Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp giáo dục đạo đức cho học sinh lớp 1

 

      -Lớp 1 là lớp đầu cấp, tâm hồn các em còn non nớt như tờ giấy trắng, giai đoạn này là chuyển từ hoạt động vui chơi sang hoạt động học tập, chuyển từ hành động vô thức sang hành động có ý thức. Lại nữa có một số ít học sinh chưa từng đến trường lần nào, chưa từng có nề nếp học tập, thêm một số thói hư tật xấu của những người xung quanh. . .  làm ảnh hưởng không ít đến học sinh về lối sống, về nhận thức, thậm chí cả về nhân cách.  Bởi vì trước những cám dỗ , người lớn như chúng ta còn bị ảnh hưởng huống hồ ở lứa tuổi non nớt như các em, khiến cho các em không chú ý đến việc học hành và những đua đòi không cần thiết. Hơn nữa, do công việc làm ăn một số gia đình cha, mẹ không có thời gian quan tâm đến con cái, cứ nghĩ con mình có đi học là được, phó thác việc giáo dục con cái cho nhà trường, thầy cô.

doc 14 trang Hải Anh 07/07/2023 5300
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp giáo dục đạo đức cho học sinh lớp 1", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • docsang_kien_kinh_nghiem_mot_so_bien_phap_giao_duc_dao_duc_cho.doc

Nội dung text: Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp giáo dục đạo đức cho học sinh lớp 1

  1. * Xây dựng tập thể lớp đoàn kết , vững mạnh, có tinh thần yêu thương và giúp đỡ lẫn nhau. - Gần gũi, thương yêu ,trao đổi với học sinh để nắm bắt tâm tư, nguyện vọng xu hướng sở thích của học sinh, giúp các em nêu ra “điều em muốn nói”. - Tạo môi trường thân thiện để các em thấy được "mỗi ngày đến trường là một niềm vui". - Khiêu gợi và từng bước phát huy tinh thần làm chủ tập thể của học sinh, cùng thi đua giúp đỡ lẫn nhau. - Biết động viên thăm hỏi kịp thời khi bạn đau ốm, hay gặp khó khăn, hoạn nạn. Học sinh có những biểu hiện chưa tốt về đạo đức thường có một số hoàn cảnh cụ thể như sau: a) Do thiếu sự quan tâm chỉ dạy của gia đình: - Những học sinh này thường xuất thân từ con nhà nghèo, bố mẹ lao động vất vả, gia đình đông anh em, cơ sở vật chất cũng như tinh thần bị thiếu thốn, cha mẹ chỉ đáp ứng cho con ăn no, không có thời gian giáo dục , chăm sóc chu đáo cho con. Những em thuộc hoàn cảnh trên thường ở nhà phụ giúp gia đình không có thời gian học hành, vui chơi dẫn đến học yếu , lười học . Nhiều em vì thiếu thốn mà sinh ra ăn cắp vặt , - Giáo viên phải nhanh chóng tiếp xúc, gặp gỡ cha mẹ các em và trao đổi với họ về những chỗ hổng cần thiết để họ hiểu và có biện pháp khắc phục, động viên phụ huynh quan tâm đến việc giáo dục con cái mình bằng nhiều hình thức khác nhau . - Ở trường, giáo viên phải động viên, khuyên răn, nhắc nhở đưa ra những tấm gương tốt cùng hoàn cảnh để các em học tập, trong suốt quá trình tìm hiểu và giáo dục, tránh tình trạng coi thường và mặc xác học sinh mà phải luôn coi trọng các em, hy vọng các em phải trở thành người tốt. b) Do sự quan tâm giáo dục của gia đình không đúng: - Cha mẹ quá thương con, nuông chiều con hết mực, con muốn gì, cha mẹ đáp ứng ngay. Những em này xuất thân từ những gia đình giàu có, con đòi hỏi gì cũng cho mà quên đi việc giáo dục, để ý xem con mình là người như thế nào. 4 SKKN: Một số biện pháp giáo dục đạo đức cho học sinh lớp 1
