Sáng kiến lồng ghép giáo dục biển đảo Việt Nam vào phân môn vẽ tranh, vẽ trang trí trong môn mĩ thuật THCS

Mục tiêu của môn Mỹ Thuật ở Trường THCS là giáo dục thẩm mỹ cho học sinh, giúp các em hiểu biết cái đẹp của thiên nhiên, của tác phẩm Mĩ Thuật,... tập tạo ra cái đẹp bằng khả năng của mình đồng thời biết thưởng thức cái đẹp, vận dụng cái đẹp vào sinh hoạt, học tập hàng ngày và công việc sau này. Dạy - Học Mĩ Thuật ở trường THCS nhằm góp phần xây dựng môi trường thẩm mỹ cho xã hội, giúp học sinh phát triển khả năng tư duy hình tượng, sáng tạo góp phần hình thành phẩm chất con người mới trong kỷ nguyên mới – kỷ nguyên của hội nhập, khoa học và công nghệ.  Vì vậy mỗi giáo viên dạy Mỹ Thuật trước tiên phải là người hiểu biết sâu sắc về cái đẹp và đồng thời phải là người sáng tạo.           

 Thực hiện việc đổi mới đánh giá của Bộ Giáo dục và Đào tạo, đặc biệt là  kiểm tra đánh giá kết quả học tập của học sinh theo định hướng phát triển năng lực của từng học sinh. Để có kết quả tốt đòi hỏi học sinh phải nắm bắt được hết kiến thức cũng như những kỹ năng làm bài. Là giáo viên giảng dạy bộ môn Mĩ Thuật ở Trường THCS nhiều năm, tôi luôn trăn trở làm sao làm sao để học sinh lĩnh hội kiến thức, kỹ năng thực hành một cách sâu sắc, trọn vẹn. 

doc 37 trang mianlien 05/03/2023 5060
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến lồng ghép giáo dục biển đảo Việt Nam vào phân môn vẽ tranh, vẽ trang trí trong môn mĩ thuật THCS", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • docsang_kien_long_ghep_giao_duc_bien_dao_viet_nam_vao_phan_mon.doc

Nội dung text: Sáng kiến lồng ghép giáo dục biển đảo Việt Nam vào phân môn vẽ tranh, vẽ trang trí trong môn mĩ thuật THCS

