Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp tăng cường công tác duy trì sĩ số lớp và nâng cao tỉ lệ chuyên cần

 (I.)  Đặt vấn đề:

           Nhà giáo dục học Horaceman đã từng nói: “Một ông thầy mà không dạy cho học trò được việc ham muốn học tập thì chỉ là đập búa trên sắt nguội mà thôi”…Việc tạo niềm vui và động lực cho các cháu đến trường đang trở thành một nhiệm vụ cấp thiết cho các cấp học, không phải chỉ riêng mầm non

          Đối với trẻ 5- 6 tuổi là độ tuổi hiếu động và tinh nghịch thì việc truyền cảm hứng cho trẻ đi học là điều không dễ. Để giúp  các cháu xây dựng được nền tảng kiến thức phù hợp với từng độ tuổi tránh nhàm chán là cả một nghệ thuật. Tạo động lực để giúp trẻ đến trường, đến lớp bằng niềm vui, sự thoải mái, tránh gò bó, áp đặt là một thách thức lớn đối với giáo viên mầm non

            Chính vì thấy được tầm quan trọng của việc tạo hứng thú cho trẻ đến lớp học và việc duy trì tỉ lệ trẻ học đều mỗi ngày nên tôi đã lựa chọn đề tài“ Một số biện pháp tăng cường công tác duy trì sĩ số lớp và nâng cao tỉ lệ chuyên cần”. Với niềm tin tạo cho các cháu môi trường học an toàn, tươi vui và phấn khởi đi học. 

         Song việc tăng cường duy trì sĩ số lớp và phấn đấu tỉ lệ chuyền cần là một thách thức không nhỏ dành cho các giáo viên vì nó còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố tác động. Bên cạnh đó do tính đặc thù của độ tuổi mầm non mẫu giáo, cháu rất dễ nghỉ học do nhiều lí do chủ quan lẫn khách quan. Việc duy trì sĩ số lớp ổn định mỗi ngày đang vừa là yêu cầu vừa là nhiệm vụ mà Ban giám hiệu nhà trường và cấp trên giao phó cho giáo viên chủ nhiệm lớp.

         Dưới đây là một số ý tưởng tôi đã rút ra được trong quá trình công tác, xin chia sẻ cùng chị em để mong nhận được sự hợp tác chia sẻ cùng nhau hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được giao.

( II.) Nội dung: 

          1. Thực trạng vấn đề:

       Có thể nới mục tiêu lớn nhất của Giáo Dục Mầm Non là giúp trẻ phát triển một cách toàn diện về mặt nhân cách, trí tuệ, thể chất, tình cảm thẩm mĩ và góp phần hình thành cho trẻ những cảm xúc tích cực khi đi học và giao tiếp cùng bè bạn. Phấn đấu làm sao để tìm ra nhiều biện pháp tác động trực tiếp hoặc gián tiếp để trẻ đến lớp trong tâm trạng thoải mái và ham thích được đi học

doc 11 trang Hải Anh 19/07/2023 3080
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp tăng cường công tác duy trì sĩ số lớp và nâng cao tỉ lệ chuyên cần", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • docsang_kien_kinh_nghiem_mot_so_bien_phap_tang_cuong_cong_tac_d.doc

Nội dung text: Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp tăng cường công tác duy trì sĩ số lớp và nâng cao tỉ lệ chuyên cần

