Sáng kiến kinh nghiệm Những giải pháp mang lại hiệu quả trong công tác chủ nhiệm lớp

Trong những năm gần đây, sự phát triển kinh tế - xã hội đã mang lại không ít những thuận lợi cho công tác chủ nhiệm trong nhà trường. Sự quan tâm đầu tư của Đảng, Nhà nước cùng với sự hỗ trợ tích cực từ phía xã hội mà cơ sở vật chất, trang thiết bị giáo dục của nhà trường ngày một khang trang, đầy đủ, đảm bảo cho việc dạy và học. Mô hình ít con, kinh tế ngày càng được cải thiện đã tạo thuận lợi cho trẻ em được quan tâm và chăm sóc tốt hơn. 

doc 15 trang Hải Anh 11/07/2023 2160
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Những giải pháp mang lại hiệu quả trong công tác chủ nhiệm lớp", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • docde_tai_nhung_giai_phap_mang_lai_hieu_qua_trong_cong_tac_chu.doc

Nội dung text: Sáng kiến kinh nghiệm Những giải pháp mang lại hiệu quả trong công tác chủ nhiệm lớp

  1. - Tìm hiểu học sinh thông qua quan sát trực tiếp: Quan sát trực tiếp học sinh hằng ngày trong các hoạt động trên lớp, ngoài lớp, các buổi sinh hoạt tập thể, lao động công ích để biết hành vi thái độ học sinh. Đây là tài liệu sống, qua đó cố gắng tìm ra những nét cá tính nhất của từng em. Đôi khi cũng cần quan sát lớp chủ nhiệm cả trong giờ ra chơi xem em nào nghịch thái quá, em nào từ tốn, hiền lành, có khi trên đường vào dạy lớp khác cũng nên ghé ngang qua lớp chủ nhiệm của mình. Nếu thấy những sai phạm của học sinh thì phải nhắc nhở ngay. c. Giáo dục học sinh ý thức tự giác thực hiện nội quy trường lớp. Công việc này ban đầu khá vất vã, GVCN phải thường xuyên đến lớp vào đầu buổi học, giữa các tiết và cuối buổi học để rèn cho học sinh tính tổ chức kỷ luật, phải giúp các em nhận thức đúng vấn đề, trên cơ sở đó các em sẽ thực hiện một cách tự giác. Ví dụ: Tiết sinh hoạt chào cờ buổi chiều là vào tiết 5, cũng là tiết cuối cùng trong ngày. Học sinh ra tập trung thường mang theo cặp để sau khi buổi chào cờ kết thúc là có thể ra về được ngay. Việc này tuy có tiện lợi nhưng ảnh hưởng đến tác phong của các em. Ngoài ra những công việc nhà trường triển khai trong tiết sinh hoạt chào cờ, do tác động của ngoại cảnh, học sinh ngồi nghe chắc chắn không lĩnh hội được hết mọi vấn đề. Do đó cần quy định học sinh phải để cặp tại lớp, sau khi kết thúc buổi chào cờ mới quay lại lớp lấy cặp và nghe GVCN quán triệt lại những công việc nhà trường vừa triển khai. Trong thực tế các lớp do tôi chủ nhiệm thực hiện rất tự giác nội quy này. Có những việc tưởng chừng như rất nhỏ nhưng hiệu quả lại lớn. Chẳng hạn: thường xuyên nhắc nhở các em tham gia tốt thể dục giữa giờ, sinh hoạt văn nghệ 15 phút đầu giờ và yêu cầu học sinh xem đây là công việc phải thực hiên hàng ngày. d. Khi lớp đã có nề nếp rồi, để duy trì được cần phải phát huy khả năng tự quản của học sinh. Việc này phải dựa vào Ban cán sự lớp. Điều quan trọng là phải chọn được những học sinh nhiệt tình và có năng lực công tác. Song dù có năng lực tốt thế nào Lâm Văn Triều-Trường TH&THCS Tân Thạnh Trang 6
  2. cần có biện pháp khen thưởng kịp thời (trong một năm học, ban cán sự ít nhất được động viên, khen thưởng hai lần vào dịp sơ kết học kỳ I và tổng kết năm học). e. Cụ thể hoá các đợt thi đua do Liên đội phát động cũng là một biện pháp tích cực thúc đẩy phong trào đi lên của tập thể lớp. Phong trào thi đua học tập và các hoạt động khác trong nhà trường được Liên đội phát động và duy trì thường xuyên suốt năm học. Trên cơ sở đó, GVCN lớp lại đề ra các hình thức thi đua giữa các tổ, nhóm và các cá nhân. Kết thúc mỗi đợt thi đua lại chọn ra những tập thể (tổ, nhóm) và các cá nhân xuất sắc để biểu dương khen thưởng. Để tạo hứng thú cho học sinh trong việc xây dựng bài học ở trên lớp, GVCN