Sáng kiến kinh nghiệm Sử dụng bản đồ tư duy trong môn Công nghệ 6

1. Sự cần thiết của vấn đề.

 Nền kinh tế - xã hội ngày càng phát triển song song bên cạnh đó đòi hỏi nền giáo dục không ngừng cải tiến, đổi mới phương pháp phù hợp. Với tình hình trên tình trạng dạy học theo lối mòn đọc – chép, tryền thụ kiến thức theo một chiều chưa lôi cuốn và phát huy được tính tự giác, sáng tạo cho người học và cả người dạy  PPDH này dẫn đến sự thụ động của người học, nặng về ghi nhớ lý thuyết, thiếu kỹ năng thực hành áp dụng để khắc sâu kiến thức cho người học.

Vì vậy để khắc phục những hạn chế đó trong dạy học người Giáo viên cần giúp người học phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động, tư duy sáng tạo. Phát huy tính tích cực, chủ động sáng tạo của Học sinh và biến phối hợp nhiều phương pháp trong tiết dạy một cách logic lấy học sinh làm trung tâm. Trong phương pháp này Học sinh là chủ thể hoạt động, Giáo viên là người thiết kế, tổ chức, hướng dẫn, tạo nên sự tương tác tích cực giữa người dạy và người học, tạo điều kiện khuyến khích học sinh tự tin tham gia chủ động, sáng tạo trong học tập để nâng cao chất lượng trong giáo dục đó cũng chính là lí do chọn đề tài trên

doc 9 trang Hải Anh 12/07/2023 6540
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Sử dụng bản đồ tư duy trong môn Công nghệ 6", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • docsang_kien_kinh_nghiem_su_dung_ban_do_tu_duy_trong_mon_cong_n.doc

