Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp phát triển thẩm mĩ cho trẻ 5-6 tuổi thông qua hoạt động âm nhạc

I. Đặt vấn đề:

          Giáo dục thẩm mĩ  trong trường mầm non là một trong năm lĩnh vực chủ yếu nhằm bước đầu hình thành và phát triển ở trẻ những hiểu biết và kỹ năng cơ bản về thẩm mĩ nhất là trong hoạt động âm nhạc là một trong những hoạt động quan trọng nhất trong trường mầm non nó ảnh hưởng đến sự hình thành nhân cách con người. Âm nhạc là một môn nghệ thuật hết sức gần gũi với trẻ, là hoạt động được trẻ yêu thích. Có thể coi âm nhạc là một hoạt động không thể tách rời trong việc chăm sóc giáo dục trẻ, hoạt động âm nhạc được thực hiện thường xuyên liên tục và được lồng ghép trong các hoạt động, nó là cầu nối giữa hoạt động này với hoạt động khác và nó là nguồn tạo hứng thú mạnh mẽ nhất để trẻ tham gia vào các hoạt động. 

Hoạt động âm nhạc mang lại cho ta những giây phúc thư giãn thoải mái, âm nhạc có thể đưa con người lại gần với nhau hơn, âm nhạc cũng có thể đưa con người lại gần với thiên nhiên, với cái đẹp, với quê hương đất nước, con người… Chính vì vậy bản thân tôi đã xác định rỏ cần phải giáo dục trẻ lòng yêu âm nhạc, khả năng cảm thụ âm nhạc thông qua các hoạt động phong phú. Đặc biệt đối với trẻ 5 -6 tuổi sắp bước qua cấp học mới, tôi thấy hoạt động âm nhạc vô cùng quan trọng, âm nhạc giúp các em trưởng thành hơn về cả tâm hồn và thể chất. Nhận thức được tầm quan trọng của âm nhạc trong việc chăm sóc và giáo dục nhất là trẻ 5 tuổi, tôi đã nghiên cứu và tìm ra “Một số biện pháp phát triển thẩm mĩ cho trẻ  5 - 6 tuổi thông qua hoạt động âm nhạc”  một cách hữu hiệu.

II. Nội dung:

1. Thực trạng                           

          Năm học 2019 - 2020 được sự phân công dạy lớp lá 1 Trường mầm non Phong Thạnh Đông với số cháu là 42 cháu. 

          Sau khi khảo sát và thăm dò thì tôi nhận thấy những mặt thuận lợi và khó khăn như sau:

doc 9 trang Hải Anh 18/07/2023 4340
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp phát triển thẩm mĩ cho trẻ 5-6 tuổi thông qua hoạt động âm nhạc", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • docsang_kien_kinh_nghiem_mot_so_bien_phap_phat_trien_tham_mi_ch.doc

Nội dung text: Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp phát triển thẩm mĩ cho trẻ 5-6 tuổi thông qua hoạt động âm nhạc

