việc đổi mới phương pháp dạy học là một vấn đề rất quan trọng, để nâng cao tính tích cực chủ động của học sinh và vai trò của người thầy trong quá trình dạy học cần phải có một phương pháp mới trong giảng dạy và học tập, góp phần nâng cao chất lượng ở các bộ môn nói chung và môn Lịch sử nói riêng.
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Giải pháp đổi mới phương pháp dạy học lịch sử, lấy học sinh làm trung tâm", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
File đính kèm:
- sang_kien_kinh_nghiem_giai_phap_doi_moi_phuong_phap_day_hoc.doc
Nội dung text: Sáng kiến kinh nghiệm Giải pháp đổi mới phương pháp dạy học lịch sử, lấy học sinh làm trung tâm
- Đổi mới phương pháp dạy học, lấy học sinh làm trung tâm đã được thực hiện từ năm 2002 cùng với sự đổi mới của chương trình sách giáo khoa. Căn cứ vào tình hình thực tế của mỗi năm học mà vấn đề đổi mới phương pháp giảng dạy luôn được thực hiện theo hướng năm sau cao hơn năm trước. Chính vì những lí do, trong quá trình giảng dạy, tôi thấy phương pháp lấy người học làm trung tâm là rất hiệu quả, nên tôi xin chia sẻ cùng quý đồng nghiệp vài phương pháp sau. II. NỘI DUNG Đổi mới phương pháp dạy học, lấy học sinh làm trung tâm là ta đã xác định được đối tượng trung tâm mà tri thức hướng tới là học sinh. Vì vậy người thầy sẽ là người hướng dẫn các em tiếp thu tri thức nhân loại để phát triển chính bản thân mình trở thành chủ thể tích cực và sáng tạo. Nhân vật trung tâm này phải là một chủ thể có ý thức, có nhu cầu, có hứng thú, ham thích học và tích cực trong hoạt động học tập, biết cách học để chiếm lĩnh khoa học. Vì thế, người thầy phải là người có khả năng tổ chức, điều khiển mọi hoạt động của HS, giúp HS học tập tốt nhất. Đổi mới phương pháp dạy học lịch sử, lấy học sinh làm trung tâm Phương pháp đổi mới học tập lấy học sinh làm trung tâm là một phương pháp phát huy khả năng tự lực của học sinh, đóng vai trò quan trọng trong việc tích cực hoá, phát huy tính sáng tạo của học sinh. Phương pháp này giúp các em tự nhận thức đầy đủ kiến thức qua việc thu thập, xử lý, đánh giá thông tin, phương pháp tổ chức làm việc, phương pháp làm việc nhóm, có những phương pháp học tập chuyên biệt môn Lịch sử. - Trước giáo viên phải dành thời gian 5 đến 7 phút dặn dò giao câu hỏi (phần việc bài mới) để học sinh về nhà chuẩn bị. - Phải giao phần việc cụ thể cho từng nhóm, từng cá nhân và hướng dẫn cụ thể cách làm bài. - Đến lớp phải thảo luận nghiêm túc. 2
- III. KẾT LUẬN Quan điểm dạy học “Đổi mới phương pháp dạy học, lấy học sinh làm trung tâm” là một xu hướng tất yếu. Đặt học sinh vào vị trí trung tâm của quá trình dạy học, xem cá nhân người học vừa là chủ thể, vừa là mục đích của quá trình phấn đấu tiến tới sự phát triển tối ưu, góp phần có hiệu quả vào xây dựng cuộc sống có chất lượng cho cá nhân, gia đình và xã hội. Đổi mới phương pháp dạy học lấy học sinh làm trung tâm là một công việc khó khăn và lâu dài, đòi hỏi sự hoạt động mạnh mẽ, có sự phối hợp đồng bộ của tất cả các cấp, ban, ngành và đội ngũ giáo viên. Làm tốt việc dạy học lấy học sinh làm trung tâm ở môn Lịch sử sẽ nâng cao được chất lượng và hiệu quả môn học, thúc đẩy quá trình ham học tập của học sinh, khiến các em ngày hứng thú với môn học này hơn./. IV. KIẾN NGHỊ : - Các cấp lãnh đạo cần quan tâm chỉ đạo đến việc dạy học lấy học sinh làm trung tâm. - Cần trang bị thêm phòng lịch sử để học sinh trưng bày những sản phẩm của mình gây hứng thú cho các em. - Khuyến khích áp dụng phương pháp lấy học sinh làm trung tâm trong dạy học nhằm kích thích hứng thú học tập, nghiên cứu, tìm hiểu sưu tầm của học sinh. Phường 1, ngày 15 tháng 3 năm 2021 Người thực hiện Phan Bửu nghiệp 4