Sáng kiến kinh nghiệm Rèn luyện kỹ năng làm dàn bài văn nghị luận cho học sinh lớp 9, theo hướng đổi mới
A/ĐẶT VẤN ĐỀ:
Môn Ngữ văn ở cấp THCS có nhiều phân môn: Tiếng Việt, văn bản và tập làm văn. Trong các phân môn đó thì phân môn tập làm văn là khó nhất đối với học sinh; bởi trong phân môn tập làm văn nói chung và của chương trình lớp 9 nói riêng có nhiều bài viết ở hệ số 2; trong khi đó học sinh đại đa số chưa có thói quen và kĩ năng lập dàn ý trước khi làm bài văn hoàn chỉnh, nhất là ở dạng văn nghị luận của lớp 9 là một dạng văn khó. Cho nên, làm dàn bài văn nghị luận là một trong các bước cần thiết phải tiến hành trước khi làm bài văn nghị luận hoàn chỉnh (tìm hiểu đề, lập dàn bài, viết bài, đọc lại bài viết và sửa chữa).
Thực trạng của học sinh nói chung và học sinh lớp 9 nói riêng, khi làm bài viết tập làm văn ở các dạng và nhất là dạng văn nghị luận, thì các em không có thói quen lập dàn ý trước khi làm bài hoàn chỉnh, thậm chí các em không làm nháp trước. Vì vậy, đa số các em đều viết thiếu ý và sắp xếp các ý chưa hợp lí, điểm đạt được thường thấp ở các bài viết tập làm văn (mỗi học kỳ có 03 bài viết tập làm văn).
File đính kèm:
- sang_kien_kinh_nghiem_ren_luyen_ky_nang_lam_dan_bai_van_nghi.doc
Nội dung text: Sáng kiến kinh nghiệm Rèn luyện kỹ năng làm dàn bài văn nghị luận cho học sinh lớp 9, theo hướng đổi mới
- II/ THỰC TRẠNG CỦA VẤN ĐỀ: Thực trạng của vấn đề đang nghiên cứu tại trường và nhất là học sinh lớp 9: - Học sinh chưa có thói quen hay đúng hơn không có kĩ năng làm dàn bài trước khi viết bài văn nghị luận hoàn chỉnh, cho nên dẫn đến điểm của những bài Tập làm văn thường rất thấp, dưới trung bình nhiều. -Viêc rèn cho học sinh có thói quen làm dàn bài trước khi viết bài văn hoàn chỉnh là một việc khó, đòi hỏi giáo viên phải kiên trì. - Rèn luyện kĩ năng làm dàn bài văn nghị luận cho học sinh lớp 9 là việc làm cần thiết, thể hiện tính khoa học, tư duy sáng tạo, tích cực của học sinh. Và cũng phù hợp với phương pháp dạy học mới hiện nay. III/ NỘI DUNG: 1/ Các điều kiện cần có để làm dàn bài văn nghị luận: - Học sinh phải có vốn kiến thức về vấn đề cần nghị luận (giải thích, chứng minh hay phân tích tác phẩm, phân tích nhân vật ). - Có kĩ năng làm dàn bài văn nghị luận. 2/ Các yêu cầu có liên quan đến việc rèn luyện kĩ năng làm dàn bài văn nghị luận: - Toàn bộ bài văn (giải thích, bình luận, chứng minh hay phân tích tác phẩm truyện, thơ ) phải dựa trên một phương hướng nội dung nhất định, không có tình trạng đoạn đầu của bài văn theo hướng nội dung này còn đoạn cuối theo một phương hướng khác . - Các ý trong dàn bài phải được trình bày lôgic, bao hàm đầy đủ các khía cạnh của vấn đề. - Các ý của đoạn nào phải đặt đúng vào đoạn đó và giữa các đoạn phải có sự chuyển ý. Về mặt hình thức trình bày. Các ý trong dàn bài phải được sắp xếp theo hệ thống (thao tác này cũng không phức tạp và cũng không khó, chỉ cần học sinh hiểu rõ ý nghĩa , có ý thức, có thói quen thực hiện nó trong quá trình làm dàn bài). 3/ Các thao tác cần rèn luyện để hình thành kĩ năng làm dàn bài văn nghị luận: - Phân tích đề bài để nắm được vấn đề cần trình bày trong bài văn nghị luận. - Xác định phương hướng nội dung làm cơ sở cho việc giải quyết vấn đề nghị luận. - Lựa chọn trong vốn hiểu biết của bản thân các tư liệu cần thiết phục vụ cho bài văn nghị luận. 2