  1. - Bản thân tôi là một giáo viên được đào tạo chính quy và đã có 16 năm kinh nghiệm trong công tác chăm sóc giáo dục trẻ. Vì vậy, tôi nắm bắt được những khả năng, nhu cầu, mong muốn của trẻ để có những cách thiết kế bài giảng hợp lý, phù hợp với yêu cầu của độ tuổi trong từng hoạt động. - Luôn được hướng dẩn chỉ đạo sát sao về chuyên môn của Ban giám hiệu tạo mọi điều kiện cho giáo viên trong công tác giảng dạy. - Đa số phụ huynh quan tâm đến việc học của con em mình, thường xuyên trao đổi với giáo viên về tình hình sức khỏe, khả năng tiếp thu bài của các cháu để cùng kết hợp với nhà trường có phương pháp giáo dục các cháu tốt hơn. b. Khó khăn: - Lớp có 34% cháu chưa qua lớp chồi nên khó tiếp cận chương trình cùng các bạn, việc rèn nề nếp đầu năm gặp nhiều khó khăn, các kĩ năng âm nhạc cháu có được đa số là do sẵn có tại gia đình, chưa qua trường lớp hướng dẫn nên để đưa trẻ đi vào nề nếp và hướng dẫn trẻ các hoạt động âm nhạc cơ bản gặp nhiều khó khăn. - Có góc âm nhạc nhưng còn sơ sài, chưa phong phú, chưa gây được sự hứng thú tham gia của trẻ. - Nhiều trẻ thiếu tự tin chưa được mạnh dạn trong hoạt động âm nhạc chưa thể hiện hết khả năng. Còn một số cháu chưa yêu thích âm nhạc. - Còn một số phụ huynh chưa thực sự quan tâm đến việc học của trẻ, chưa tạo điều kiện cho trẻ được phát huy khả năng âm nhạc. - Sĩ số lớp đông, nhận thức của trẻ không đồng đều ảnh hưởng đến chất lượng của hoạt động âm nhạc. Với những thuận lợi và khó khăn trên tôi đã nghiên cứu tìm những biện pháp giải quyết như sau: 2. Biện pháp: 2.1. Tạo môi trường thu hút trẻ hoạt động âm nhạc Tôi luôn tận dụng diện tích phòng học và chú ý bố trí sắp xếp các học cụ, đội hình để tạo môi trường học một cách thoải mái cho trẻ. Ngoài ra tôi luôn thay đổi cách bày trí góc âm nhạc thật sinh động theo chủ điểm để gây sự thu hút tới trẻ. Ví dụ: Chủ điểm “ Thế giới động vật” tôi trang trí 2
  2. Việc tạo hứng thú cho trẻ cũng được thể hiện qua việc chuẩn bị đồ dùng mang tính thẩm mỹ, khoa học, có tính giáo dục cao và đặc biệt là phù hợp với trẻ và nội dung hoạt động. Vì thế ở các giờ hoạt động âm nhạc cũng như các hoạt động khác tôi rất chú trọng về việc chuẩn bị đồ dùng cho mình như: đàn, phách tre, đĩa nhạc, phục trang đẹp và có màu sắc nổi bật, đặt ở nơi trẻ dễ quan sát, dễ lấy, đội hình trẻ ngồi phù hợp đảm bảo cho tất cả trẻ đều được quan sát và vận động. Ví dụ cho trẻ hát và vận động bài. “Yêu hà nội” gợi ý cho trẻ sử dụng trống lắc, phách tre, dùng đủa gõ vào lon tạo ra âm thanh hổn hợp thật hài hòa. 2.3. Giáo dục âm nhạc trong giờ học âm nhạc Một giờ học giáo dục âm nhạc cô xây dựng theo các cách khác nhau, mỗi giờ học chọn một phần trọng tâm chủ yếu trong một hoạt động: Trọng tâm là ca hát thì nội dung chính là tập cho các cháu hát thuộc bài hát, hát rõ lời, đúng nhạc. Nếu trọng tâm là nghe hát thì phần nghe hát phải kéo dài hơn, chủ yếu là trẻ được nghe cô hát, trẻ cảm nhận được tính chất, tình cảm của âm nhạc nên hưởng ứng cảm xúc với những trạng thái cảm xúc có trong tác phẩm. Nếu trọng tâm là vận động theo nhạc thì cô hướng dẫn trẻ cách vận động theo bài hát để tạo cho bài hát hay hơn, trẻ hứng thú hơn. Tất cả những vận động của tay chân, thân mình nhờ có sự phụ hoạ âm nhạc trở nên chính xác, nhịp nhàng hơn. Vận động theo nhạc tạo cho trẻ sự hoạt bát, nhanh nhẹn, có tư thế đẹp, duyên dáng. Để thu hút vào giờ học và giúp trẻ làm quen với hoạt động âm nhạc được tốt hơn, giáo viên cần đầu tư, nghiên cứu, sáng tạo trong phương pháp dạy học: Vào đầu giờ học cô có thể trò chuyện về chủ đề, xem vật thật, có chủ đề theo nội dung bài dạy để dẫn dắt trẻ tới tác phẩm một cách nhẹ nhàng, tự tin không gò bó trẻ. Ví dụ chủ điểm “Thế giới động vật” khi dạy hát với bài hát “ cá vàng bơi” tôi đội mũ hóa trang, đóng vai và thực hiện các động tác cá bơi để gây sự hứng thú cho trẻ, từ đó trẻ chăm chú nghe và tập theo tôi một cách say mê, thích thú. Vì sự cảm thụ âm nhạc gắn bó chặt chẽ với sự phát triển nhận thức. Nó đòi hỏi trẻ phải chú ý, quan sát nhạy bén. Trẻ tập trung nghe nhạc, so sánh âm thanh làm quen với ý nghĩa biểu cảm của âm thanh đó, ghi nhớ những đặc điểm, tính chất cảu hình tượng âm nhạc. Trò chơi âm nhạc giúp trẻ thoải mái, vận động chạy 4