  1. Trên địa bàn thị xã Gía Rai, các trẻ là người dân tộc Khơme chiếm số lượng khá cao, nhiều cháu có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn, hoàn cảnh mồ côi, cha mẹ làm ăn xa . nên không phải ai cũng có điều kiện bán trú. Chính vì vậy năm học này và nhiều năm học sau nữa, tôi quyết tâm góp một phần công sức để giúp các cháu hình thành niềm vui khi đến lớp và được đến lớp thông qua việc tích lũy các kinh nghiệm của mình trong suốt thời gian dài giảng dạy tạo thành một sáng kiến kinh nghiệm để cùng trao đổi với các chị em đồng nghiệp. * Thuận lợi : Trường trang bị thiết bị trình chiếu, máy catset, tivi, băng đĩa phục vụ cho chương trình học. Lớp học sạch sẽ thoáng mát. Trẻ lớp lá học hai buổi/ ngày nên gần gũi với giáo viên Được sự quan tâm của ban giám hiệu trường và đồng nghiệp. Giáo viên nắm bắt kịp thời để tự lập kế hoạch. Được sự ủng hộ nhiệt tình của phụ huynh phối hợp cùng giáo viên chủ nhiệm Giáo viên có trình độ trên chuẩn. Có kiến thức về chương trình giáo dục mầm non. Có nhiều kinh nghiệm trong công tác. * Khó khăn: Tỉ lệ trẻ người dân tộc Khơmer của lớp chiếm 58,82%. Đa số các cháu người dân tộc có hoàn cảnh vô cùng khó khăn, gia đình đông con, ít được cha mẹ quan tâm săn sóc chạy cơm từng ngày nên chưa có điều kiện ăn bán trú Một số phụ huynh nuông chìu theo ý trẻ, chưa làm tốt công tác phối hợp cùng giáo viên chủ nhiệm Tình hình dịch bệnh theo mùa, dịch bệnh nguy hiểm phát sinh, các sự cố bất ngờ làm trì trệ khoản thời gian học tập của các cháu Liệu có biện pháp nào để cải thiện tư duy ham thích đi học của các cháu ? Và khắc phục phần nào những khó khăn cản trở trẻ đến lớp. Đó là những trăn trở đối với người giáo viên. Sau đây là một số biện pháp mà tôi đã đúc kết được 2
  2. Thực hiện tốt chương trình giáo dục mầm non cho trẻ theo hướng tích cực, lấy trẻ làm trung tâm, xây dựng môi trường học tập cho trẻ vừa an toàn, vừa thoải mái để trẻ trải nghiệm Giáo viên nên tùy vào đặc điểm tình hình lớp và tùy khả năng từng cháu để xây dựng kế hoạch giảng dạy phù hợp với lớp mình. Để tăng hứng thú ham thích đi học cho trẻ, không theo hướng nhồi nhét kiến thức, không rập khuôn máy móc. Muốn trẻ ham thích đi học cần có sự phối hợp giữa giáo viên với trẻ, giáo viên với phụ huynh và giữa phụ huynh với trẻ, cần có sự tác động qua lại nhịp nhàng để đảm bảo duy trì mật độ đến lớp thường xuyên của trẻ + Biện pháp 2: Công tác phối hợp chặt chẽ cùng phụ huynh Gíao viên và phụ huynh trẻ nên là những camera thông minh, quan sát trẻ mọi lúc mọi nơi để kịp thời can thiệp ở những trường hợp cấp bách cần thiết. Nhưng cũng không nên can thiệp quá sâu vào thế giới của trẻ chỉ nên dừng ở mức độ bảo vệ khi trẻ gặp các trường hợp nguy hiểm hay những khi trẻ cần ta giúp đỡ. Trẻ ở trường thì có cô, ở nhà thì có gia đình, vì vậy cần có sự phối hợp chặt chẽ giữa gia đình và nhà trường, giữa giáo viên và phụ huynh. Khi nhà trường cần hỗ trợ, phụ huynh hãy hết lòng ủng hộ và ngược lại giáo viên hãy giúp đỡ phụ huynh khi phụ huynh thật sự cần Thông qua các bảng tuyên truyền vận động, những điều phụ huynh cần biết, giáo viên kịp thời cung cấp những thông tin đến cha mẹ trẻ và nhắc nhở phụ huynh nên theo dõi sát sao bảng thông tin của lớp. Nếu phụ huynh có khúc mắc hay khó khăn gì khó giải quyết liên quan đến trẻ hãy trực tiếp liên hệ với giáo viên chủ nhiệm thông qua số điện thoại hay trang mạng kết nối nhóm zalo + Biện pháp 3: Xác định rõ nguyên nhân và từng bước giải quyết vấn đề Ta đã tự hỏi tại sao cháu ngày hôm đó lại không muốn đi học? Trong khi hôm trước đi học về cháu vẫn còn rất hăm hở, ham thích được đến lớp. Căn bản là trẻ con vốn dĩ cảm xúc rất dễ vỡ, không ổn định. Mệt mỏi một tí là không muốn đi học, đòi một thứ gì đó, ba mẹ không đáp ứng là giận dỗi không muốn đi học và nhiều trẻ còn ương bướng cãi lại bố mẹ và khóc ròng không muốn đến lớp 4
  3. + Biện pháp 4: Thực hiện tốt công tác tăng cường làm đồ dùng đồ chơi tự tạo và đi kèm với hoạt động trải nghiệm lấy trẻ làm trung tâm Vui chơi từ lâu đã là nguồn cảm hứng vô tận cho trẻ và trở thành một trong những nhu cầu không thể thiếu đối với trẻ mầm non. Trẻ đi học đến trường chưa hẳn là để lĩnh hội những kiến thức khô khan, mà là để vừa học vừa chơi, có đồ dùng để cùng chơi với đồ dùng, có đồ chơi để cùng chơi với đồ chơi. Tất cả những gì trẻ mong đợi khi đến lớp ngoài sự ân cần trìu mến của cô, vòng tay yêu thương của bè bạn thì điều cốt lõi là trẻ được say mê trải nghiệm. Cô nên tăng cường sáng tạo nhiều đồ dùng đồ chơi theo chủ đề hoặc từ các nguyên vật liệu sẵn có ở địa phương. Các đồ dùng đồ chơi tự tạo mang tính thẩm mĩ cao sẽ thu hút trẻ tham gia vào tất cả các hoạt động Ngoài ra giáo viên nên tổ chức nhiều trò chơi mới để thu hút trẻ chơi, tạo ra nhiều hoạt động để trẻ khám phá trải nghiệm, cho trẻ được trải nghiệm với các thí nghiệm khoa học, được tìm hiểu thiên nhiên Trẻ sẽ háo hức đến lớp hơn. Việc lấy trẻ làm trung tâm sẽ góp phần phát huy tính tích cực ở trẻ, trẻ mạnh dạn tự tin khi đến lớp. Ví dụ: giáo viên có thể sưu tầm cải biên một số trò chơi trên các trang truyền thông như trò chơi Tam sao thất bản, Ô cửa bí mật, Chiếc nón kì diệu Một số trò chơi mới lạ, sáng tạo với các nguyên liệu mở như lá cây, vỏ sò, hạt me, hạt đậu, cúc áo, pha màu nước Hay các hoạt động thí nghiệm như Vật chìm nổi, Không khí có từ đâu? Vì sao có mưa? Tìm hiểu một số nguồn gốc từ các loài động vật, thực vật hết sức thú vị như là Vòng đời của ếch, Vòng đời của bướm, Cây xanh có từ đâu? Sẽ thu hút trẻ đến lớp để tham gia vào hoạt động vui chơi và khám phá + Biện pháp 5: Ngăn chặn tình trạng bỏ học và giảm sĩ số lớp vào những thời điểm quan trọng trong năm và dự trù biến cố tác động Thông thường trẻ có xu hướng bỏ học nếu có sự chấp thuận từ cha mẹ, giáo viên nên kịp thời phát hiện và xử lí. Thường xuyên trao đổi thông tin cùng phụ huynh để nắm bắt thông tin kịp thời, liên hệ với phụ huynh thường xuyên về tình hình học tập của cháu, các biểu hiện về sức khỏe. Động viên khuyến khích trẻ đi 6