- - Đến lớp, trong tiết làm bài viết Tập làm văn, GV ghi đề lên bảng, đọc đề, cho HS ghi vào giấy làm bài; sau đó GV yêu cầu lấy giấy rồi ghi tên, lớp và lập dàn ý cho đề văn nghị luận (làm dàn ý trong 30 phút), thời gian còn lại HS triển khai viết bài hoàn chỉnh từ dàn ý đã lập. * Dàn ý chung đề văn nghị luận có bố cục như sau: Mở bài: - Nêu vấn đề cần nghị luận (giải thích, bình luận, chứng minh, phân tích tác phẩm ). - Ghi lại lời nhận định của tác giả (trong đề bài) hoặc đoạn thơ (nếu ngắn) hoặc tên tác phẩm (nêu tác phẩm). Thân bài: Lần lượt giải thích (bình luận, chứng minh hoặc phân tích ) từng luận điểm mà đề bài yêu cầu. Trong mỗi luận điểm phải trình bày nhiều luận cứ, luận chứng. Kết bài: - Khẳng định lại vấn đề đã nghị luận. - Nêu suy nghĩ của bản thân về vấn đề đã nghị luận. - Liên hệ đưa ra ý tưởng. Rút ra bài học. * Từ dàn ý chung của bài văn nghị luận GV cung cấp HS dàn ý lí thuyết từng dạng bài cụ thể, yêu cầu học sinh phải học thuộc. Kiểu bài văn nghị luận trong chương trình ngữ văn lớp 9 gồm: - Nghị luận xã hội: + Nghị luận về một sự việc, hiện tượng đời sống. +Nghị luận về một vấn đề tư tưởng, đạo lí. - Nghị luận văn học: + Nghị luận về tác phẩm truyện( hoặc đoạn trích). +Nghị luận về một đoạn thơ, bài thơ. • Nghị luận xã hội * Dạng nghị luận về một sự việc, hiện tượng đời sống Gv đưa ra dàn ý lí thuyết a/ Mở bài: Gợi –Đưa – Báo Gợi: Là gợi ý ra vấn đề cần nghị luận. 4
- Phấn: Phấn đấu, bày tỏ thái độ của bản thân về vấn đề đã nghị luận. • Nghị luận văn học * Nghị luận về tác phẩm truyện( hoặc đoạn trích). Dàn ý lí thuyết a/ Mở bài: Giới thiệu tác giả, tác phẩm( tùy theo yêu cầu cụ thể của đề bài) nêu ý kiến đánh giá sơ bộ của mình. b/ Thân bài: Nêu các luận điểm chính về nội dung và nghệ thuật của tác phẩm. Có phân tích, chứng minh bằng các luận cứ tiêu biểu và xác thực trong tác phẩm. c/ Kết bài: Nêu nhận định đánh giá chung của mình về tác phẩm truyện, hoặc đoạn trích. Rút ra bài học. * Nghị luận về một đoạn thơ, bài thơ. Dàn ý lí thuyết a/ Mở bài: Giới thiệu tác giả, bài thơ, đoạn thơ và khái quát nội dung ( nếu đoạn thơ nêu rõ vị trí của đoạn thơ ấy trong tác phẩm, trích dẫn đoạn thơ) b/ Thân bài: Lần lượt trình bày những suy nghĩ, đánh giá về nội dung và nghệ thuật của bài thơ, đoạn thơ. c/ Kết bài: - Khái quát giá trị, ý nghĩa của bài thơ, đoạn thơ. - Rút ra bài học. 4.3/ Các hoạt động dạy học: Rèn luyện kĩ năng lập dàn ý cho đề văn nghị luận trong những tiết làm bài văn viết Tập làm văn theo hướng đổi mới: Theo cách dạy và làm bài của HS khi Cách dạy và làm bài của HS khi đã áp dụng chưa áp dụng SKKN: SKKN: * Hoạt động 1: * Hoạt động 1: GV ghi đề lên bảng, GV đọc đề, GV ghi đề lên bảng, GV đọc đề, cho HS gọi HS đọc lại đề chép vào giấy làm 6