Nội dung text: Sáng kiến kinh nghiệm Sử dụng bản đồ tư duy trong môn Công nghệ 6

  1. 2 trang bị đủ điều kiện cho con em mình không chỉ học ở thầy, bạn mà có thể học trên mạng bản thân các em đều có nhận thức, có ý thức trong học tập, luôn cố gắng vươn lên học tốt. * Khó khăn - Đối với giáo viên Lồng ghép Sử dụng bản đồ tư duy lấy học sinh làm trung tâm trong dạy học, học sinh ít được sử dụng rộng rãi trong tất cả các môn dẫn đến một số em còn nhút nhát, chưa mạnh dạn khi đứng trước tập thể phát biểu - Đối với học sinh Thời đại công nghệ thông tin bùng nỗ, các em dễ dàng tiếp cận với internet, sách báo, tivi , tìm hiểu sẽ dễ dàng giải quyết vấn đề B. NỘI DUNG 1. Thực trạng vấn đề: Trong cuộc sống thường ngày những hoạt động như: May mặc, nấu ăn, trang trí rất gần gũi với con người học sinh có thể học hỏi trực tiếp từ ông bà, bố mẹ, anh chị trong gia đình thông qua các công việc hàng ngày như chuẩn bị bữa ăn, chăm sóc cây trồng. Tuy nhiên ở độ tuổi các em chưa chọn được tin hoàn chỉnh nên vai trò hướng dẫn của GV rất cần thiết để giúp các em có định hướng đúng đắn khi chọn lựa thông tin. Từ đó các em chủ động, tích cực khai thác nội dung bài học. Đổi mới phương pháp dạy học trong môn công nghệ cũng là cách để nâng cao chất lượng dạy và học bằng cách sử dụng kết hợp các phương pháp dạy học tích cực lấy HS làm trung tâm, nhằm gây hứng thú giúp hs học tập tốt, đổi mới trong PPDH là: Sử dụng bản đồ tư duy trong dạy học môn Công nghệ 6. Giúp HS học tập hoạt động nhóm kết hợp giữa cá nhân và tập thể (nhóm) giải quyết một vấn đề và tổng kết sâu chuỗi hệ thống kiến thức giúp HS dễ dàng lĩnh hội kiến thức bài học. Tổ chức dạy học theo phương pháp này sẽ giúp mỗi cá nhân trong nhóm phát huy được tính chủ động, tích cực hoạt động tìm kiếm thông tin theo chủ đề yêu cầu.
  2. 4 - Rèn luyện cách xác định chủ đề và phát triển ý chính, ý phụ một cách logic. b. Hiệu quả khi sử dụng linh hoạt kĩ thuật dạy học trên trong quá trình dạy học: - Sử dụng linh hoạt kĩ thuật dạy học: bản đồ tư duy trong dạy học sẽ giúp HS chủ động tìm tòi, phát hiện và khắc sâu kiến thức của từng bài, từng chương. Loại bỏ cách suy diễn cổ điển theo phương thức ghi chép sự kiện theo dòng - Là công cụ hữu ích trong giảng dạy và học tập giúp GV và HS trong việc trình bày các ý tưởng, tóm tắt, hệ thống hoá các kiến thức của một bài học, một chủ đề, một chương hay cả một cuốn sách một cách rõ ràng, mạch lạc, logic và đặc biệt là dễ phát triển ý tưởng. c. Dạy và học chú trọng rèn luyện phương pháp tự học Dạy và học tích cực xem việc rèn luyện phương pháp học tập cho Học sinh không chỉ là một biện pháp nâng cao hiệu quả học tập mà còn là mục tiêu dạy học. Trong phương pháp này tự học lả cốt lõi, điều quan trọng là phải giúp người học biết cách khai thác, lựa chọn tìm kiếm thông tin bằng cách hình thành thói quen tự học, tự nghiên cứu.Khi người học có phương pháp, thói quen, ý chí tự học thì sẽ ham học, thích học, đó là điều kiện tốt để khơi dậy nội lực, khả năng vốn có của mỗi cá nhân, kết quả học tập sẽ nâng cao. Thói quen tự học được thể hiện ở mọi nơi, mọi lúc, học trên lớp, học ở nhà, học trong thư viện và học ngoài thực tiễn cuộc sống, thông qua các phương tiện: tài liệu, sách báo, truyền hình, phim ảnh, internet, thực tiễn, thày cô giáo và những người xung quanh. d. Tăng cường học tập cá thể, phối hợp với học tập hợp tác Trong một lớp học, trình độ kiến thức, khả năng tư duy của học sinh không đồng đều vì vậy không thể áp dụng cách dạy đồng loạt. Cách dạy này hạn chế khả năng nhận thức của học sinh. HS khá giỏi không có điều kiện để phát triển. HS yếu kém cũng không có cơ hội để vươn lên. Để phát huy tính tích cực của người học đòi hỏi phải có sự phân hóa về trình độ, cường độ, tiến độ hòan thành nhiệm vụ học tập. Cần tăng cường cá nhân hoá hoạt động học tập theo nhu cầu và khả năng của mỗi học sinh. Các bài học được thiết kế thành một chuỗi nhiệm vụ phù hợp với khả năng nhận thức của từng đối tượng
  3. 6 dụng PHDH đạt được hiệu quả còn tuỳ thuộc vào khả năng vận dụng sáng tạo của Giáo viên. Ví dụ: Bài 11 – Trang trí nhà ở bằng một số đồ vật * Sử dụng bản đồ tư duy trong bài này trong phần tổng kết nội dung bài học như sau: * Bài 12 – Trang trí nhà ở bằng cây cảnh và hoa( tiết 2) *GV sử dụng bản đồ tư duy trong bài này trong phần tổng kết nội dung bài học để củng cố kiến thức cho HS: *Bài 25: Thu nhập của gia đình (tiết 1) Trong bài này GV sử dụng bản đồ tư duy trong phần tổng kết bài học giúp HS hệ thống toàn bộ nội dung bài học trong tiết 1 của bài 25
  4. 8 C. Kết luận và kiến nghị 1. Kết luận: Sơ đồ tư duy là kĩ thuật dạy học đơn giản, dễ thực hiện, có thể tổ chức cho tất cả cá bài học, môn học, cấp học giống như học theo nhóm. Tuy nhiên tổ chức dạy học theo phương pháp này khắc phục được những hạn chế của học theo nhóm như trước đây. Trong học nhóm nếu tổ chức chưa tốt, đôi khi chỉ có các thành viên tích cực làm việc còn các thành viên thụ động thường hay ỷ laị không chịu hoạt động. Do đó dẫn đến mất nhiều thời gian và hiệu quả học tập không cao. PHDH này đòi hỏi các thành viên trong nhóm phải tìm tòi sáng tạo khi hệ thống kiến thức theo sơ đồ tư duy. Như vậy có sự kết hợp giữa hoạt động cá nhân và hoạt động nhóm, các thành viên có cơ hội chia sẻ ý kiến, kinh nghiệm của mình, tự đánh giá và điều chỉnh nhận thức của mình một cách tích cực. Nhờ vậy hiệu quả học tập được đảm bảo và không mất thời gian cũng như giữ được trật tự trong lớp học. Qua thực tế giảng dạy và học hỏi từ đồng nghiệp đã áp dụng PPDH này và bước đầu có hiệu quả. 2. Kiến nghị: Để phù hợp với việc đổi mới phương pháp dạy học như hiện nay, đồng thời tạo điều kịn cho việc dạy và học đạt hiệu quả,phòng GD&ĐT cần cung cấp thêm tranh ảnh để phục vụ cho việc dạy và học đạt hiệu quả hơn. Láng tròn, ngày tháng năm 2020 Người thực hiện Võ Cẩm Tú