  4. số lượng trẻ trong độ tuổi ra lớp, để có hướng vận động phù hợp, và tránh tình trạng để sót trẻ chưa ra lớp. Hàng năm, giáo viên có phiếu điều tra phổ cập và thực hiện việc đi đến từng hộ gia đình tìm hiểu thông tin và điền đầy đủ các dữ liêu như tên chủ hộ, dân tộc, quan hệ với chủ hộ, các cột tổ phường địa chỉ trẻ ở, năm sinh, tên trường trẻ đang học, tên nhóm lớp đã và đang học nhà trẻ, mẫu giáo, đang học trái tuyến, chưa đi học, đã đi học, bỏ học, số phiếu cập nhật kịp thời số liệu trẻ Thông qua các phiếu điều tra này, giáo viên sẽ kịp thời nắm bắt được việc các cháu đã ra lớp hay chưa để đối chiếu cùng số liệu ủy ban phường xã, nhằm cập nhật lại thông tin mỗi năm cho trẻ ở độ tuổi 5- 6 tuổi Từ đó phối hợp Ban giám hiệu nhà trường, các đoàn thể, các Hội phụ nữ phường vận động hỗ trợ trẻ 5 tuổi ra lớp, một mặt để phổ cập cho trẻ 5 tuổi. Mặt khác để tăng cường chất lượng giáo dục trẻ mầm non, chuẩn bị tâm thế và những điều kiện cơ bản cho trẻ để trẻ chuẩn bị vào lớp một. 3. Kết quả đạt được : Qua việc áp dụng sáng kiến Một số biện pháp duy trì sĩ số và tăng cường tỉ lệ chuyên cần cho trẻ mẫu giáo 5- 6 tuổi. Tôi đã gặt hái một số thành công nhất định như sau: Ngoài một số trường hợp do dịch bệnh đậu mùa ở trẻ cần cách ly, thời điểm dịch bệnh Corona bùng phát, cháu phải nghỉ học thì tỉ lệ trẻ đến lớp luôn đảm bảo chuyên cần. Sĩ số lớp vẫn duy trì được cuối năm học, không có tình trạng trẻ bỏ học giữa chừng và mỗi ngày trẻ đều hứng thú đi học. Giáo viên và phụ huynh có nhiều điều kiện trao đổi thông tin và phối hợp chặt chẽ trong công tác động viên trẻ đến lớp. Đa số trẻ được cung cấp đầy đủ kiến thức căn bản chuẩn bị tâm thế vào lớp một. Giúp phụ huynh nhận thấy được tầm quan trọng của giáo dục mầm non, từ đó giúp ích cho việc phụ huynh đưa trẻ đi học chuyên cần, tránh bỏ sót kiến thức và việc hoàn thiện các kĩ năng cần thiết cho trẻ. 8
  5. bước vào các cấp học tiếp theo * Kiến nghị : + Đối với nhà trường: kịp thời vận động hỗ trợ kinh phí để tương trợ chia sẻ các trẻ có hoàn cảnh khó khăn Kịp thời liên hệ Uỷ ban nhân dân thị xã có kế hoạch rà soát vận động trẻ ra lớp + Đối với phụ huynh: cần có sự phối hợp chặt chẽ giữa gia đình và nhà trường để có kế hoạch chăm sóc giáo dục cháu phù hợp cho từng cá nhân trẻ để động viên trẻ học đều, đảm bảo duy trì sĩ số lớp Trên đây là một số biện pháp Tăng cường công tác duy trì sĩ số lớp và nâng cao tỉ lệ chuyên cần các cháu trong trường mẫu giáo mà tôi đã áp dụng. XÁC NHẬN CỦA HỘI ĐỒNG XÉT Phường 1, ngày tháng năm 2020 DUYỆT SÁNG KIẾN, GIẢI PHÁP NGƯỜI VIẾT TRƯỜNG Lâm Thị Thu Hạnh XÁC NHẬN CỦA HỘI ĐỒNG XÉT XÁC NHẬN CỦA HỘI ĐỒNG XÉT DUYỆT SÁNG KIẾN, GIẢI PHÁP DUYỆT SÁNG KIẾN, GIẢI PHÁP PHÒNG GIÁO DỤC – ĐÀO TẠO THỊ XÃ 10