  3. xanh" hoặc " màu hoa" Qua đó trẻ sẽ được củng cố lại bài hát cũ hoặc làm quen với bài hát mới. Giáo dục các cháu trồng cây, có ý thức chăm sóc và bảo vệ cây. Hình thành cho trẻ tình yêu thiên nhiên cuộc sống Cùng trẻ trò chuyện về bài hát, giải thích cho trẻ về nội dung lời ca, có âm nhạc nhận thấy trẻ thích hẳn lên, vui thú, làm cho hoạt động thêm nhẹ nhàng, thoải mái. - Đối với các trò chơi kết hợp nhạc sẽ tăng sự hứng thú của cháu. Ví vụ với trò chơi “đội nào chuyền bóng nhanh” cô tổ chức cho 2 đội thi đua và được quy đinh trong vòng một bài hát thì trẻ hứng thú tham gia hơn, âm nhạc cũng góp phần tạo không khí buổi hào hứng sôi nổi hơn. 2.5. Tổ chức thông qua các ngày lễ Thông qua các hoạt động tổ chức lễ hội, tôi tổ chức hoạt động âm nhạc theo một chương trình biểu diễn văn nghệ mà 100% trẻ được tham gia nhằm giúp trẻ hứng thú với bộ môn âm nhạc. Hàng năm trường mầm non Phong Thạnh Đông nơi tôi đang công tác, có tổ chức rất nhiều ngày hội ngày lễ và các cuộc thi cho các bé. Điển hình như học kỳ I của năm học 2019 -2020 vừa qua trường tôi đã tổ chức ngày “Ngày hội đến trường của bé”, “Bé vui Tết Trung Thu” . Ở mỗi một ngày hội, ngày lễ trường tôi đã dàn dựng để tổ chức các tiết mục văn nghệ vô cùng đặc sắc, sinh động và công phu. Đặc biệt là cuộc thi văn nghệ do trường tổ chức tôi chọn một tiết mục có nội dung phù hợp chủ đề và lứa tuổi cháu, có giai điệu vui tươi giúp trẻ hứng thú thỏa sức biểu diển hết khả năng của mình. 2.6. Phối hợp với phụ huynh Được thấy con mình tự tin vui vẻ mỗi khi đến trường là điều mà phụ huynh và giáo viên ai cũng mong muốn. Tuy nhiên để làm tốt được công việc này bao giờ cũng cần có sự phối hợp chặt chẽ giữa gia đình và nhà trường. Ngay từ buổi họp phụ huynh đầu năm học tôi đã trao đổi với phụ huynh về tầm quan trọng của hoạt động âm nhạc trong trường mầm non. Mặt khác trong khoảng thời gian trẻ ở trường giáo viên là người luôn bên cạnh trẻ, hiểu được những tâm tư tình cảm của trẻ, do đó mà giáo viên luôn muốn các con trong lớp mình có thêm vốn âm nhạc. Cho nên tôi thường xuyên thông 6
  4. Khi thực hiện đề tài này với những biện pháp thực hiện và kết quả thu được tôi rút ra bài học như sau: - Bản thân cô giáo phải hy sinh nhiều thời gian để tham khảo luôn nghiên cứu sách báo, dự giờ để rút kinh nghiệm cho bản thân. Đầu tư từ cách tổ chức cách hoạt động sao cho phù hơp với các cháu cho đến việc làm thêm nhiều tranh ảnh đồ dùng đồ chơi, Cô giáo không ngừng rèn luyện cho mình tác phong, học hỏi nơi đồng nghiệp, tham dự hội thi khi có dịp và luôn phát huy tính tích cực ở mọi nơi mọi lúc có thể. - Kết hợp chặt chẽ với phụ huynh học sinh để có sự giúp đỡ theo yêu cầu của nhà trường, tạo điều kiện thuận lợi cho việc tổ chức thực hiện. - Bản thân vừa là giáo viên vừa là tổ trưởng chính vì vậy tôi không ngừng học hỏi, tham khảo tài liệu, tham gia học tập, sáng tạo trong phương pháp giảng dạy. - Việc lồng ghép tích hợp, cho trẻ làm quen hoạt động giáo dục âm nhạc ở mọi lúc, mọi nơi giúp trẻ nâng cao hiệu quả học tập. - Trong quá trình giảng dạy cô phải quan tâm đến khả năng từng trẻ để có biện pháp bồi dưỡng phù hợp để đưa chất lượng đồng đều. III. Kết luận 1. Kết luận Nội dung giáo dục âm nhạc cho trẻ mầm non nói trên được thực hiện thông qua giờ hoạt động chính ở lớp và được tích hợp vào một số hoạt động khác trong chương trình chăm sóc giáo dục trẻ. Từ những vốn kinh nghiệm tích lũy ấy, tôi đã áp dụng và có hiệu quả ở lớp mình nhằm hình thành ở trẻ những yếu tố của một nhân cách phát triển toàn diện, hài hoà, đó là sự phát triển về thẩm mĩ, đạo đức, trí tuệ và thể lực trong mối quan hệ chặt chẽ với nhau. Để làm tốt nội dung giáo dục âm nhạc, đòi hỏi giáo viên phải có lòng yêu nghề, mến trẻ, có tinh thần trách nhiệm cao trong công việc. Đặc biệt phải có vốn kiến thức chuyên môn, có kinh nghiệm, biết xây dựng và sử dụng linh hoạt những phương pháp, biện pháp, thủ thuật đề ra trong tiết học. 2. Kiến nghị 8