Sáng kiến kinh nghiệm Ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy - Học tiết giảng văn ở trường THCS

Nói về việc dạy - học tiết giảng văn ở trường THCS Hoài  Hương – Hoài Nhơn hiện nay, giáo viên đã  ứng dụng công nghệ thông tin vào dạy học. Tuy nhiên trong quá trình giảng dạy, giáo viên còn nặng về hình thức, mang nặng tính chất trình chiếu với nên  hiệu quả giờ dạy không cao. Trong tiến trình lên lớp với bài giảng điện tử, một số giáo viên thao tác quá nhanh, học sinh không kịp chép bài, ảnh hưởng đến khả năng tiếp thu, lĩnh hội kiến thức của các em .

Trên thực tế, hầu hết học sinh đều say mê, thích thú được học những giờ Văn có ứng dụng công nghệ thông tin. Song học sinh  vẫn còn những tồn tại  như một số học sinh chưa thật thích nghi với phương pháp học hiện đại này, chỉ thụ động ngồi nghe, xem ảnh ... quên cả việc ghi bài. Một số khác gặp khó khăn trong việc ghi chép bài: không biết lựa chọn thông tin, nội dung chính để ghi vào bài học, ghi chậm hoặc không đầy đủ ...

doc 20 trang mianlien 05/03/2023 4780
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy - Học tiết giảng văn ở trường THCS", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • docsang_kien_kinh_nghiem_ung_dung_cong_nghe_thong_tin_trong_day.doc

Nội dung text: Sáng kiến kinh nghiệm Ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy - Học tiết giảng văn ở trường THCS

  1. Kinh nghiệm: Ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy - học tiết giảng văn ở trường THCS ➢ Slide 2: Tác giả: Giáo viên có thể chèn hình chân dung tác giả hoặc các hình ảnh, tư liệu có liên quan đến quê hương, cuộc đời, sự nghiệp của tác giả nhằm cung cấp tư liệu trực quan kích thích việc hứng thú học tập của học sinh. ➢Ở Slide 3: Tác phẩm : Giáo viên có thể chèn các hình ảnh minh họa về tác phẩm từ tranh tư liệu hoặc đoạn phim tư liệu lịch sử, địa lí liên quan đến tác phẩm nhằm giúp HS có ấn tượng rõ hơn về tác phẩm. ➢ Slide 4 đến các Slide tiếp theo: Là các tiêu đề tương ứng với từng phần trong nội dung bài dạy và tương ứng với từng phần trong thiết kế giảng dạy của giáo án. Trong các Slide này, giáo viên có thể chèn hình ảnh minh họa khi hướng dẫn học sinh phân tích hoặc một đoạn video clip ngắn minh họa cho nội dung phân tích. ➢ Slide n-1: Phần củng cố bài: GV có thể vận dụng việc củng cố bài bằng cách cho học sinh nghe diễn ngâm tác phẩm văn học, thưởng thức bài hát phổ nhạc từ tác phẩm văn học của các nghệ sĩ hoặc băng hình minh họa (nếu có). ➢ Slide n: Phần dặn dò: Slide nội dung bài mới, tư liệu hỗ trợ cho bài học Ví dụ : Khi dạy bài thơ " Bài thơ về tiểu đội xe không kính" ( Phạm Tiến Duật), ở phần tìm hiểu chung, giáo viên chiếu chân dung tác giả, hình ảnh những tập thơ ; trong quá trình phân tích: chiếu hình ảnh tiểu đội xe không kính trên tuyến đường Trường Sơn, xem một đoạn video clip trên tuyến đường Trường Sơn thời chống Mỹ; phần củng cố cho học sinh thưởng thức bài hát " Tôi người lái xe" hoặc "Chào em cô gái Lam Hồng " ( Xuân Hồng) GV : Lê Thị Ái Vân - Trường THCS Hoài Hương Trang 6