  2. viên cần phát động phong trào: “ Nói lời hay, làm việc tốt “ trong trường , trong lớp và nhắc nhở lẫn nhau cùng tiến bộ. e) Do thiếu tình thương yêu của bạn bè và người thân. Đối với những em này , giáo viên là người có trách nhiệm nhiều nhất , thay cho cha mẹ giáo dục các em , gặp người đang chăm sóc em để tâm sự , trao đổi để họ tạo cho các em cuộc sống thoải mái hơn , dễ gần hơn , thường an ủi , nhắc nhở các em , làm cho các em thấy rằng: “ Giáo viên là người mẹ hiền , lớp học như một gia đình đầm ấm”. * Phối hợp tốt ba môi trường giáo dục. - Về phía nhà trường: Cần có những biện pháp giáo dục áp dụng với từng đối tượng học sinh. Phối hợp với Đội thiếu niên tiền phong Hồ Chí Minh tạo nhiều sân chơi lành mạnh, hình thành thói quen ở các em “Mình vì mọi người, mọi người vì mình”. Giáo dục các em tinh thần đoàn kết, tương thân tương ái thông qua các hoạt động từ thiện, các hoạt động giúp đỡ bạn nghèo do nhà trường và Liên đội phát động. Qua đó có thể giáo dục các em tinh thần “ Lá lành đùm lá rách” “ Một miếng khi đói bằng một gói khi no” - Về phía gia đình: Cần phải luôn là chỗ dựa vững chắt cho các em, giúp các em không cảm thấy cô đơn, lẽ loi, hụt hẩng. Gia đình cần nhận thức đúng đắn về vai trò, trách nhiệm của mình trong việc giáo dục con cái. Không nên quá lo về kinh tế mà bỏ quên việc giáo dục con em mình, phải thường xuyên liên lạc với nhà trường, nắm tình hình học tập của con em mình. Những thành viên trong gia đình cần luôn noi gương tốt cho các em noi theo. - Đối với xã hội: Cần quan tâm đến ngành giáo dục nhiều hơn nữa, phối kết hợp với ban ngành địa phương làm lành mạnh, trong lành môi trường sống, không còn những tệ nạn, những thói hư tật xấu làm ảnh hưởng đến thế hệ trẻ mai sau. phát huy vai trò xã hội hoá giáo dục đối với nhà trường, khuyến khích kêu gọi mọi người trong xã hội cùng tham gia giáo dục tạo nên sức mạnh quần chúng rộng rãi quan tâm đến giáo dục, để phụ huynh học sinh không còn phó mặc trách nhiệm cho thầy cô giáo. 6 SKKN: Một số biện pháp giáo dục đạo đức cho học sinh lớp 1
  3. Giáo viên cần tổ chức đa dạng hình thức học tập. Tuỳ theo nội dung từng bài mà học sinh được luyện tập các thao tác, các hành vi đạo đức bằng nhiều phương pháp và hình thức khác nhau như: đóng vai, thảo luận nhóm, tổ chức trò chơi, giải quyết vấn đề, động não, kể chuyện, đàm thoại, nêu gương, trực quan, khen thưởng học cá nhân; theo lớp và theo nhóm; học ở trong lớp, ngoài sân trường.Các phương pháp và hình thức dạy học đạo đức làm cho không khí học tập trở nên sôi nổi, sinh động, hứng thú đối với học sinh hơn. Từ đó, các em có thể tự tin vận dụng chúng vào thực tiễn sống của mình. Bên cạnh đó, nó còn tăng cường giáo dục mối quan hệ đạo đức mang tính nhân ái giữa các em, rèn cho học sinh tính tự tin, dạn dĩ hơn, giáo dục ý thức ham học hỏi mang lại niềm vui nhận thức; phát huy tính tích cực, chủ động trong học tập của các em. 