Sáng kiến kinh nghiệm Giải pháp giúp học sinh nhớ vị trí các nốt nhạc trên khuông

I. ĐẶT VẤN ĐỀ

Âm nhạc là một loại hình nghệ thuật nhằm phản ánh hiện thực khách quan bằng những hình tượng có sức biểu cảm của âm thanh, nhịp điệu. Với học sinh THCS môn âm nhạc là một trong những phương tiện hiệu quả nhất để thực hiện nhiệm vụ giáo dục đạo đức, thẩm mĩ cho học sinh nhằm góp phần giáo dục toàn diện cho học sinh theo mục tiêu đào tạo, tạo cơ sở hình thành nhân cách con người mới. Tuy nhiên âm nhạc trong nhà trường THCS với tư cách là một môn học có mức độ nhất định về mục đích và nội dung.

docx 4 trang Hải Anh 11/07/2023 4340
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Giải pháp giúp học sinh nhớ vị trí các nốt nhạc trên khuông", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • docxsang_kien_kinh_nghiem_giai_phap_giup_hoc_sinh_nho_vi_tri_cac.docx

Nội dung text: Sáng kiến kinh nghiệm Giải pháp giúp học sinh nhớ vị trí các nốt nhạc trên khuông

  1. 2 - Nhà trường thường xuyên quan tâm, có máy tính, máy chiếu để phục vụ dạy học. - Nhà trường có kết nối mạng internet thuận lợi cho việc tìm kiếm thông tin phục vụ giảng dạy. - Giáo viên nắm chắc về chuyên môn, tích cực tìm tòi, nghiên cứu những phương pháp mới để vận dụng trong quá trình giảng dạy. 2/ Khó khăn: Đối với học sinh trường TH-THCS Phong Thạnh thì nhìn chung đa phần các em là con của gia đình nông dân lao động nghèo, điều kiện chưa được đầy đủ, việc học bồi dưỡng thêm các môn văn hoá khác đôi khi còn chưa đủ điều kiện thì làm gì nói đến chuyện học bồi dưỡng thêm các môn khác như âm nhạc – mỹ thuật, học sinh ít được quan tâm, vì thế hiểu biết về âm nhạc đang còn hạn chế, chưa sâu rộng, ít kích thích được các em học tập. Đa phần học sinh bị chi phối, ảnh hưởng về các môn chính, lo cho thi, phần nào sao lãng việc học môn âm nhạc. Bên cạnh đó còn có những khó khăn không nhỏ trong việc phát triển kĩ năng cho học sinh như : Băng, đĩa còn ít trong việc phục vụ hết các tiết dạy, tranh ảnh không phong phú, đàn phím điện tử ít chức năng, tài liệu tham khảo còn hạn chế, phòng chức năng dạy nhạc chưa có. III/ BIỆN PHÁP THỰC HIỆN Qua tìm hiểu, nghiên cứu tôi nhận thấy việc ứng dụng các trò chơi vào giảng dạy là tốt nhất. Ngay từ những tiết học đầu giáo viên cần rèn luyện cho học sinh nắm vững lại những kiến thức đã học, bổ xung một số phương pháp học mới để các em làm quen dần với nội dung chương trình Âm nhạc THCS. - Nắm vững khuông nhạc: gồm 5 dòng kẻ song song. Chơi trò chơi khuông nhạc bàn tay (Tay trái): ngón út là dòng 1, ngón áp út là dòng 2, ngón giữa là dòng 3, ngón trỏ là dòng 4 và ngón cái là dòng 5. Qua đó giúp các em khắc sâu kiến thức mà không bị nhầm lẫn. Cũng có thể kết hợp cho các em nhận biết vị trí nốt nhạc trên đó (ngón út nốt Mi, ngón áp út nốt Son, ngón giữa nốt Si, ngón trỏ nốt Rế, ngón cái nốt Phá và các khe ngón tay từ ngón út trở lên là các nốt Pha, La, Đố, Mí. Riêng nốt Đồ nằm ngoài khuông nhạc thuộc dòng kẻ phụ bên dưới ta lấy ngón trỏ của tay phải làm dòng kẻ phụ và nốt Rê nằm sát ngón út tay trái). Giáo viên quan sát và sửa sai cho học sinh. - Dùng trò chơi bàn tay để kí hiệu 7 nốt nhạc: nhằm rèn trí nhớ và tạo không khí sôi động cho tiết học. + Đô - Nắm tay trước bụng. + Rê - Tay chắp trước bụng. + Mi - Bàn tay úp xuống. + Pha - Bàn tay nắm ngón cái chỉ xuống.
  2. 4 - Cần trang bị cho bộ môn một cây đàn Organ hiện đại hơn để phục vụ cho công tác dạy học và tổ chức hoạt động ngoại khoá cho học sinh. - Trang bị phòng chức năng dạy nhạc. Người viết Lê Văn Toàn Xác nhận của Hiệu trưởng Hiệu trưởng trường TH-THCS Phong Thạnh xác nhận: Giải pháp giúp học sinh nhớ vị trí các nốt nhạc trên khuông, của giáo viên: Lê Văn Toàn, áp dụng có hiệu quả và lần đầu được dùng để đăng ký thi giáo viên dạy giỏi, chưa được dùng để xét duyệt thành tích khen thưởng cá nhân trước đó. Phong Thạnh, ngày tháng . năm 2021 HIỆU TRƯỞNG