Sáng kiến kinh nghiệm Một số kinh nghiệm dạy bài khó môn Sinh học lớp 9

A. Đặt vấn đề:

          Môn sinh học lớp 9 là một môn khoa học tự nhiên giúp học sinh tìm hiểu và nghiên cứu về Di truyền và biến dị; Sinh vật và môi trường, đây là một nội dung mới và khó đối với học sinh, nội dung các bài thường dài về nội dung và trừu tượng về kiến thức. Do đó đòi hỏi học sinh phải tập trung cao và khả năng khai thác, phân tích tổng hợp từ nhiều nguồn kiến thức là rất quan trọng, giáo viên cần biết hướng dẫn học sinh tìm ra kiến thức mới. Mỗi nội dung gồm:

          - Phần Di truyền và biến dị ( Phân môn di truyền học)  gồm 6 chương với 40 bài, trong đó có 7 bài thực hành và 33 bài lý thuyết.

          - Phần Sinh vật và môi trường ( Phân môn sinh thái học) gồm 4 chương với 26 bài trong đó có 7 bài thực hành và 19 bài lý thuyết.

          Trong chương trình thực hành chiếm 21,2%; lý thuyết chiếm 78,8% tổng số bài của chương trình.

          Theo định hướng giáo dục hiện nay là nhằm phát huy năng lực và phẩm chất của học sinh trong đó đặc biệt quan tâm đến năng lực tự học của học sinh.

          Phương pháp dạy các bài khó như thế nào cho có hiệu quả đó cũng chính là vấn đề mà tôi mạnh dạn đề cập trong chuyên đề “Một số kinh nghiệm dạy các bài khó trong  môn sinh học lớp 9”. Mong nhận được sự quan tâm trao đổi, góp ý chân thành của các đồng nghiệp.

B.  Thực trạng dạy học:

1.  Ưu điểm:

doc 8 trang Hải Anh 12/07/2023 2200
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Một số kinh nghiệm dạy bài khó môn Sinh học lớp 9", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • docsang_kien_kinh_nghiem_mot_so_kinh_nghiem_day_bai_kho_mon_sin.doc

Nội dung text: Sáng kiến kinh nghiệm Một số kinh nghiệm dạy bài khó môn Sinh học lớp 9

