Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp chuẩn bị cho trẻ 5 tuổi vào lớp 1

a. Đặt vấn đề:

          Trẻ mầm non đối với lứa tuổi 5 - 6 tuổi cần chuẩn bị đầy đủ các kiến thức cơ bản, vì trẻ lứa tuổi này chuẩn bị bước vào lớp 1, đây là một bước ngoặt vô cùng quan trọng đối với trẻ. Trẻ chuẩn bị bước vào một môi trường mới đó là lớp 1, lúc này trẻ đang sống trong một môi trường được sự chăm lo chu đáo của các cô giáo mầm non về cả chăm sóc, nuôi dưỡng và giáo dục, được cô chăm sóc chu đáo nhiệt tình như người mẹ thứ hai của mình. Cho nên khi bước vào lớp 1 trẻ cảm thấy môi trường hoàn toàn mới lạ, đầy bỡ ngỡ trẻ sẽ khó tiếp cận và thích nghi ngay được, bởi vậy việc chuẩn bị mọi mặt cho một trẻ vào lớp 1 được coi là hết sức quan trọng. Nhiệm vụ của giáo viên mầm non là phải tạo cho trẻ một tâm thế vững vàng, sẵn sàng bước vào lớp 1 để trẻ tiếp cận môi trường mới một cách tốt nhất, nhằm giúp trẻ tiếp thu kiến thức tốt ở bậc học tiểu học đạt hiệu quả. 

Chuẩn bị cho trẻ vào lớp 1 là chuẩn bị cho trẻ toàn diện về thể lực, nhận thức, ngôn ngữ, tình cảm xã hội, kĩ năng hoạt động cần thiết trong hoạt động học tập bằng phương pháp phù hợp với sự phát triển của trẻ, cùng với sự phối hợp thống nhất giữa gia đình và nhà trường.

Xuất phát từ các lý do đã nêu ở trên, bản thân tôi là một giáo viên với nhiều năm kinh nghiệm dạy trẻ lớp lá, nắm được những đặc điểm tâm sinh lý của trẻ cũng như tâm lý của phụ huynh, tôi thấy việc chuẩn bị cho trẻ 5 tuổi vào lớp 1 là điều hết sức cần thiết và quan trọng. Chính vì thế mà tôi quyết định chọn đề tài: “Một số biện pháp chuẩn bị cho trẻ 5 tuổi vào lớp 1”. Với mong muốn chia sẻ những kinh nghiệm của bản thân với các bạn đồng nghiệp. 

          b. Nội dung:

1. Thực trạng:

* Thuận lợi: 

Ban giám hiệu nhà trường là những đồng chí có kinh nghiệm nhiều năm trong nghề, vì vậy lớp Tôi thường xuyên được tư vấn, giúp đỡ trong việc tháo gỡ những ý kiến cũng như thắc mắc của phụ huynh về tất cả mọi mặt đặc biệt là việc chuẩn bị cho trẻ 5 tuổi vào lớp 1.

doc 10 trang Hải Anh 18/07/2023 2080
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp chuẩn bị cho trẻ 5 tuổi vào lớp 1", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • docsang_kien_kinh_nghiem_mot_so_bien_phap_chuan_bi_cho_tre_5_tu.doc

Nội dung text: Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp chuẩn bị cho trẻ 5 tuổi vào lớp 1

