Sáng kiến kinh nghiệm Nâng cao chất lượng môn Tin học 6 bằng cách tạo hứng thú cho học sinh ở trường Trung Học Cơ Sở
A. ĐẶT VẤN ĐỀ
1. Lý do chọn đề tài
Chất lượng bộ môn là mục tiêu hàng đầu của nhà trường nói chung và của cá nhân nói riêng. Để nâng cao chất lượng bộ môn thì người giáo viên phải thường xuyên đổi mới tìm tòi học hỏi nhiều phương pháp mới để nhằm nâng cao chất lượng dạy học đồng thời tạo cảm giác hứng thú kích thích người học đi theo con đường mà giáo viên hướng dẫn các em.
Đặc thù của môn học có nhiều nội dung rất mới, rất trừu tượng đối với các em vì thế các em rất khó hình dung tưởng tượng ra dẫn đến các em dễ nhàm chán và không thích môn học.
Do các em học sinh lớp 6 đầu cấp Tin học là một một rất mới đối với các em, đa số các em rất ít tiếp xúc với máy tính nên cũng ảnh hưởng đến chất lượng bộ môn rất nhiều. Đó chính là lí do tôi chọn đề tài “Nâng cao chất lượng môn tin học 6 bằng cách tạo hứng thú cho học sinh ở Trường Trung học cơ sở”
2. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu
2.1. Mục đích nghiên cứu
Đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng môn tin học 6 bằng cách tạo hứng thú cho học sinh ở Trường Trung học cơ sở.
2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
Tìm hiểu những nguyên nhân dẫn đến học sinh nhàm chán, không hứng thú và trao đổi với đồng nghiệp đề ra các giải pháp nhằm nâng cao hiệu chất lượng môn Tin học 6.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
3.1. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu là những giải pháp nhằm nhằm nâng cao chất lượng môn Tin học 6 bằng cách tạo hứng thú cho học sinh ở Trường Trung học cơ sở.
3.2. Phạm vi nghiên cứu
Chỉ tập trung nghiên cứu ở học sinh lớp 6 của Trường Trung học cơ sở năm học 2020-2021.
4. Phương pháp nghiên cứu
- Phương pháp điều tra;
- Phương pháp phỏng vấn;
File đính kèm:
- sang_kien_kinh_nghiem_nang_cao_chat_luong_mon_tin_hoc_6_bang.doc
Nội dung text: Sáng kiến kinh nghiệm Nâng cao chất lượng môn Tin học 6 bằng cách tạo hứng thú cho học sinh ở trường Trung Học Cơ Sở
- 2 NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG MÔN TIN HỌC 6 BẰNG CÁCH TẠO HỨNG THÚ CHO HỌC SINH Ở TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ SỞ A. ĐẶT VẤN ĐỀ 1. Lý do chọn đề tài Chất lượng bộ môn là mục tiêu hàng đầu của nhà trường nói chung và của cá nhân nói riêng. Để nâng cao chất lượng bộ môn thì người giáo viên phải thường xuyên đổi mới tìm tòi học hỏi nhiều phương pháp mới để nhằm nâng cao chất lượng dạy học đồng thời tạo cảm giác hứng thú kích thích người học đi theo con đường mà giáo viên hướng dẫn các em. Đặc thù của môn học có nhiều nội dung rất mới, rất trừu tượng đối với các em vì thế các em rất khó hình dung tưởng tượng ra dẫn đến các em dễ nhàm chán và không thích môn học. Do các em học sinh lớp 6 đầu cấp Tin học là một một rất mới đối với các em, đa số các em rất ít tiếp xúc với máy tính nên cũng ảnh hưởng đến chất lượng bộ môn rất nhiều. Đó chính là lí do tôi chọn đề tài “Nâng cao chất lượng môn tin học 6 bằng cách tạo hứng thú cho học sinh ở Trường Trung học cơ sở” 2. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu 2.1. Mục đích nghiên cứu Đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng môn tin học 6 bằng cách tạo hứng thú cho học sinh ở Trường Trung học cơ sở. 2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu Tìm hiểu những nguyên nhân dẫn đến học sinh nhàm chán, không hứng thú và trao đổi với đồng nghiệp đề ra các giải pháp nhằm nâng cao hiệu chất lượng môn Tin học 6. 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 3.1. Đối tượng nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu là những giải pháp nhằm nhằm nâng cao chất lượng môn Tin học 6 bằng cách tạo hứng thú cho học sinh ở Trường Trung học cơ sở. 3.2. Phạm vi nghiên cứu Chỉ tập trung nghiên cứu ở học sinh lớp 6 của Trường Trung học cơ sở năm học 2020-2021. 4. Phương pháp nghiên cứu - Phương pháp điều tra; - Phương pháp phỏng vấn;
- 4 Đa số các em chưa ý thức được tầm quan trọng của bộ môn nên chất lượng học tập còn hạn chế. Đây là bộ môn đặc trưng muốn đạt chất lượng cao đòi hỏi các em phải tiếp xúc với máy tính nhiều nhưng thời lượng mỗi tuần chỉ có 2 tiết trên lớp thì các em chưa thể thực hành hết các kiến thức đã học mà nếu có thực hành hết thì sẽ chóng quên. Một thực tế khác là ý thức học tập của một số học sinh không cao, không hứng thú trong học tập, lười hoạt động, không tích cực tự giác, ý thức tự học, tự rèn luyện yếu. Chương 3. Các giải pháp thực hiện Để mỗi bài giảng sinh động, hấn dẫn và dễ tiếp thu hơn nhờ sự trợ giúp của Công nghệ thông tin trong quá trình giảng dạy tôi đã tổ chức thực hiện một số giải pháp sau: 3.1. Gợi động cơ mở đầu bài mới, khởi động bài học. Tạo cho học sinh một động cơ, một ham muốn tìm ra con đường đi tới đích. Từ đó khêu gợi trí tò mò khoa học, sự hứng thú khám phá cái mới. Đây chính là một biện pháp quan trọng để phát huy tính tự giác, chủ động trong học tập của học sinh. Sau đây là một số biện pháp thực hiện: - Giải quyết mâu thuẩn Ví dụ: Ngoài thực tế, nhờ hệ thống điều khiển mà tranh chấp được giải quyết, trong máy tính cái gì sẽ thực hiện giải quyết tranh chấp đó? - Hướng tới sự hoàn chỉnh và hệ thống Ví dụ: Chúng ta đã biết khái niệm về thông tin, vậy thông tin gồm có mấy dạng? Biểu diễn thông tin đó như thế nào? Biểu diễn thông tin trong máy tính ra sao? Chúng ta cùng nghiên cứu tìm hiểu bài 2 thông tin và biểu diễn thông tin. - Lật ngược vấn đề Ví dụ: Các em đã tìm hiểu máy tính điện tử có thể dùng rất nhiều việc, vậy điều gì máy tính chưa thể làm được? 3.2. Sử dụng giáo án điện tử, phòng máy thực hành Ứng dụng Công nghệ thông tin vào dạy học đã góp phần tích cực vào việc đổi mới phương pháp dạy học, nó làm cho các giờ học hấp dẫn nhờ những đoạn video clip sinh động, những hình ảnh, bản đồ với màu sắc đẹp, hình vẽ chuyển động được tích hợp vào bài giảng. Nếu không có thì học sinh rất khó tưởng tượng và giáo viên cũng rất khó giải thích. Những hình ảnh minh họa đó đã thay thế cho rất nhiều lời giảng và giúp cho học sinh tư duy dễ dàng hơn. Tuy nhiên cần phải kết hợp hài hòa giữa màn hình với lời giảng sao cho linh hoạt, uyển chuyển. Qua thực tế giảng dạy tất cả các em đều rất thích được lên phòng máy để thực hành, để được học các bài giảng điện tử, cuối giờ các em sẽ được củng cố bài học qua các trò chơi giải ô chữ, trắc nghiệm nhanh,
