Sáng kiến kinh nghiệm Thực hiện tốt công tác hướng dẫn học sinh tự học ở nhà

I- ĐẶT VẤN ĐỀ:

Trong những năm qua tình hình học sinh chưa hoàn thành nội dung môn học là nổi lo và bức xúc của ngành Giáo dục nói chung, của nhà trường nói riêng. Học sinh chưa hoàn thành nội dung môn học và hoạt động giáo dục còn ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng giáo dục đại trà, ảnh hưởng đến công tác phổ cập giáo dục Tiểu học và kế hoạch phát triển giáo dục của nhà trường.

Học sinh chưa hoàn thành nội dung môn học có nhiều nguyên nhân, trong đó có nguyên nhân học sinh không có ý thức tự học hay chưa biết cách tự học ở nhà. Đây là vấn đề rất đáng quan tâm, đòi hỏi phải áp dụng đồng bộ nhiều giải pháp mới có thể khắc phục triệt để tình trạng học sinh chưa hoàn thành nội dung môn học. Đồng thời nâng cao chất lượng đại trà và chất lượng mũi nhọn đến cuối năm của nhà trường.

Hiện nay đổi mới phương pháp giáo dục được thực hiện sâu rộng trong trường học, nhằm phát huy tính sang tạo, chủ động của học sinh, giúp học sinh phát huy tính tự học của bản thân. Phát huy khả năng tự học của các em vừa là mục tiêu, vừa là phương pháp giáo dục, vừa góp phần nâng cao chất lượng và hiệu quả giáo dục trong nhà trường.

Để quá trình tự học ở nhà của học sinh được diễn ra đều đặng và có hiệu quả thì mỗi thầy cô giáo phải biết cách hướng dẫn và phối hợp với gia đình cùng hướng dẫn để tạo cho học sinh những động lực, sự say mê hứng thú trong tự học ở nhà.

Năm học 2018 – 2019, tôi được phân công chủ nhiệm lớp 5B, là lớp học sinh có trình độ Trung bình. Trong đó có số học sinh thường xuyên không thuộc bài, không làm bài tập và không nghiên cứu bài trước ở nhà nên dẫn đến tình trạng học sinh chưa hoàn thành nội dung môn học.

doc 9 trang Hải Anh 18/07/2023 2280
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Thực hiện tốt công tác hướng dẫn học sinh tự học ở nhà", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • docsang_kien_kinh_nghiem_thuc_hien_tot_cong_tac_huong_dan_hoc_s.doc

Nội dung text: Sáng kiến kinh nghiệm Thực hiện tốt công tác hướng dẫn học sinh tự học ở nhà