2. BIẾT KHEN NHIỀU HƠN CHÊ: a) Người giáo viên phải có nghệ thuật tạo nhiều cơ hội để khen học sinh: Đối với lứa tuổi của các em đặc điểm tâm sinh lý của các em phát triển chưa nhiều, các em nghĩ mình là “người lớn”, thích được khen, thích chứng tỏ mình, thích tự khẳng định mình. Thế nên người giáo viên cần tìm thấy ở các em những ưu điểm để động viên, khích lệ các em phát triển mặc dù những ưu điểm ấy rất nhỏ. Thầy cô không nên bỏ qua, hoặc thờ ơ trước những kết quả mà các em đạt được. Vì nếu người thầy không quan tâm đến thành tích của các em, để có những lời động viên khen thưởng kịp thời thì các em sẽ sao lãng việc rèn luyện mình và cũng không muốn tham gia vào nhiều công việc. Bởi lẽ các em nghĩ có làm tốt cũng chẳng được gì và cũng chẳng ai biết đến. Vì vậy người giáo viên cần tạo cho các em những cơ hội để các em thể hiện mình, có thể nêu ra các yêu cầu để các em thực hiện như: - Hăng hái phát biểu ý kiến, đóng góp xây dựng bài học. - Giúp đỡ người già, khuyết tật. - Giúp đỡ các em nhỏ. - Nhặt của rơi trả lại cho người mất - Giúp đỡ bạn bè trong sinh hoạt, học tập, trong cuộc sống. - Phát hiện những bạn vi phạm nội quy nhắc bạn sửa chữa khuyết điểm. 8 SKKN: Một số biện pháp giáo dục đạo đức cho học sinh lớp 1
  4. tin trong con người các em chính là những ngọn lửa mạnh mẽ thúc đẩy cho các em tiến bộ. c) Người làm công tác chủ nhiệm thực sự phải có nghệ thuật sư phạm: Thường thì giáo viên chủ nhiệm một lớp phải quản lý từ trên 30 học sinh. Mỗi em học sinh ngoài những đặc điểm tâm sinh lý chung của lứa tuổi nó còn có những nét tâm sinh lý riêng của từng em. Hay nói khác hơn là mỗi em có những kiểu khí chất khác nhau. Có em có kiểu khí chất nóng nảy, có em có kiểu khí chất điềm tĩnh, có em có kiểu khí chất ưu tư, cũng có em có kiểu khí chất linh hoạt. Thậm chí trong thực tế không chỉ có 4 kiểu khí chất trên mà có thể rất nhiều kiểu do sự giao thoa giữa các kiểu khí chất của con người. Đối tượng của quá trình giáo dục là con người, mỗi học sinh là cá nhân cụ thể, là một con người cụ thể, có những đặc điểm riêng biệt về tâm sinh lý, trình độ nhận thức, lối sống và vốn kinh nghiệm khác nhau Do đó mỗi đối tượng học sinh phản ứng các tác động giáo dục một cách khác nhau, có em thì thờ ơ, dửng dưng; có em chống đối mạnh mẽ, quyết liệt; có em tiếp nhận một cách tích cực Thật ra, những điều qui định trong nội qui học sinh: rất dễ dàng thực hiện đối với các em. Thế nhưng, tại sao các em lại thường hay vi phạm, thậm chí vi phạm có hệ thống?!. Đó chính là điều mà người mỗi giáo viên phải suy nghĩ và xem xét lại, liệu những phương pháp, cách thức, kế hoạch giáo dục của người giáo viên có phù hợp với từng đối tượng học sinh hay không. Giáo viên chủ nhiệm giữ vai trò rất quan trọng trong việc giáo dục đạo đức học sinh. Thế nên người làm công tác chủ nhiệm cần phải có nghệ thuật sư phạm. Tính nghệ thuật của công tác chủ nhiệm được thể hiện bằng sự nghiên cứu, điều tra, khảo sát bằng nhiều phương pháp uyển chuyển xử lý phù hợp theo đối tượng học sinh nhưng cốt lõi vẫn là tình yêu thương trẻ, gắn bó với nghề nghiệp. Giáo viên chủ nhiệm phải biết yêu thương các em như chính những đứa con, đứa em của mình, thực sự bảo vệ quyền lợi của các em, quyền lợi của các em đó là quyền được học, được bồi dưỡng, được phụ đạo kiến thức, được học những điều hay lẽ phải, điều nhân nghĩa. Chính những việc làm tốt, 10 SKKN: Một số biện pháp giáo dục đạo đức cho học sinh lớp 1
  5. 5. TẬP TRUNG GIÁO DỤC VÀ RÈN LUYỆN CÁC EM NGAY TỪ KHI MỚI VÀO LỚP 1: Nên chú ý đến lứa tuổi học sinh tiểu học: Ở lứa tuổi lớp 1, các em mới chuyển từ tư duy đơn giản đến tư duy trừu tượng, thường thì có kiểu tâm lý hơi bỡ ngỡ khi bước vào lớp, chưa quen với thây cô mới, đối với lứa tuổi này hầu hết các em đều nhút nhát chưa dám thể hiện rõ tính nghịch ngợm, “quậy phá”, các em thuộc diện này nếu có mẫu giáo, hoặc ở nhà cũng chưa dám thể hiện, vì còn đang ở “giai đoạn thăm dò” với cách thức và phương pháp giáo dục, cũng như sự quản lý của thầy, cô trong môi trường mới. Qua khảo sát và thăm dò ý kiến của đa số giáo viên chủ nhiệm lớp 1 hầu như ở lứa tuổi này, các em dễ dạy bảo hơn các lớp trên. Xây dựng nề nếp cho học sinh trong trường phải xây dựng từ cái nền móng ban đầu để tạo nền tảng vững chắc về sau. Đăc biệt là phải chú tâm đến công tác giáo dục đạo đức cho các em. Chính sự giáo dục không đúng, không khoa học, không phù hợp với đặc điểm tâm sinh lý của các em, khiến cho các em hay có những biểu hiện chống đối lại người lớn. Nếu người giáo viên thiếu bản lĩnh sư phạm, mất bình tĩnh, nóng giận sẽ có những quyết đoán sai, lời lẽ, biện pháp giáo dục không đúng thì hậu quả sẽ càng tệ hại hơn. C. KẾT LUẬN Qua kinh nghiệm giáo dục đạo đức cho học sinh cá biệt ở tiểu học nói trên, bản thân tôi đã áp dụng cho lớp chủ nhiệm của mình. Tôi thật sự hài lòng về kết quả thu được, các em đã gần gũi hơn với bạn bè trong lớp, cởi mở hơn với thầy cô, không quậy phá, không nói tục, chửi thề. Các em ngày càng lễ phép hơn với người lớn, với thầy cô, không còn học sinh cá biệt về đạo đức và tính tập thể trong lớp được phát huy cao hơn. Đặt biệt là ý thức học tập được nâng lên rõ rệt. Bên cạnh đó, đề tài này còn giúp cho người giáo viên nắm rõ những nguyên nhân dẫn đến việc các em chưa ngoan, chưa lễ phép và đề tài còn đề ra những phương pháp giải quyết hữu hiệu giúp người giáo viên có thể từng ngày uốn nắn, giúp đỡ, hướng 12 SKKN: Một số biện pháp giáo dục đạo đức cho học sinh lớp 1
  6. - Cần có sự quan tâm, chỉ đạo của các ngành và các cấp quản lý giáo dục sâu sát và kịp thời hơn. - Thường xuyên tổ chức các hội thảo chuyên đề, các lớp tập huấn chuyên đề về giáo dục đạo đức cho học sinh cần cung cấp đồ dùng dạy học, tài liệu tham khảo, Tạo điều kiện cho giáo viên và học sinh tham gia học tập trau dồi kiến thức. Cần quan tâm nhiều hơn nữa đối với giáo viên dạy các lớp có nhiều học sinh chưa hoàn thành nội dung môn học , thường xuyên có kế hoạch bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ cho giáo viên ở các lớp Phong Tân ngày 22/ 04/ 2015 Người viết Nguyễn Thị Thu Thủy 14 SKKN: Một số biện pháp giáo dục đạo đức cho học sinh lớp 1