- 6 Ở phần củng cố bài gọi học sinh lên bảng trình bày nội dung sơ đồ tư duy mà các em đã thực hiện cho các bạn theo dõi nội dung bài học. Giáo viên nhận xét đánh giá ghi điểm và dặn dò học sinh chuẩn bị bài học cho lần sau. 3.5. Gây hứng thú bằng cách sử dụng các trò chơi đơn giản Tâm lí học sinh rất thích vừa học vừa chơi, không gây áp lực tâm lí nặng nề của tiết học, tạo cho các em thoải mái, giảm căn thẳng, chơi để lĩnh hội tri thức mới từ trò chơi, làm cho không khí lớp trở nên vui vẻ tạo ra sự đoàn kết giữa các em. Việc này đòi hỏi giáo viên chịu khó nghĩ ra các trò chơi có hàm ý nội dung cần truyền đạt trong trò chơi chắc chắn các em sẽ tiếp thu kiến thức một cách hiệu quả không thấy chán mỗi khi đến giờ học Tin học. Ví dụ: Trò chơi đoán tên đồ vật: Sử dụng một cái thùng kín bỏ vào một số thiết bị bộ phận của máy tính yêu cầu các em đưa tay vào chọn thiết bị và đọc tên từng bộ phận mà các em chọn được. 3.6. Thường xuyên củng cố và phát triển hứng thú trong giờ học Việc gây hứng thú cho học sinh không chỉ một lần mà đòi hỏi phải thực hiện thường xuyên trong tiết học, hơn nữa mức độ hứng thú ngày càng tăng các em không để ý thời gian trôi đi nhanh chóng và khi tiết học kết thúc các em vẫn còn cảm thấy luyến tiếc. Chương 4. Kết quả Trong thời đại kỹ thuật số ngày nay, giáo dục thông qua trò chơi nhằm kích thích hành vi cụ thể và tăng cường khả năng tự học của học sinh giúp giảm căng thẳng của giờ học, phát triển năng lực tư duy của các em, có thể áp dụng ngoài lớp học, không bị giới hạn trong các giờ học chính khóa của học sinh. Phụ huynh có thể áp dụng cách tiếp cận để cho con em mình "chơi" bài tập về nhà và học tập, điều này không chỉ dẫn đến tăng cường sự tham gia của học sinh mà còn cho phép
- 8 - Đa số phụ huynh học sinh quan tâm, trang bị cho con em trang thiết bị hỗ trợ học tập qua Ứng dụng Công nghệ thông tin giúp các em học tập ở nhà, trao đổi thêm với giáo viên nhằm giáo dục ý thức tự học tự rèn luyện của các em; - Trong thời gian cách ly xã hội do Covid 19 các em không được đến trường, phải học ở nhà thông qua Ứng dụng Công nghệ thông tin dạy - học trực tuyến các em học và tương tác rất tốt với giáo viên; 2. Đề xuất và kiến nghị 2.1. Đối với Phòng Giáo dục và Đào tạo - Đề nghị các cấp lãnh đạo có kế hoạch hữu hiệu để phát triển kinh tế xã hội ở địa phương, góp phần nâng cao đời sống của người dân. - Luôn tạo mọi điều kiện giúp đỡ về vật chất cho những em học sinh nghèo và những em có hoàn cảnh khó khăn để các em được đến trường như các bạn khác. 2.2. Đối với nhà trường Bảo trì và trang bị thêm máy tính ở phòng Tin học đủ để đảm bảo nhu cầu về sĩ số lớp để cho học sinh học và thực hành được thuận lợi. 2.3. Đối với giáo viên - Căn cứ vào nội dung, yêu cầu giáo dục của bài học để áp dụng những giải pháp phù hợp thì sẽ thực hiện đạt kết quả tốt; - Hệ thống câu hỏi phải có nội dung chính xác, rõ ràng sát với mục đích, yêu cầu của bài học, sát với từng loại đối tượng học sinh; - Cần quan sát, lắng nghe, gợi ý, giúp đỡ học sinh khi cần thiết; - Kết hợp chặc chẽ với giáo viên chủ nhiệm để giáo dục và uốn nắn kịp thời các em. Trong quá trình thực hiện đề tài này, tuy đã có nhiều cố gắng nhưng chắc không tránh khỏi thiếu sót. Rất mong quý lãnh đạo, đồng nghiệp góp ý để các giải pháp trong sáng kiến này đầy đủ hơn. XÁC NHẬN CỦA HỘI ĐỒNG XÉT Láng Tròn, ngày 15 tháng 4 năm 2021 DUYỆT SÁNG KIẾN, GIẢI PHÁP NGƯỜI VIẾT TRƯỜNG Lê Anh Thi