Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp phát triển kĩ năng sống cho trẻ mẫu giáo 5 tuổi

I. ĐẶT VẤN ĐỀ:

Tôi nhớ có một câu danh ngôn rất hay về đề tài giáo dục đó là “ Có hai kiểu giáo dục. Một kiểu dạy chúng ta làm thế nào để sống và kiểu dạy còn lại dạy chúng ta phải sống như thế nào”. Với trẻ con cũng vậy, việc tạo lập cho các cháu những kĩ năng sống cần thiết là một công việc không phải dễ. Nó đòi hỏi nhiều yếu tố và các phương pháp giáo dục phù hợp, bởi vì:

Trẻ em như búp trên cành

Biết ăn ngủ biết học hành là ngoan

Bản thân tôi là một giáo viên mầm non luôn xem việc giáo dục đạo đức cho trẻ cũng như việc hình thành cho trẻ những kĩ năng sống cần thiết là nhiệm vụ hàng đầu. Như chúng  ta đã biết đặc điểm của trẻ mầm non mẫu giáo là dễ nhớ mau quên vì khả năng tư duy hạn chế, do tư duy của trẻ gắn liền với tư duy trực quan hành động và trí nhớ ở trẻ thực sự  mang yếu tố trực quan hình tượng. Sở dĩ trẻ nhớ được là do trẻ được nhìn, được sờ và được trải nghiệm. Vì vậy mà bản thân người giáo viên cũng như người lớn phải hết sức gương mẫu, là tấm gương sáng để trẻ nhìn vào đó mà bắt chước nhằm thể hiện cá tính của trẻ.

          Thực hiện phong trào “ Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực”,với yêu cầu tăng cường sự tham gia một cách hứng thú của học sinh trong các hoạt động giáo dục. Sự tham gia một cách hứng thú của học sinh trong các hoạt động giáo dục trong nhà trường và tại cộng đồng với thái độ tự giác, chủ động và ý thức sáng tạo.

          Trong năm nội dung thực hiện có nội dung rèn luyện kỹ năng sống cho

 kỹ năng sống cho học sinh. Đây được xem là nội dung mang tính tiền đề trong quá trình rèn luyện nhân cách trẻ mầm non. Hơn thế nữa cấp bậc mầm non đang càng được xã hội quan tâm, người người chú trọng. Các bậc cha mẹ luôn quan tâm đến việc làm sao để kích thích tính tích cực học tập của trẻ, đặc biệt là các bậc cha mẹ có con chuẩn bị vào lớp một.

           Vì vậy, giáo viên phải tốn rất nhiều thời gian vào đầu năm học để giúp trẻ có được những kĩ năng sống cơ bản ở trường mầm non. Văn hóa trong ăn

 uống là một nét văn hóa mà trong thời đại công nghiệp hóa, hiện đại hóa nhưng 

 ít được quan tâm chú ý tới và ít người biết được rằng: Văn hóa trong ăn uống là 

một trong những tiêu chí đánh giá nhân cách của con người. Vì thế, trẻ cần được

 rèn luyện kĩ năng thực hiện các nghi thức văn hóa ăn uống.

          Tuy nhiên việc hình thành kĩ năng sống cho trẻ là cả một quá trình của sự đúc kết kinh nghiệm và sự quan tâm chăm sóc cũng như tình yêu thương mà các cô dành cho các cháu. Để đạt được kết quả cuối cùng là giúp cho các cháu hình thành được kĩ năng sống cần thiết cũng như những thói quen tốt phục vụ bản thân, cách cư xử hòa nhã trong giao tiếp với những người xung quanh. Tôi đã cố gắng đề ra những biện pháp hữu hiệu để rèn kĩ năng sống cho trẻ mầm non. Đó chính là lí do tôi chọn đề tài “ Một số biện pháp phát triển kĩ năng sống cho trẻ mẫu giáo 5 tuổi”.

II  NỘI DUNG:

1. Thực trạng của vấn đề nghiên cứu:

          Trường mẫu giáo Sơn Ca 2 nằm trên địa bàn Thị xã Gía Rai, tỉ lệ trẻ mẫu giáo 5 tuổi chiếm tỉ lệ khá cao. Chính vì vậy yêu cầu để trẻ đạt được những mục tiêu đề ra ở cuối độ tuổi mẫu giáo làm tiền đề cho các cấp học sau là một nhiệm vụ vô cùng khó khăn và không hề đơn giản, nó đòi hỏi nhiều yếu tố. Và việc giúp cho trẻ hòa nhập với cuộc sống, để trẻ tự lập hơn, hình thành nên những thói quen tốt     , đó chính là rèn kĩ năng sống cần thiết cho trẻ làm hành trang để trẻ bước vào đời.