- 2/ Viết bài tập làm văn số 5 – Nghị luận sự việc, hiện tượng đời sống. Lập dàn bài cho đề bài: Tuổi trẻ học đường suy nghĩ và hành động để góp phần giảm thiểu tai nạn giao thông. Hs dựa vào dàn ý lí thuyết GV hướng dẫn để lập dàn bài. a/ Mở bài: Giới thiệu vấn đề nghị luận: -Tình hình tai nan giao thông trong nước trở thành quốc nạn. - Chúng ta phải làm gì để hạn chế? b/ Thân bài -Thực trạng: Các hình thức tai nạn giao thông: đường bộ, đường thủy nhiều vụ tai nạn xảy ra nghiêm trọng ( dẫn chứng) - Nguyên nhân: + Do chưa nắm luật. + Thiếu ý thức: phóng nhanh giành đường, vượt ẩu + Uống rượu bia quá độ khi điều khiển phương tiện giao thông. + Do chưa đủ tuổi, sử dụng phương tiện giao thông không làm chủ tốc độ. + Phương tiện giao thông chưa tốt -Hậu quả: + Thiệt hại về người và của + Là gánh nặng cho gia đình và xã hội. -Biện pháp khắc phục: +Tuyên truyền rộng rãi luật giao thông. + Người điều khiển phương tiện giao thông thực hiện nghiêm túc luật giao thông. + Xử lí nghiêm, phạt nặng những người vi phạm luật. + Đầu tư nâng cấp cơ sở hạ tầng c. Kết bài: - Khẳng định tai nạn giao thông là quốc nạn. - Rút ra bài học, bày tỏ thái độ của bản thân về hiện tượng . 3/ Bài: Luyện tập làm bài nghị luận về tác phẩm truyện (hoặc đoạn trích). Phần chuẩn bị ở nhà, tôi cho HS đọc nội dung và yêu cầu luyện tập theo đề giáo viên đưa ra, mỗi em đều phải tự lập dàn bài. Sau đó đến lớp GV cho HS thảo luận xây dựng dàn ý. 8
- * Nhận xét đánh giá về: - Nội dung: + Phụ tử tình thâm là nét đẹp văn hóa trong đời sống tinh thần của người phương Đông nói chung và người Việt Nam nói riêng. + Xây dựng được tình huống độc đáo, chỉ có trong chiến tranh Tô đậm tình phụ tử. - Nghệ thuật: + Cốt truyện chặt chẽ, nhiều tình huống bất ngờ. + Người kể ở ngôi thứ nhất vừa là nhân chứng vừa là người tham gia vào một số sự việc của câu chuyện. +Ngôn ngữ giản dị, mang đậm màu sắc Nam Bộ. c. Kết bài -Khái quát giá trị của đoạn trích. -Rút ra bài học. 4/ Bài: Cách làm bài văn nghị luận về một bài thơ, đoạn thơ: Ở tiết này cách dạy và rèn luyện kĩ năng cho HS làm dàn ý cũng tương tự như bài trên. VD1: Luyện tập lập dàn bài cho đề bài sau: phân tích khổ thơ đầu bài thơ Sang thu của Hữu Thỉnh. Dàn bài Mở bài : Giới thiệu tác giả, bài thơ nói chung, khổ thơ nói riêng, trích dẫn khổ thơ. Thân bài : Cảm nhận về đoạn thơ: - Phân tích cảm nhận về mùa thu sang thông qua các biện pháp nghệ thuật: +Tâm trạng ngỡ ngàng, cảm xúc bang khuâng của nhân vật trữ tình khi nhận ra tín hiệu của sự chuyển mùa từ hạ sang thu” hương ổi” “gió se” + Cảm nhận tinh tế của nhà thơ về chuyển biến trong không gian: “sương chùng chình” + Đoạn thơ viết theo thể năm chữ, sử dụng từ ngữ diễn tả cảm giác, trạng thái “bỗng”, “hình như” thủ pháp nhân hóa. - Nhận xét, đánh giá thành công của tác giả. 10