  2. Kinh nghiệm: Ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy - học tiết giảng văn ở trường THCS Khi dạy các tác phẩm văn học nước ngoài, giáo viên có thể chiếu hình ảnh để giới thiệu về đất nước, văn hóa của quê hương tác giả. Không chỉ là hình ảnh mà cả kênh âm thanh (giáo viên chọn nhạc nền, đó có thể là bài hát nổi tiếng của đất nước tác giả ) cho các slide hình ảnh về đất nước, nền văn hóa.Với cách như vậy sẽ tạo một ấn tượng sâu sắc cho học sinh. Với các tác phẩm đã chuyển thể thành kịch bản phim, giáo viên có thể cho học sinh xem một đoạn của tác phẩm (có ấn tượng) được chuyển thể thành kịch bản phim giúp cho giờ học thêm sinh động , học sinh hiểu sâu hơn về tác phẩm. Ví dụ: Khi dạy " Lão Hạc " của Nam Cao, trong quá trình phân tích, giáo viên có thể cho học sinh xem một đoạn phim ngắn về cuộc trò chuyện giữa Lão Hạc và Ông giáo sau khi Lão Hạc bán cậu Vàng để học sinh hiểu hơn về tâm trạng của Lão Hạc. Trong xu thế dạy học ngày nay, nếu giáo viên dạy văn hoàn toàn không biết và không ứng dụng công nghệ thông tin thì hoá ra chúng ta đang xa rời với thực tại chung. Công nghệ thông tin không hề làm mất đi cảm xúc mà ngược lại còn tác động làm cho cảm xúc được tăng thêm. Khi người học hứng thú với môn học thì giáo viên mới thật sự có cảm xúc. Lưu ý: ✓ Để giúp học sinh biết lựa chọn thông tin để ghi bài đầy đủ, giáo viên nên sử dụng cả bảng đen trong giờ dạy để ghi nội dung bài học. ✓ Giáo án điện tử không thể thay thế giáo án truyền thống mà đó chỉ là phương tiện hỗ trợ cho giáo viên trong việc thực hiện phương pháp dạy học theo hướng đổi mới.Vì vậy, cần vận dụng đúng lúc, đúng chỗ để đảm bảo mạch cảm xúc của bài văn nhằm tạo hiệu quả cao cho giờ học. ✓ Không nên sử dụng Clip có thời lượng quá dài trong một tiết học; hạn chế sử dụng các đoạn video không rõ nguồn gốc và nhạy cảm GV : Lê Thị Ái Vân - Trường THCS Hoài Hương Trang 8
  3. Kinh nghiệm: Ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy - học tiết giảng văn ở trường THCS bản đồ tư duy giúp học sinh biết hệ thống, xâu chuỗi kiến thức đã học giúp các em nhớ lâu và nhớ có hệ thống. Một số hình thức ứng dụng bản đồ tư duy để hỗ trợ quá trình dạy học: 1.4.1 Dùng bản đồ tư duy để dạy bài mới: Giáo viên đưa ra một từ khoá để nêu kiến thức của bài mới rồi yêu cầu học sinh vẽ bản đồ tư duy bằng cách đặt câu hỏi , gợi ý để các em tìm ra các nội dung liên quan đến từ khoá đó và hoàn thiện bản đồ tư duy. Qua bản đồ tư duy, học sinh chiếm lĩnh kiến thức một cách nhẹ nhàng, tự nhiên nhưng rất hiệu quả, đồng thời kích thích sự hứng thú trong học tập của các em. 1.4.2 Dùng bản đồ tư duy để củng cố kiến thức sau mỗi tiết học và hệ thống kiến thức sau mỗi chương, phần Sau mỗi bài học, giáo viên hướng dẫn, gợi ý để học sinh tự hệ thống kiến thức trọng tâm, kiến thức cần nhớ của bài học bằng cách vẽ bản đồ tư duy . Mỗi bài học được vẽ kiến thức trên một trang giấy rời rồi kẹp lại thành tập. Việc làm này sẽ giúp các em dễ ôn tập, xem lại kiến thức khi cần một cách nhanh chóng, dễ dàng . Ví dụ: Sau khi dạy bài " Nói với con "( Y Phương) , giáo viên có thể củng cố bài học bằng bản đồ tư duy như sau: GV : Lê Thị Ái Vân - Trường THCS Hoài Hương Trang 10