  1. Bản thân nắm vững chuyên môn, luôn nhiệt tình, yêu nghề mến trẻ, tâm huyết với nghề ham học hỏi để nâng cao chuyên môn nghiệp vụ. Có 2 giáo viên/lớp, giáo viên đạt trên chuẩn. Trẻ đi học chuyên cần, đa số trẻ khỏe mạnh, nhanh nhẹn trong các hoạt động, giáo viên có nhiều năm kinh nghiệm giảng dạy, nắm được tâm sinh lý và những thói quen của trẻ hàng ngày. Trang thiết bị tương đối đầy đủ để phục vụ cho hoạt động giảng dạy. * Khó khăn Nhiều phụ huynh trình độ nhận thức còn hạn chế, ít quan tâm đến con em mình hoặc có phụ huynh thì quan tâm quá mức dẫn đến nhận thức sai lệch trong việc chuẩn bị tâm thế cho trẻ vào lớp 1. Mặc khác không ít những phụ huynh lại phó mặc con mình cho trường mầm non dẫn đến việc không tạo ra được sự thống nhất trong công tác chăm sóc giáo dục trẻ, dẫn đến hiệu quả chuẩn bị cho trẻ vào lớp 1 không cao. 2. Các biện pháp thực hiện * Chuẩn bị về mặt thể lực: Chuẩn bị về mặt thể lực cho trẻ không đơn thuần là sự chuẩn bị về lượng phát triển chiều cao và trọng lượng cơ thể, mà còn là sự chuẩn bị về chất, năng lực làm việc bền bỉ, dẻo dai, có khả năng chống lại sự mệt mỏi của thần kinh, cơ bắp, độ khéo léo của bàn tay, tính nhanh nhạy của các giác quan Để có được phẩm chất đó, cần tạo một chế độ sinh hoạt, ăn uống, nghỉ ngơi, luyện tập, dạy trẻ rèn luyện một cách khoa học và hợp lý cả về thời gian và phù hợp với đặc điểm phát triển riêng của từng trẻ. Ngay từ những ngày đầu trẻ lên lớp tôi đã kết hợp với nhà trường và trạm y tế xã cân và khám sức khoẻ định kỳ cho trẻ, đồng thời dựa trên kết quả khám biết tình hình bệnh tật của từng trẻ. Trên cơ sở đó phân loại tình trạng sức khỏe trẻ và ghi kết quả lên bảng sức khoẻ để phụ huynh tiện theo dõi. Trao đổi với phụ huynh về chế độ sinh hoạt, ăn uống, nghỉ ngơi .Những trẻ nào ăn chậm, ít ngủ, ít vận động Để ở trường dễ theo dõi và động viên tạo môi trường cho trẻ đễ thích nghi và hòa nhập. Sau một thời gian rèn luyện trẻ đã quen nề nếp ở - 2
  2. giúp ích cho việc học tốt môn tiếng Việt ở lớp một giáo viên cần tổ chức các hoạt động nghe - nói như cho trẻ phát âm các chữ cái, nghe và hiểu nghĩa của từ, thể hiện cử chỉ, điệu bộ, nét mặt phù hợp với yêu cầu, hoàn cảnh giao tiếp. Bên cạnh đó chuẩn bị cho việc đọc - viết như cho trẻ tiếp xúc với chữ viết trong môi trường xung quanh, nhận dạng và phát âm các chữ cái, tô chữ cái, từ, xem và nghe đọc các loại sách. Cho trẻ làm quen với cách đọc: hướng đọc, từ phải sang trái, từ dòng trên xuống dòng dưới, “đọc” truyện qua các tranh vẽ, đọc phải diễn cảm, các tranh vẽ phải đẹp và to, chữ viết rõ ràng, to, chữ sử dụng trong sách là chữ in thường. - Chuẩn bị cho việc học đọc, làm quen cách đọc các từ, câu đơn giản như hướng dẫn trẻ đọc tên trẻ trong bảng danh sách lớp, gọi tên một số đồ vật được ghi trên những đồ dùng cá nhân, bảng chữ ghi tên đồ vật thường dùng (như bút chì, giấy, sách ) Dạy trẻ cách ngồi xem sách, có thể sử dụng các giờ như dạo chơi ngoài trời, chơi góc thư viên. Khi trẻ nghe và nhìn cách cô đọc sách trẻ có thể học được những kiến thức từ nội dung sách, cách sử dụng sách và nguyên tắc đọc, hướng dẫn trẻ ý thức giữ gìn và bảo vệ sách. Cần lựa chọn những sách có hình ảnh sinh động ngoài bìa nhằm gây hứng thú cho trẻ đối với sách. Trẻ nhận ra các từ mới trong truyện, mong muốn được đọc truyện. Thông qua việc đọc sách trẻ khám phá các ký hiệu và mẫu chữ khác nhau, kích thích sự tò mò tìm hiểu các từ và chữ. - Chuẩn bị cho việc làm quen chữ viết. Mục