doc 11 trang Hải Anh 19/07/2023 1420
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp phát triển kĩ năng sống cho trẻ mẫu giáo 5 tuổi", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • docsang_kien_kinh_nghiem_mot_so_bien_phap_phat_trien_ki_nang_so.doc

Nội dung text: Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp phát triển kĩ năng sống cho trẻ mẫu giáo 5 tuổi

  1. ít được quan tâm chú ý tới và ít người biết được rằng: Văn hóa trong ăn uống là một trong những tiêu chí đánh giá nhân cách của con người. Vì thế, trẻ cần được rèn luyện kĩ năng thực hiện các nghi thức văn hóa ăn uống. Tuy nhiên việc hình thành kĩ năng sống cho trẻ là cả một quá trình của sự đúc kết kinh nghiệm và sự quan tâm chăm sóc cũng như tình yêu thương mà các cô dành cho các cháu. Để đạt được kết quả cuối cùng là giúp cho các cháu hình thành được kĩ năng sống cần thiết cũng như những thói quen tốt phục vụ bản thân, cách cư xử hòa nhã trong giao tiếp với những người xung quanh. Tôi đã cố gắng đề ra những biện pháp hữu hiệu để rèn kĩ năng sống cho trẻ mầm non. Đó chính là lí do tôi chọn đề tài “ Một số biện pháp phát triển kĩ năng sống cho trẻ mẫu giáo 5 tuổi”. II NỘI DUNG: 1. Thực trạng của vấn đề nghiên cứu: Trường mẫu giáo Sơn Ca 2 nằm trên địa bàn Thị xã Gía Rai, tỉ lệ trẻ mẫu giáo 5 tuổi chiếm tỉ lệ khá cao. Chính vì vậy yêu cầu để trẻ đạt được những mục tiêu đề ra ở cuối độ tuổi mẫu giáo làm tiền đề cho các cấp học sau là một nhiệm vụ vô cùng khó khăn và không hề đơn giản, nó đòi hỏi nhiều yếu tố. Và việc giúp cho trẻ hòa nhập với cuộc sống, để trẻ tự lập hơn, hình thành nên những thói quen tốt, đó chính là rèn kĩ năng sống cần thiết cho trẻ làm hành trang để trẻ bước vào đời. * Thuận lợi: Được sự phân công của bộ phận chuyên môn và hiệu trưởng tôi phụ trách chủ nhiệm lớp Lá 3 với sĩ số là 34 trẻ. Trong đó có: 30/34 trẻ đã học qua lớp mầm, chồi nên hầu hết ở một số trẻ mạnh dạn, năng động. Đó cũng được xem là một điều kiện thuận lợi cho quá trình tương tác với trẻ. Bên cạnh đó tôi vẫn được nhà trường trang bị đầy đủ các tài liệu sách báo tham khảo về các đề tài, nội dung phát triển kĩ năng sống cho trẻ mẫu giáo 5 tuổi”. Ngoài ra Ban giám hiệu nhà trường còn đầu tư cho giáo viên các trang thiết bị đồ dùng hỗ trợ cho quá trình chăm sóc giáo dục trẻ như: máy tính, tivi, 2
  2. chính là những kĩ năng sống như: Sự hợp tác, tự kiểm soát, tính tự tin, tự lập, tò mò, khả năng thấu hiểu và giao tiếp. Việc xác định được các kĩ năng cơ bản phù hợp với lứa tuổi sẽ giúp giáo viên lựa chọn đúng những nội dung trọng tâm để dạy trẻ. + Giúp trẻ phát triển kĩ năng sống tự tin: Đây được xem là một trong những kĩ năng đầu tiên mà giáo viên cần chú tâm, việc phát triển sự tự tin, lòng tự trọng của trẻ nghĩa là giúp trẻ cảm nhận được mình là ai, cả về cá nhân trẻ cũng như trong mối quan hệ với những người khác. Kĩ năng sống này giúp trẻ luôn cảm thấy tự tin trong mọi tình huống, mọi lúc, mọi nơi. Ví dụ: Thông qua các giờ hoạt động góc, trẻ tự tin khi thể hiện mình qua các vai chơi, trẻ vào vai “con” trong trò chơi “mẹ con” ở góc phân vai, trẻ biết công việc của con là làm gì, biết phụ giúp ông bà cha mẹ, giờ cơm biết rửa tay sạch sẽ trước khi ăn và biết mời người lớn dùng cơm Bên cạnh đó trẻ còn biết xử lí tình huống chơi một cách tự tin bằng vốn kinh nghiệm mà trẻ góp nhặt được trong cuộc sống. + Phát triển kĩ năng sống phối hợp: Thông qua các trò chơi, và nhiều hoạt động trong ngày như: hoạt động học, hoạt động ăn ngủ, vệ sinh, chúng ta sẽ giúp trẻ học cách cùng làm việc với bạn, hợp tác với bạn, biết sẽ chia và thông cảm với bạn, biết nhường đồ chơi, không tranh giành đồ chơi với bạn, giữ gìn đồ dùng đồ chơi . Bạn sau nhường bạn trước khi xếp hàng, giúp đỡ bạn khi bạn gặp khó khăn + Phát triển kĩ năng thích tò mò, khả năng thấu hiểu: Đây là một trong những kĩ năng quan trọng nhất cần có ở trẻ. Vì trẻ mẫu giáo luôn có nhu cầu tìm tòi khám phá, thich tò mò, ham hiểu biết. Chính vì vậy để giúp trẻ phát triển kĩ năng tò mò ham hiểu biết điều đầu tiên người giáo viên cần làm là gợi mở cho trẻ. Gợi mở trong các hoạt động học, cho trẻ làm quen các kiến thức kĩ năng cần thiết, trò chuyện để giúp trẻ cởi mở hơn, gần gũi với giáo viên hơn.Từ đó khi đã nắm bắt đặc điểm tính cách từng cá nhân trẻ, chúng ta sẽ có biện pháp tác động phù hợp để việc rèn kĩ năng sống cho trẻ đi vào tự 4
  3. + Phát triển các kĩ năng sống theo hướng tích hợp: Đây cũng là một phương thức tốt để dẫn dắt trẻ đạt đến kết quả mà người giáo viên mong đợi. Tích hợp thông qua các hoạt động học như: làm quen văn học, giáo dục thể chất, âm nhạc, khám phá khoa học và xã hội Chúng ta sẽ giáo dục trẻ thông qua những hoạt động này. Tôi còn xây dựng mối liên kết mật thiết với phụ huynh để kịp thời nắm tình hình của trẻ, trao đổi với phụ huyng những nội dung và biện pháp chăm sóc và giáo dục trẻ tại nhà, bàn bạc cách giải quyết những khó khăn gặp phải. Tyên truyền các bậc cha mẹ cách dạy trẻ kĩ năng sống trong gia đình. Cha mẹ có thể giúp trẻ phát triển kĩ năng cảm xúc và xã hội bằng cách tạo ra các mối liên kết bạn bè tại gia đình. Cha mẹ hãy hỏi trẻ muốn mời ai về nhà chơi? Mối quan hệ này được trẻ duy trì khi đến trường, khi có được mối liên kết với một trẻ nào đó trong lớp, các mối quan hệ khác sẽ hình thành tiếp theo một cách dễ dàng hơn. Hơn thế nữa bản thân người giáo viên cũng phải hết sức gương mẫu trong từng cử chỉ nét mặt, hành động để trẻ soi rọi vào đó mà nhập tâm bắt chước. Người lớn cần có thái độ chín chắn, yêu thương, tôn trọng, đối xử công bằng với trẻ và đảm bảo an toàn cho trẻ.Tạo điều kiện tốt nhất cho trẻ vui chơi. Thông qua các bài thơ, câu truyện, bài hát, ta sẽ giáo dục trẻ kĩ năng sống phù hợp, đúng đắn. Ví dụ: Khi cho trẻ làm quen bài thơ “ Giữa vòng gió thơm” giáo viên đặt những câu hỏi như: Nếu là con khi bà bị ốm, con sẽ làm gì? Gợi mở tính tò mò của trẻ. Nếu có một em nhỏ ồn ào trong lúc bà ngủ, con sẽ cư xử với em nhỏ thế nào? Con sẽ nói gì? Giáo dục trẻ biết quan tâm đến người thân của mình. Cô giáo, cha mẹ giúp trẻ phát triển sở thích, ý thích của mình và đảm bảo rằng người lớn có thể cung cấp thêm phương tiện để trẻ thực hiện ý thích đó. Ví dụ: Trẻ thích múa hát thì giáo viên nên động viên khuyến khích cháu thỏa mãn niềm đam mê. Nhưng giáo viên cũng nên chú ý sửa sai uốn nắn cho trẻ khi trẻ có những biểu hiện hoặc hành vi lệch lạc như đánh bạn, giành đồ chơi với bạn, đập phá đồ chơi nên nghiêm khắc nhắc nhở cháu, giúp cháu thấy được hành vi của mình là không đúng. 6