- Tập làm văn và có tiến bộ về kĩ năng lập dàn ý cho bài văn nghị luận. IV/ KẾT QUẢ ĐẠT ĐƯỢC SAU KHI THỰC HIỆN CÁC GIẢI PHÁP ĐÃ NÊU: Khi chưa áp dụng SKKN: Năm học 2017-2018, bài viết số 5- NLXH Lớp TSHS Giỏi Khá T bình Yếu kém 9 112 03 29 55 25 0 Khi áp dụng SKKN: Năm học 2018-2019, bài viết số 5- NLXH Lớp TSHS Giỏi Khá T bình Yếu kém 9 108 07 42 46 13 0 V/ KẾT LUẬN: Với kinh nghiệm rèn luyện kĩ năng làm văn nghị luận cho hs lớp 9 sau khi vận dụng sáng kiến vào thực tế giảng dạy tôi thấy khả năng áp dụng đạt hiệu quả tương đối, đặc biệt là học sinh đã biết vận dụng các kĩ năng một cách hợp lý trong việc viết các bài văn nghị luận. Trên đây là một vài kinh nghiệm nhỏ của tôi về việc rèn luyện kĩ năng lập dàn bài văn nghị luận cho hs lớp 9. Với khả năng còn hạn chế và chắc chắn rằng đó vẫn chưa phải là khuôn mẫu hoàn chỉnh vì vậy rất mong quý đồng nghiệp đóng góp ý kiến, cùng nhau tìm ra phương pháp tốt hơn nữa để việc tổ chức dạy học kiểu bài văn nghị luận trong trường THCS mang hiệu quả hơn, nhằm nâng cao chất lượng giảng dạy môn Ngữ văn./. XÁC NHẬN CỦA HỘI ĐỒNG XÉT DUYỆT Tân Phong, ngày 11 tháng 5 năm 2019 SÁNG KIẾN, GIẢI PHÁP TRƯỜNG NGƯỜI VIẾT Lê Thị Mỹ Lam 12
- HỘI ĐỒNG KHOA HỌC Đơn vị: Trường THCS Tân Hiệp PHẦN NHẬN XÉT ĐÁNH GIÁ, CÔNG NHẬN SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM - Tính mới: /30 điểm - Tính hiệu quả: /35 điểm - Tính ứng dụng: /20 điểm - Tính phù hợp với nhiệm vụ được giao: /10 điểm - Hình thức: /05 điểm Tổng điểm: /100 điểm Tân Phong, ngày tháng 5 năm 2019 CHỦ TỊCH HĐKH Lâm Phi Long 14
- PHIẾU ĐÁNH GIÁ, CHẤM ĐIỂM SÁNG KIẾN (Theo Quy định được ban hành Quyết định số 9447/QĐ-HĐTĐKT ngày 30/12/2016 của Hội đồng Thi đua, Khen thưởng thị xã ban hành Quy định Xét công nhận sáng kiến, giải pháp trong công tác hoặc đề tài nghiên cứu) Họ tên người chấm điểm: Chức vụ trong Hội đồng: Tên giải pháp/đề tài nghiên cứu: Tác giả/nhóm tác giả: STT Tiêu chuẩn Tiêu chí Điểm chuẩn Những sáng kiến, giải pháp đưa ra chưa có /20 điểm người nào thực hiện trước đó; những cải tiến, đề xuất mới 1 Ứng dụng có hiệu quả những thành tựu mới Tính mới /10 điểm về khoa học – công nghệ, luận điểm, quan (30 điểm) điểm mới, những chủ trương, chính sách mới. Đem lại hiệu quả trong công tác /25 điểm 2 Tính hiệu quả (35 điểm) Dễ thực hiện, không tốn kém nhiều chi phí /10 điểm Có khả năng phổ biến ứng dụng vào thực Tính ứng dụng 3 tiển (tùy theo tỷ lệ đơn vị, cá nhân áp dụng /20 điểm (20 điểm) để làm căn cứ tính điểm) - Nếu phù hợp với nhiệm vụ của cá nhân thì được 10 điểm. Phù hợp với - Nếu phù hợp với nhiệm vụ của đơn vị thì nhiệm vụ được 4 được 5 điểm. /10 điểm giao - Nếu không phù hợp với nhiệm vụ được (10 điểm) giao của cá nhân và đơn vị thì không được tính điểm. Hình thức Trình bày đúng bố cục; câu văn rõ ràng, dễ 5 /5 điểm (5 điểm) hiểu, mạch lạc; từ ngữ sử dụng chính xác. Tổng cộng /100 điểm NGƯỜI ĐÁNH GIÁ 16