  4. Kinh nghiệm: Ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy - học tiết giảng văn ở trường THCS ghi chép, có sự yêu thích và hứng thú trong học tập . Kết quả bài kiểm tra cũng có sự thay đổi theo chiều hướng tốt. Mặt khác, đa số các em học sinh khá, giỏi đã biết sử dụng bản đồ tư duy để ghi chép bài, tổng hợp kiến thức môn học. Một số học sinh trung bình đã biết dùng bản đồ tư duy để củng cố kiến thức bài học ở mức đơn giản. Cụ thể: ❖ Bảng 1 : Mức độ thích học các giờ học Văn có ứng dụng công nghệ thông tin : Đối Không Mức độ Thích Không tượng Rất thích có Lí do vừa phải thích thăm dò ý kiến Bài học sinh động, dễ hiểu 10 3 0 0 Giờ học thoải mái không gò 2 0 0 0 ép 40 Có nhiều tư liệu phong phú 8 1 0 0 học sinh Được chơi trò chơi 10 3 0 0 lớp 9a5 Nhiều hình ảnh, hiệu ứng đẹp 2 0 0 0 Khó ghi chép nội dung bài 0 0 0 0 Không rõ lí do 0 0 0 1 7(17.5% 0(0 % 1( 2.5 TỔNG SỐ 32(80%) ) ) %) ❖ Bảng 2: Số liệu về mức độ hiểu bài của học sinh : Đối tượng Hiểu các nội Hiểu các ý chính Hoàn toàn Hiểu hoàn toàn điều tra dung chính nhưng chưa đầy đủ không hiểu GV : Lê Thị Ái Vân - Trường THCS Hoài Hương Trang 12
  5. Kinh nghiệm: Ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy - học tiết giảng văn ở trường THCS Sau khi áp dụng công nghệ thông tin trong dạy - học tiết giảng văn bằng những hình thức trên , tôi thấy tác động nhanh đến đồng nghiệp. Việc ứng dụng này được phổ biến trong toàn trường, lan rộng sang các trường bạn khi thực hiện thao giảng cụm. 3. Lợi ích kinh tế- xã hội: 3.1. Lợi ích có thể đạt được đến quá trình giáo dục, công tác: Có thể nói, việc ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy – học nói chung và trong dạy tiết giảng văn nói riêng góp phần thể hiện đồ dùng dạy học, thay thế hệ thống bảng phụ cồng kềnh ; vừa giúp giáo viên tiết kiệm được nhiều thời gian vừa giúp học sinh tiếp cận được một lượng kiến thức phong phú, sâu rộng mà thật sinh động. Giáo viên sử dụng tốt các tư liệu minh họa giúp học sinh hứng thú trong học tập, nâng cao hiệu quả tiếp nhận. 3.2 Tính năng kỹ thuật, chất lượng, hiệu quả sử dụng: Ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy - học tiết giảng văn đòi hỏi giáo viên phải hiểu biết về tin học. Việc thực hiện dễ dàng vì giáo viên có thể tự học qua mạng, học ở đồng nghiệp Tư liệu phục vụ cho bài dạy ngày nay dễ tìm, giáo viên có thể tải tư liệu từ các nguồn thông tin tin cậy ( www.tvtl.bachkim ) hoặc tự tạo bằng cách chụp hình, quay phim từ cảnh thực bằng máy ảnh kĩ thuật số. Bản đồ tư duy giáo viên thiết