  4. như: “Mỗi ngày đến trường là một ngày vui”, “Mỗi cô giáo là tấm gương sáng về đạo đức, tự học, sáng tạo”. * Kết quả đạt được: Từ những kinh nghiệm và một số biện pháp mà tôi đã áp dụng trong việc phát triển kĩ năng sống cho trẻ 5 tuổi mầm non, giúp tôi tích lũy được nhiều kinh nghiệm trong công tác giảng dạy. Kĩ năng sống ở trẻ được hình thành tốt hơn và đi vào chuẩn mực hơn so với đầu năm học. Ở trẻ khả năng tự lập tăng lên đáng kể. Những thói quen sinh hoạt tập thể ngày càng đi vào nề nếp. Trẻ ý thức công việc của mình đang làm, kiên trì cố gắng đến cùng. Khả năng lao động tự phục vụ ngày càng tốt, trẻ thể hiện công việc của mình một cách tự tin hồn nhiên. 80% trẻ lớp tôi luôn có ý thức giữ vệ sinh chung. Tôi không ngừng phấn đấu để trở thành tấm gương sáng cho trẻ noi theo ở mọi thời điểm, mọi lúc mợi nơi. * Bài học kinh nghiệm: Điều cần làm trước hết là người lớn phải là tấm gương sáng, yêu thương, tôn trọng, đối xử công bằng với trẻ và đảm bảo an toàn cho trẻ. Việc học của trẻ nếu luôn đựơc người lớn khuyến khích, chia sẻ thì trẻ sẽ tự tin vào năng lực của bản thân. Nhân cách ý chí tình cảm của trẻ được hình thành thông qua chơi, chơi để lớn lên. Vì thế, người lớn cần tạo cơ hội để trẻ chơi, từ đó giúp trẻ tìm ra nhiều cách học khác nhau “ học mà chơi, chơi mà học”. Thường xuyên chỉ ra cái mới, hãy trao đổi với trẻ về những thông tin mà cô giáo, cha mẹ vừa phát hiện ra và cho trẻ thấy rằng học lúc nào cũng vừa vui, vừa thử thách, học để mà chơi, chơi để mà học. Phụ huynh cần quan tâm đến trẻ nhiều hơn. Kể chuyện cho trẻ hàng ngày bằng phương pháp mưa dầm thấm lâu: Sử dụng các gương điển hình trong câu truyện để giáo dục kĩ năng sống cho trẻ. VD: Câu truyện “ Hai anh em”, cô có thể giáo dục trẻ kĩ năng lao động để làm ra sản phẩm phải khó khăn vất vả vô cùng. Phải siêng năng chăm chỉ làm 8
  5. * Về phía phụ huynh: Thường xuyên phối hợp chặt chẽ với giáo viên để tạo mọi điều kiện cần thết hỗ trợ trẻ trong công tác rèn kĩ năng sống cho trẻ giúp trẻ có được lối sống lành mạnh, văn hóa trong ứng xử tạo tiền đề cho các cấp học sau. Cần có sự phối hợp chặt chẽ gia đình nhà trường, xã hội để giúp trẻ phát triển một cách toàn diện. * Về phía nhà trường: Rất mong nhận được sự hỗ trợ về cơ sở vật chất, trang thiết bị, môi trường giáo dục trẻ phù hợp như: Xây dựng “ vườn cây của bé ” để trẻ được trực tiếp lao động chăm sóc cây xanh, “Khu vườn cổ tích” qua đó giúp trẻ phát triển kĩ năng sống. Trên đây là một vài kinh nghiệm nhỏ của bản thân đã áp dụng nhằm phát triển kĩ năng sống cho trẻ mẫu giáo 5 tuổi. Mong nhận được sự đóng góp từ Ban giám hiệu nhà trường cùng chị em đồng nghiệp để bản thân hoàn thiện hơn trong công tác chăm sóc giáo dục trẻ. Phường 1, ngày tháng năm 2020 XÁC NHẬN CỦA HỘI ĐỒNG XÉT NGƯỜI VIẾT DUYỆT SÁNG KIẾN, GIẢI PHÁP TRƯỜNG Mai Thị Trúc Linh XÁC NHẬN CỦA HỘI ĐỒNG XÉT XÁC NHẬN CỦA HỘI ĐỒNG XÉT DUYỆT SÁNG KIẾN, GIẢI PHÁP DUYỆT SÁNG KIẾN, GIẢI PHÁP PHÒNG GIÁO DỤC – ĐÀO TẠO THỊ XÃ 10