cần gợi ý các em cộng điểm thi đua cho mỗi lượt phát biểu đúng của học sinh. Kết quả mà tôi ghi nhận sau khi thực hiện công việc nêu trên là nhiều giờ học trên lớp diễn ra sôi nổi và có chất lượng, giáo viên dạy lớp cảm thấy rất phấn khởi. f. Giáo dục học sinh bằng sức mạnh tâm lí. Trong một lớp học bao giờ cũng có học sinh ngoan hiền, học sinh nghịch ngợm, cá biệt. Do đó việc tìm hiểu nắm vững từng đối tượng học sinh sẽ giúp GVCN sử dụng vũ khí tâm lí để giáo dục học sinh có hiệu quả. Đối với những học sinh ngoan, có ý thức thì chỉ cần nhắc nhở chung. Nhưng đối với những học sinh có cá tính, có hoàn cảnh khó khăn thì lại phải vừa nghiêm khắc khi xử lý những sai phạm của các em, vừa phải tình cảm, động viên, thậm chí phải dỗ dành. Giáo dục những học sinh cá biệt điều quan trọng là phải tạo được mối quan hệ gần gũi, cảm thông giữa thầy và trò. Muốn vậy GVCN không chỉ đứng ở cương vị người thầy mà phải biết nhập vai, biết lắng nghe các em nói, tìm hiểu tâm tư của các em, tạo cho các em có cảm giác mình được chia sẽ, cảm thông, được giúp đỡ thì các em sẽ tự giác sửa chữa khuyết điểm, tự giác phấn đấu hơn. Thực tế bản thân tôi từng biết có những học sinh khi mắc khuyết điểm đã nói với bạn bè rằng: “ Tôi không sợ bị kỷ luật, bị phạt mà chỉ sợ làm ảnh hưởng đến thành tích thi đua của lớp, sợ làm thầy chủ nhiệm buồn”. Lâm Văn Triều-Trường TH&THCS Tân Thạnh Trang 8
  3. vướng mắc của học sinh trong quá trình học tập, tạo mối liên kết giữa học sinh với giáo viên bộ môn nhằm nâng cao chất lượng giáo dục. - Phối hợp với cha mẹ học sinh: Giáo viên chủ nhiệm và cha mẹ học sinh phải thống nhất được phương hướng phấn đấu của lớp đặt trong kế hoạch chung của nhà trường, đặc biệt là thống nhất được các biện pháp thực hiện. Đây là điều kiện đầu tiên để giáo viên chủ nhiệm có được sự ủng hộ của phụ huynh trong công tác tổ chức lớp học. Đặc biệt với những học sinh vi phạm nội quy của trường, lớp, tuỳ theo mức độ vi phạm GVCN thông báo với phụ huynh bằng văn bản (giấy thông báo), bằng điện thoại hoặc trực tiếp gặp để thống nhất biện pháp giáo dục. Trong thực tế biện pháp này tôi và nhiều giáo viên đã làm và có hiệu quả cao, học sinh tiến bộ và phụ huynh cũng cảm thấy thoải mái mỗi khi được mời đến gặp. Nhìn chung nếu biết phối hợp các lực lượng giáo dục, chắc chắn công tác chủ nhiệm sẽ đạt hiệu quả cao. h. Thực hiện nghiêm túc các giờ sinh hoạt lớp. Đó là các tiết sinh hoạt 15 phút đầu giờ hằng ngày, sinh hoat cuối tuần. Tuy nhiên cách thức tổ chức các giờ sinh hoạt trên lớp cũng nên linh hoạt. Giờ sinh hoạt lớp không nên chỉ kiểm điểm học sinh, hoặc có kiểm điểm thì cũng không nên máy móc. Đôi khi có thể lồng ghép vào giờ sinh hoạt lớp một số nội dung như cho học sinh nói lên mơ ước của mình trong tương lai, làm thế nào để học tốt Có thể thay những lời phê bình gay gắt bằng một câu chuyện vui nhỏ nhưng có ý nghĩa giáo dục. Từ việc nắm được những dự định về tương lai của các em chúng ta mới hướng các em vào con đường học tập đúng đắn, qua việc trao đổi phương pháp học tập các em sẽ có cách học tập hiệu quả hơn. i. Chú trọng việc giáo dục kỹ năng sống cho học sinh. - Kỹ năng sống của con người nói chung đó là sự tự ý thức vai trò trách nhiệm của bản thân mình trong việc ứng xử với mọi người xung quanh và môi trường tự nhiên trong đó con người đang tồn tại. Từ những ngày học đầu tiên ở trường học sinh đã được bồi dưỡng cả hai mặt đức và tài. Sự phát triển của mỗi Lâm Văn Triều-Trường TH&THCS Tân Thạnh Trang 10