đích của việc cho trẻ làm quen với chữ cái là giúp trẻ nhận được mặt chữ cái và phát âm chuẩn sát từng chữ cái. Hướng đứa trẻ làm quen với chữ cái bằng hình thức bắt chước, kết hợp với trò chơi đố vui, trò chơi với chữ cái, tạo cho trẻ môi trường tự khám phá, sự hứng thú ở trẻ, tạo cơ sở cho trẻ học tốt ở phổ thông, ở lớp tôi tạo môi trường chữ viết bằng cách viết tên trên các đồ dùng, đồ chơi, mặc dù trẻ không đọc được nhưng trẻ biết chữ đó ghi là gì. Ghi tên trẻ ở các hồ sơ cá nhân, trên bàn chải đánh răng, trên hộp sáp màu, đất nặn, .Mặt khác khi cho trẻ vui chơi, tôi cũng chuẩn bị giấy viết ở mỗi góc chơi, góc bác sĩ trẻ dùng viết ghi tên bệnh nhân, góc bán hàng dùng viết ghi tên các mặt hàng, góc khoa học ghi lại các kết quả nghiên cứu ., đối với trẻ có thể chỉ là vẽ một vài nét nguệch - 4
  3. Như thế, các bậc phụ huynh sẽ yên tâm khi đã chuẩn bị tâm thế sẵn sàng cho bé vào lớp 1. Ngoài ra các giờ thao giảng hay tổ chức các hội thi, các phong trào thi đua, ngày hội ngày lễ kết hơp giữa cô giáo, trẻ và phụ huynh để tuyên truyền: Khai giảng, tết trung thu, mời phụ huynh tham dự để hiểu rõ hơn về chương trình giáo dục mầm non. Mỗi giải pháp, biện pháp đều có tác dụng riêng nhưng đều hỗ trợ cho nhau là cùng chung một nhiệm vụ cung cấp các kiến thức, giúp phụ huynh nhận thức tầm quan trọng của giáo dục mầm non, tham gia vào các hoạt động chuẩn bị tâm thế cho trẻ vào lớp 1 một cách khoa học. Đặc biệt không ép trẻ học viết, tính toán quá sức so với lứa tuổi của trẻ. 3. Kết quả đạt được: * Về thể lực: - Các cháu trong lớp tôi đều khoẻ mạnh, da dẻ hồng hào, vận động nhanh nhẹn, có khả năng đề kháng với các bệnh dịch. Trong đợt sốt dịch, dịch thuỷ đậu, quai bị vừa qua rất nhiều học sinh các lớp trong trường mắc phải và phải nghỉ học. Ở lớp tôi sĩ số trẻ vẫn được duy trì, các cháu vẫn đi học đều, chỉ có 1 cháu bị thuỷ đậu, 3 cháu bị sốt dịch, và không có cháu nào bị sốt xuất huyết. Đây chính là điều rất đáng mừng. - Kết quả khám sức khoẻ cuối năm cho thấy 100% trẻ có cân nặng và chiều cao phát triển bình thường * Về trí tuệ: - Trẻ thông minh, nhanh nhẹn, mạnh dạn, hồn nhiên và đạt được yêu cầu của độ tuổi thông qua kết quả khảo sát tổ chức các hoạt động. 98% trẻ đạt yêu cầu về kiến thức. * Về tinh thần: - Phát huy và rèn luyện cho trẻ rất nhiều đức tính tốt, hạn chế tính xấu - 100% trẻ đều rất yêu mến, gần gủi và trò chuyện cùng các cô và rất thích được đến trường. 4. Bài học kinh nghiệm: - 6
  4. thường xuyên và liên tục ở mọi lúc, mọi nơi và là nhiệm vụ của giáo dục - gia đình - nhà trường và toàn xã hội. * Khả năng ứng dụng của sáng kiến: Với sáng kiến này có thể áp dụng tất cả giáo viên đang trực tiếp giảng dạy trẻ mẫu giáo 5 tuổi trong và ngoài tỉnh. * Những kiến nghị, đề xuất: Nhà trường cần đẩy mạnh công tác phối kết hợp với gia đình, trường tiểu học để cùng thực hiện hiệu quả công tác chuẩn bị cho trẻ 5 tuổi vào lớp 1. Bổ sung thêm đồ dùng, đồ chơi trang thiết bị học tập và vui chơi cho cô và trẻ. Mua giá vẽ cho cô và trẻ. Trên đây là một số biện pháp chuẩn bị cho trẻ 5 tuổi bước vào lớp 1. Rất mong được sự góp ý của chị em đồng nghiệp để sáng kiến kinh nghiệm của tôi được hoàn chỉnh hơn. Xin trân trọng cảm ơn! Phong Tân, ngày 20 tháng 5 năm 2020 XÁC NHẬN CỦA HỘI ĐỒNG XÉT NGƯỜI VIẾT DUYỆT SÁNG KIẾN, GIẢI PHÁP TRƯỜNG Trần Bích Nhung XÁC NHẬN CỦA HỘI ĐỒNG XÉT XÁC NHẬN CỦA HỘI ĐỒNG DUYỆT SÁNG KIẾN, GIẢI PHÁP XÉT DUYỆT SÁNG KIẾN, GIẢI PHÒNG GIÁO DỤC – ĐÀO TẠO PHÁP THỊ XÃ - 8