  1. - Học sinh có đủ SGK và đồ dùng học tập. - Giáo viên có tay nghề, kiến thức vững vàng, nhiệt tình và tâm huyết với nghề nên việc truyền đạt kiến thức và giúp đở học sinh còn khó khăn trong học tập cũng được giáo viên thực hiện một cách dễ dàng. 1.2- Khó khăn: Trường Tiểu học Phong Nam đóng trên địa bàn xã Phong Tân, thị xã Giá Rai, dân cư sống thưa thớt, hệ thống sông ngòi chằn chịt, ở một số nơi vẫn chưa có đường lộ, một số học sinh nhà cách trường khá xa. Vì vậy, việc đi lại của các em gặp nhiều khó khăn và ít nhiều cũng ảnh hưởng đến việc học tập của các em. Là một trường vùng sâu, vùng xa, vùng có điều kiện kinh tế còn khó khăn, trình độ dân trí thấp, hộ gia đình nghèo và cận nghèo còn nhiều, cha mẹ ít quan tâm đến việc học tập của con em mình, có nhiều em phải phụ giúp cha mẹ đi làm thuê, làm việc nhà. Vì thế việc học sinh dành thời gian học ở nhà là rất ít. Một số HS lười, chán học, chưa có ý thức trong học tập, khả năng chú ý và tập trung vào nội dung bài học của HS không bền. Điều đó làm ảnh hưởng rất lớn đến kết quả học tập của các em, dẫn đến tình trạng học yếu kém. 2- Biện pháp hướng dẫn học sinh tự học ở nhà: 2.1- Giáo dục ý thức tự học cho học sinh - Tự học trên lớp: Hướng dẫn học sinh biết mạnh dạn trong phát biểu xây dựng bài, biết tự thắc mắc qua các bài học. Gợi ý, tạo điều kiện cho các em nêu những thắc mắc qua các bài học, qua những kiến thức mới mà các em chưa nắm rõ. Hướng dẫn các em tự tìm tòi, tự giải đáp những chỗ chưa hiểu, chưa chắt chắn để trao đổi ở nhóm hoặc hỏi lại thầy cô. - Tự học ở nhà: Giáo viên hệ thống lại kiến thức, nội dung bài học trên lớp để hướng dẫn học sinh tự học ở nhà. Giáo viên phải thường xuyên động viên khuyến khích học sinh tự giác học tập, không áp đặt gò ép học sinh. Việc chuẩn bị tốt bài học ở nhà sẽ giúp cho các em hứng thú, tự tin hơn trong các giờ học trên lớp. 2.2- Thời gian và địa điểm học Giáo viên hướng dẫn cho học sinh biết lập thời gian biểu cho việc tự học tập ở nhà. Giáo viên kiểm tra, khảo sát sơ lược thời gian biểu của các em và từ đó giáo viên sẽ gợi ý, định hướng thêm để các em lập được một thời gian học tập phù hợp với điều kiện hoàn cảnh gia đình của từng em. - Ví dụ: + Buổi sáng 5 giờ thức dậy tập thể dục, làm vệ sinh cá nhân, ăn điểm tâm, xem lại bài và chuẩn bị đi học. + Buổi trưa nghỉ ngơi thư giản, giải trí, sau đó học bài, làm bài tập và chuẩn bị đi học buổi chiều. + Buổi tối từ 18 giờ đến 19 giờ 30 phút, học sinh học bài và làm bài tập, sau đó nghỉ ngơi, giải trí và đi ngũ đúng giờ quy định. -2-
  2. tự học còn là tính tự giác, tự tìm tòi, là sự cố gắng nỗ lực của các em đôi khi cũng cần có sự trợ giúp của người lớn. Ngoài việc hướng dẫn, triển khai trong các buổi họp CMHS giáo viên còn phải liên hệ thường xuyên với gia đình để phối hợp CMHS nhắc nhở, quản lý, kiểm tra việc tự học tập của các em ở nhà. Yêu cầu phụ huynh hạn chế cho học sinh làm việc nhà vì ảnh hưởng đến thời gian học của các em. 2.5- Công tác kiểm tra của giáo viên Giáo viên cần thường xuyên kiểm tra bài cũ của học sinh. Bởi vì có kiểm tra thì học sinh mới học bài. Hàng ngày giáo viên nên giao việc về nhà để học sinh thực hiện và kiểm tra thường xuyên. Giáo viên sử dụng 15 phút đầu giờ để phân công tổ trưởng, lớp trưởng kiểm tra về việc chuẩn bị sách vở, đồ dùng học tập của học sinh và kiểm tra việc học bài và làm bài của học sinh. Vào đầu mỗi tiết học, giáo viên kiểm tra bài cũ và kiểm tra phần việc đã giao về nhà xem học sinh có thực hiện không. Giáo viên tuyên dương trước lớp những học sinh đã chuẩn bị bài tốt ở nhà và nhắc nhỡ những học sinh chưa làm tốt để học sinh tích cực hơn trong học tập. 3- Kết quả đạt được: Từ các biện pháp hướng dẫn học sinh tự học ở nhà nêu trên mà lớp tôi đã có sự tiến bộ hơn so với trước, cụ thể như sau: THỜI ĐIỂM SO SÁNH (%) Giữa HKI Cuối HKII (2) và (1) (2018 – 2019) (2018 – 2019) GHI MÔN Điểm (1) (2) CHÚ Tăng Giảm SL % SL % (%) (%) 9 - 10 1 4.8 3 14.3 9.5 7 - 8 14 66.7 14 66.7 0 0 TIẾNG VIỆT 5 - 6 5 23.8 4 19.0 4.8 Dưới 1 4.8 0 0 4.8 5 9 - 10 2 9.5 10 47.6 38.1 7 - 8 9 42.9 7 33.3 9.6 TOÁN 5 - 6 6 28.6 4 19.0 9.6 Dưới 4 19.0 0 0 19.0 5 4- Khã năng ứng dụng của sáng kiến: -4-
  3. tòi, lựa chọn phương pháp giảng dạy phù hợp, lựa chọn những cách thức phù hợp với từng đối tượng học sinh trong việc giúp các em tự học, tự tìm ra kiến thức . Công tác giáo dục là sự nghiệp chung của mỗi người chúng ta. Làm thế nào để góp một phần nhỏ bé công sức của mình trong việc “trồng người” là điều mà thầy, cô giáo luôn hướng tới. Bởi “Dạy học là một nghề cao quý nhất trong tất cả những nghề cao quý”. Trên đây là những kinh nghiệm của bản thân đã rút tỉa được từ nhiều năm qua. Tuy nhiên vẫn còn những mặt hạn chế, thiếu sót. Rất mong Hội đồng khoa học các cấp đóng góp ý kiến. Xin chân thành cảm ơn ! XÁC NHẬN CỦA HỘI ĐỒNG XÉT Phong Tân, ngày 21 tháng 5 năm 2019 DUYỆT SÁNG KIẾN, GIẢI PHÁP Người viết TRƯỜNG Lê Minh Khải XÁC NHẬN CỦA HỘI ĐỒNG XÉT XÁC NHẬN CỦA HỘI ĐỒNG XÉT DUYỆT SÁNG KIẾN, GIẢI PHÁP DUYỆT SÁNG KIẾN, GIẢI PHÁP PHÒNG GIÁO DỤC – ĐÀO TẠO THỊ XÃ -6-
  4. HỘI ĐỒNG KHOA HỌC ĐƠN VỊ: PHÒNG GIÁO DỤC-ĐÀO TẠO TX GIÁ RAI PHẦN NHẬN XÉT ĐÁNH GIÁ, CÔNG NHẬN SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM - Tính mới: / 30 điểm - Tính hiệu quả: / 35 điểm - Tính ứng dụng thực tiển: / 20 điểm - Tính phù hợp với nhiệm vụ được giao: / 10 điểm - Hình thức: / 05 điểm Tổng điểm: / 100 điểm Giá Rai, ngày tháng năm 2019 CHỦ TỊCH HĐKH -8-