  1. - Các trường đều có kết nối mạng Internet; có ít nhất 1 đầu chiếu trở lên; có trường được trang bị màng hình treo tường ( Giá Rai B) Đó là điều kiện trình chiếu cho học sinh quan sát qua hình ảnh, đoạn video khá thuận lợi. - Giáo viên đã được tập huấn nhiều và cũng đã trang bị những lý luận cơ bản về đổi mới phương pháp dạy học; nhiều giáo viên đã vận dụng có hiệu quả (trong điều kiện của nhà trường) đã tạo được hứng thú cho học sinh. - Việt Nam là một nước có địa hình phong phú, đa dạng; có khí hậu nhiệt đới gió mùa ẩm và nhiều điều kiện tự nhiên khác nên Việt Nam có hệ sinh thái cùng với hệ động vật vô cùng phong phú và có ở hầu hết các địa phương với những hệ sinh thái đặc trưng và những sinh vật khác nhau là điều kiện để dạy phần sinh thái và môi rường. 2. Hạn chế, tồn tại: - Nhiều trường thiếu điều kiện tổ chức nghiên cứu thực tế nhất là các trường ở trung tâm Thị xã. - Nhiều giáo viên còn ngại tổ chức cho học sinh tự nghiên cứu, hoạt động vì sợ các em không làm được, không hoạt động và kết quả là phần lớn số tiết dạy giáo viên làm thay học sinh. - Việc chuẩn bị cho tiết học và ý thức của một bộ phận lớn học sinh chưa cao, điều đó ảnh hưởng lớn đến chất lượng tiết dạy. - Môn học cũng không nhiều học sinh quan tâm và yêu thích C. Nội dung, phương pháp tiến hành: Qua tìm hiểu trong tổ, giáo viên dạy môn sinh học lớp 9 tại đơn vị thì có đề xuất 2 bài khó là: Bài 11. Phát sinh giao tử và thụ tinh ( phần di truyền học ở HKI) Khó vì chỉ là kênh chữ nhiều, cách tổ chức cho học sinh hoạt động như thế nào để học sinh không phải đọc từ thông tin SGK để trả lời câu hỏi; Nội dung kiến thức có 3 phần khá nhiều.
  2. Quá trình Kết quả Sự tạo noãn Sự tạo tinh Nguyên phân Giảm phân 1 Giảm phân 2 - Học sinh: chuẩn bị bài theo SGK. III. Tổ chức các hoạt động dạy học: 1. Ổn định tổ chức: Kiểm tra sự chuẩn bị của học sinh 2. Kiểm tra bài cũ: Lồng ghép vào bài mới. 3. Bài mới: Hoạt động 1: GV nêu vấn đề ( 2-3 phút) VD: Tại sao tạo ra một cá thề mới từ bộ NST lưỡng bội (2n) nhưng vẫn giữ nguyên số NST của loài? Do quá trình nào tạo ra cá thể mới? a. Mục đích: tạo cho học sinh những vấn đề để học sinh suy nghĩ ND: Học sinh biết quá trình phát sinh giao tử, thụ tinh và ý nghĩa của giảm phân và thụ tinh. b. Cách thức tổ chức hoạt động: - GV: nêu vấn đề: Tại sao tạo ra một cá thề mới từ bộ NST lưỡng bội (2n) nhưng vẫn giữ nguyên số NST của loài? Do quá trình nào tạo ra cá thể mới?
  3. Nguyên phân 2 noãn nguyên bào (2n) 2 tinh nguyên bào (2n) Giảm phân 1 Noãn bào bậc 1(2n) tạo Tinh bào bậc 1(2n) tạo thành noãn bào bậc 2(n) thành tinh bào bậc 2(n) Giảm phân 2 Tạo thành 1 trứng (n) và Tạo thành 4 tinh trùng(n) các thể cực ( bị tiêu biến) Kiến thức 2. Thụ tinh MD: Hsinh biết thế nào là thụ tinh Thới gian: 7 phút Gv cho hsinh hoạt động cá Hđộng cá nhân nhân tìm hiểu thụ tinh qua kênh chữ và hình 11 Hsinh trả lời câu hỏi sau: Là sự kết hợp giữa 1 tế bào Là sự kết hợp giữa 1 tế bào Thế nào là thụ tinh sinh dục đực ( 1 tinh trùng) sinh dục đực ( 1 tinh trùng) với 1 tế bào sinh dục cái ( 1 với 1 tế bào sinh dục cái ( 1 trứng) để tạo thành hợp tử trứng) để tạo thành hợp tử Gv kết luận (2n) (2n) Hsinh nhận xét, bổ sung GV yêu cầu Hsinh trả lời Hsinh trao đổi cặp và trả câu hỏi giữa bài theo cặp 2 lời: hsinh là sự tổ hợp 2 bộ NST của 2 giao tử đực và cái tạo thành bộ nhân lưỡng bội ở hợp tử có nguồn gốc từ bố và từ mẹ. GV kết luận. Hsinh nhận xét, bổ sung Kiến thức 3. Ý nghĩa của giảm phân và thụ tinh MĐ: Hsinh biết ý nghĩa của quá trình giảm phân và thụ tinh Thời gian: 8-10 phút Gv cho hsinh tìm hiểu Hđộng cá nhân
  4. Thực hiện trên tinh thần cải cách của Bộ GD-ĐT về đổi mới phương pháp dạy học: lấy HS làm trung tâm và GV là người hướng dẫn, định hướng cho HS chiếm lĩnh tri thức, đồng thời với mong muống nâng cao khả năng tự học của HS, nâng cao chất lượng giảng dạy bộ môn thông qua việc kiểm chứng kiến thức qua các bài dạy ở mỗi chương. mỗi phần. Trong thực hiện không tránh khỏi những hạn chế về thời gian và những sơ suất, những điểm chưa cụ thể, những ý định chưa thực hiện được như: thực hiện thí điểm, một số nội dung trong chuyên đề cần được khai thác thêm như trong việc sử dụng hệ thống câu hỏi như thế nào phù hợp với nội dung bài học và năng lực của HS, thiếu nhiều ví dụ khác Một lần nữa chúng tôi rất mong nhận được sự quan tâm, đóng góp ý kiến của quý đồng nghiệp để chuyên đề được hoàn thiện hơn, và có thể ứng dụng hiệu quả hơn. Phong Thạnh Đông, ngày 09 tháng 12 năm 2019 Hiệu trưởng Người viết Trần Đức Ngọ Phạm Minh Thủ