kế trên phần mềm bản đồ tư duy. Vận dụng công nghệ thông tin vào giảng dạy Ngữ văn bằng hình thức vận dụng phần mềm Powerpoint để thiết kế giáo án điện tử là hình thức vận dụng công nghệ thông tin dễ dàng nhất, khả thi nhất mà mang lại hiệu quả không nhỏ. “Tích hợp công nghệ thông tin sẽ làm cho chương trình đào tạo trở nên hấp dẫn hơn, gần hơn với yêu cầu dạy- học ở nhà trường phổ thông, đáp ứng được yêu cầu đổi mới của ngành giáo dục, tiếp cận được với xu thế dạy - học hiện đại của thế kỉ XXI. Nó không chỉ góp phần GV : Lê Thị Ái Vân - Trường THCS Hoài Hương Trang 14
  6. Kinh nghiệm: Ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy - học tiết giảng văn ở trường THCS 1. Những điều kiện, kinh nghiệm áp dụng, sử dụng giải pháp: Trong day – học Ngữ văn, GV chỉ nên sử dụng công nghệ thông tin khi thật cần thiết và sử dụng với tỷ lệ ít hơn so với các dạng hoạt động và các phương tiện dạy học khác (như thuyết giảng, đàm thoại, thảo luận nhóm, phát vấn, nêu vấn đề ) Khi sử dụng các phầm mềm thiết kế giáo án điện tử phải thận trọng, cân nhắc để lựa chọn các hiệu ứng phù hợp về màu sắc, kiểu chữ, cỡ chữ, cách chạy chữ, thiết kế màn hình, âm thanh, tiếng động phải phù hợp, tránh lạm dụng. Giáo án điện tử cần phải được thiết kế một cách khoa học. Trong quá trình giảng dạy, giáo viên cần lưu ý đến khả năng tiếp thu, lĩnh hội kiến thức, khả năng ghi chép bài của học sinh để có hướng điều chỉnh kịp thời. Trong quá trình giảng dạy, giáo viên là người hướng dẫn học sinh học tập chứ không đơn giản chỉ là người phát động, cung cấp thông tin. Do vậy, giáo viên phải biết đánh giá và lựa chọn thông tin, hình ảnh, đoạn phim phục vụ bài dạy có tính thiết thực, làm rõ nội dung bài dạy, tránh tham lam, nhồi nhét các loại thông tin, phim, ảnh không phù hợp làm giảm hiệu quả bài dạy. Một điều đáng lưu ý là cần hiểu đúng công nghệ thông tin chỉ là một phương tiện hỗ trợ đắc lực cho đổi mới phương pháp dạy học. Vì vậy trong quá trình giảng dạy, giáo viên tránh lạm dụng công nghệ thông tin, xem công nghệ thông tin là độc tôn, là duy nhất. Để ứng dụng công nghệ thông tin góp phần đổi mới phương pháp dạy học có hiệu quả cao, giáo viên phải thường xuyên không ngừng tự học để nâng cao trình độ chuyên môn mà còn phải nâng cao khả năng sử dụng công nghệ thông tin GV : Lê Thị Ái Vân - Trường THCS Hoài Hương Trang 16
  7. Kinh nghiệm: Ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy - học tiết giảng văn ở trường THCS Trên đây là những kinh nghiệm của bản thân qua thực tế giảng dạy và qua nghiên cứu, rút kinh nghiệm từ tiết dự giờ của đồng nghiệp. Rất mong sự đóng góp ý kiến của đồng nghiệp. Xin chân thành cảm ơn ! Người viết Lê Thị Ái Vân ❖ TÀI LIỆU THAM KHẢO: GV : Lê Thị Ái Vân - Trường THCS Hoài Hương Trang 18
  8. Kinh nghiệm: Ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy - học tiết giảng văn ở trường THCS GV : Lê Thị Ái Vân - Trường THCS Hoài Hương Trang 20