  4. - Có thể tiến hành giáo dục kỹ năng sống cho học sinh lớp mình chủ nhiệm bằng các hình thức như: + Tổ chức các hoạt động tập thể, ngoại khoá để các em được tham gia vào hoạt động thực tiễn của cuộc sống, tạo cơ hội bộc lộ chân thật những suy nghĩ, tình cảm, hành vi trong công việc, chia sẻ những khó khăn và niềm vui cũng như hoàn thiện dần dần các kỹ năng thực hành một cách tự nhiên. Từ đây, tính ích kỷ cá nhân, ngại khó, vụng về, rụt rè sợ sệt sẽ nhường chỗ cho những bao dung, sự tự tin, dũng cảm, cần cù, nhanh nhẹn, khéo léo, tinh tế, hoà đồng và thân thiện. Các hoạt động cần tổ chức để các em tham gia là: thể thao, văn nghệ, chăm sóc di tích cách mạng, văn hoá lịch sử địa phương, trò chơi tập thể, bảo vệ môi trường, xử lý tình huống khẩn cấp Nên để cho học sinh viết lại, nói lại những điều mà các em cảm thấy thú vị và bổ ích nhất. + Một hình thức nữa để giáo dục kỹ năng sống cho học sinh đó là thông qua hoạt động dạy học trên lớp. Trong mỗi tiết dạy, ngoài yêu cầu về kiến thức thì yêu cầu về kỹ năng và thái độ luôn được đặt ra và đó cũng chính là yêu cầu về giáo dục kỹ năng sống. Do vậy, trong các giờ lên lớp chúng ta cần có sự liên hệ với thực tế cuộc sống của học sinh ở cả hai mặt tích cực và hạn chế. Tuỳ theo bài học mà hình thành những kỹ năng tích hợp cho học sinh như kỹ năng đặt câu hỏi và trả lời, kỹ năng trình bày, kỹ năng phân tích tổng hợp, kỹ năng xử lý tình huống, kỹ năng tự học, kỹ năng làm việc theo nhóm + Ở tiết sinh hoạt lớp, giáo viên chủ nhiệm cần tạo điều kiện để các em tự đánh giá nhận xét về bản thân và lớp của mình. Các em có thể trình bày ý kiến về những việc làm tốt và chưa tốt, cùng nhau xây dựng nội quy của lớp, thiết kế, đề xuất các việc làm, hoạt động cho từng tháng và cả năm học. + Chức vụ lớp trưởng, lớp phó, tổ trưởng, tổ phó nên được thay đổi theo tháng hoặc học kỳ để nhiều em được làm quen với kỹ năng điều hành, quản lý công việc đồng thời ngăn ngừa cách sống tự kiêu, độc đoán có thể xảy ra ngay từ tuổi học đường. Lâm Văn Triều-Trường TH&THCS Tân Thạnh Trang 12
  5. chủ nhiệm mà còn với gia đình, đồng nghiệp, với mọi người xung quanh. Có thể thấy mọi cử chỉ, cách ăn mặc, nói năng, đi đứng, thái độ biểu hiện của GVCN đối với một vấn đề xã hội lúc có mặt học sinh hay không có mặt học sinh đều có ảnh hưởng đến nhân cách học sinh lớp chủ nhiệm. Chính vì vậy, để làm tốt công tác chủ nhiệm, GVCN trước hết phải đề ra kế hoạch tự hoàn thiện bản thân về mọi mặt: + Bồi đắp lương tâm nghề nghiệp, tận tuỵ với công việc. + Nâng cao không ngừng trình độ học vấn, trình độ chuyên môn, rèn luyện đạo đức tác phong. + Thường xuyên trao đổi kinh nghiệm lý luận sư phạm, mẫu mực trong giao tiếp xã hội, với đồng nghiệp và học sinh, phải thực sự là tấm gương sáng cho học sinh noi theo. - Biện pháp cần, nhưng cái cần hơn cả vẫn là tấm lòng, là sự nhiệt tình, trách nhiệm và tình thương yêu học trò. Nếu chúng ta làm việc với cái tâm của người thầy, công tác chủ nhiệm chắc chắn sẽ thu được nhiều thành công. - Công tác chủ nhiệm nhiều vất vả, khó khăn nhưng cũng nhiều niềm vui, tôi tin rằng những ai yêu nghề cũng sẽ thành công trong công tác chủ nhiệm. 2. Kiến nghị - Cấp trên cần thường xuyên tổ chức các lớp tập huấn về công tác chủ nhiệm lớp cho tất cả các giáo viên đang giảng dạy ở tất cả các trường trong thị xã Giá Rai nói riêng và trên cả nước nói chung để giáo viên có được những kiến thức và những kỹ năng cơ bản về công tác chủ nhiệm lớp. - Cần có nhiều chế độ hơn nữa cho giáo viên chủ nhiệm lớp để động viên khuyến khích tinh thần cho họ, đó sẽ là động lực thúc đẩy những người làm công tác chủ nhiệm có những đầu tư thỏa đáng hơn cho công việc chủ nhiệm lớp nhằm nâng cao hiệu quả giáo dục trong giai đoạn hiện nay. Với vốn kiến thức còn hạn chế và kinh nghiệm còn non trẻ, tôi tin rằng bản thân còn có rất nhiều hạn chế và thiếu xót, vậy rất mong các đồng nghiệp cùng lắng Lâm Văn Triều-Trường TH&THCS Tân Thạnh Trang 14