  1. Sáng kiến lồng ghép giáo dục biển đảo Việt Nam vào phân môn vẽ tranh, vẽ trang trí trong môn Mĩ thuật THCS. Tôi yêu cầu 1 nhóm trình bày, nhóm khác bổ sung. Khi các nhóm đã làm việc xong tôi nhận xét kết luận ở hoạt động này và tôi lồng ghép giới thiệu cho học sinh biết thêm về biển, đảo Việt Nam trong qua tranh, ảnh tôi đã giới thiệu. Ở hoạt động III – Thực hành: Tôi gợi ý, hướng cho học sinh có thể vẽ về các nội dung liên quan đến biển đảo. Ví dụ: + Ở Mĩ thuật 6: Bài vẽ tranh: đề tài – Ngày tết và mùa xuân. Tôi gợi ý các em có thể hình dung vẽ các nội dung: cảnh vui ngày tết của người dân biển, đảo; vẽ cảnh bộ đội đón tết Bài vẽ tranh: đề tài – Quê hương em. Gợi ý các em có thể vẽ tranh cảnh biển quê em, xa xa có những hòn đảo, cảnh quê em đón những chú bộ độ Hải quân về thăm nhà + Ở Mĩ thuật 7: Bài vẽ tranh: đề tài -Tranh phong cảnh: Tôi gới ý thêm các em nếu đã từng được đến một trong các đảo Việt Nam có thể vẽ lại những phong cảnh mà em đã từng thấy. Như đảo Phú Quốc, đảo Lý sơn vì trên thực tế nhiều em được bố mẹ đưa đi du lịch trong các kì nghỉ. Bài vẽ tranh: Đề tài - Cuộc sống quanh em. Có thể gợi ý các em ngoài các hoạt động sinh hoạt ở đất liền các em có thể vẽ các hoạt động của con người biển đảo Bài vẽ tranh: Đề tài – Hoạt động trong những ngày nghỉ hè. Gợi ý HS vẽ những nội dung như du lịch biển, cắm trại, chơi thể thao, những hoạt động vui chơi khác trên bãi biển hoặc những nơi gần biển Vì nhiều học sinh được bố, mẹ đưa đi tham quan vào dịp nghỉ hè bởi môi trường biển là nơi thoáng mát, có không khí trong lành. Người thực hiện: Đỗ Văn Đương - 10 - Trường THCS Hoài Hương
  2. Sáng kiến lồng ghép giáo dục biển đảo Việt Nam vào phân môn vẽ tranh, vẽ trang trí trong môn Mĩ thuật THCS. Bộ đội giúp dân Bội đội giải lao văn nghệ Bộ đội Hải quân đang canh giữ biển đảo Trường Sa Người thực hiện: Đỗ Văn Đương - 12 - Trường THCS Hoài Hương
  3. Sáng kiến lồng ghép giáo dục biển đảo Việt Nam vào phân môn vẽ tranh, vẽ trang trí trong môn Mĩ thuật THCS. MỘT SỐ QUÂN PHỤC, TƯ TRANG CỦA BỘ ĐỘI Sau khi cho HS xem tranh, Tôi đã nêu yêu cầu các nhóm thảo luận: * Câu hỏi thảo luận: 1. Tranh nào thuộc đề tài bộ đội? 2. Nội dung tranh vẽ những gì? 3. Hình ảnh trong tranh là những hình ảnh gì? Người thực hiện: Đỗ Văn Đương - 14 - Trường THCS Hoài Hương
  4. Sáng kiến lồng ghép giáo dục biển đảo Việt Nam vào phân môn vẽ tranh, vẽ trang trí trong môn Mĩ thuật THCS. Bản đồ do nhà xuất bản Covens and Mortier Tượng đài hải đội Hoàng Sa ở Lý Sơn tại Amsterdam vào năm 1760 ghi chú quần đảo sừng sững nhìn ra quần đảo Hoàng Sa Paraceles gần bờ biển Việt Nam Bia chủ quyền quần đảo Trường Sa do Hải quân Việt Nam Cộng hòa dựng năm 1956 Người thực hiện: Đỗ Văn Đương - 16 - Trường THCS Hoài Hương
  5. Sáng kiến lồng ghép giáo dục biển đảo Việt Nam vào phân môn vẽ tranh, vẽ trang trí trong môn Mĩ thuật THCS. Của trường THCS Hoài Hương Tranh HS: Lê Văn Tâm – 6a2 Tranh HS: Đỗ Thị Ái Sa – 6a8 Tranh HS: Pham Hữu Quý – 6a4 Tranh HS: Trần Văn Lợi – 6a5 Người thực hiện: Đỗ Văn Đương - 18 - Trường THCS Hoài Hương
  6. Sáng kiến lồng ghép giáo dục biển đảo Việt Nam vào phân môn vẽ tranh, vẽ trang trí trong môn Mĩ thuật THCS. Bài vẽ tranh cổ động lớp 8, Tôi đã lồng ghép bằng cách cho HS xem tranh cổ động gồm nhiều nội dung khác nhau trong đó có tranh cổ động về biển, đảo Việt Nam, bên cạnh đó tôi còn giới thiệu thêm về một số hình ảnh cổ động khác từ: hình tàu tuần tra biển Việt Nam, Cột mốc ghi rõ tên đảo, có cờ nền đỏ sao vàng Khơi gợi cho các em tình yêu quê hương đất nước và thể hiện thái độ, suy nghĩ của mình bằng những nét vẽ khẳng định chủ quyền biển đảo quê hương. c. Lồng ghép thông qua hoạt động ngoại khóa thi vẽ tranh cấp trường: Được sự đồng ý của Ban giám hiệu nhà trường, tôi đã phối cùng Liên đội tổ chức cho HS toàn trường tham gia vẽ tranh chào mừng ngày 22 tháng 12 năm 2016 – Ngày quân đội nhân dân Việt Nam với chủ đề “Em yêu biển, đảo quê hương“. Trước khi triển khai cuộc thi tôi đã thông tin cho các Chi đội về nội dung đề tài. Trong đó có gợi ý nhiều nội dung tranh để các em lựa chọn bên cạnh đó tôi còn thông tin ngắn gọn về tình hình, chủ quyền biển, đảo Việt Nam. Yêu cầu mỗi Chi đội chọn 3 HS và thể hiện 1 tranh, vẽ trực tiếp với kích thước là 40cm x 60cm. Từ Người thực hiện: Đỗ Văn Đương - 20 - Trường THCS Hoài Hương
  7. Sáng kiến lồng ghép giáo dục biển đảo Việt Nam vào phân môn vẽ tranh, vẽ trang trí trong môn Mĩ thuật THCS. KẾT QUẢ TRANH VẼ CỦA HỌC SINH KHI THAM GIA CUỘC THI Tranh HS: Tập thể Chi đội 8a5 Tranh HS: Tập thể chi Đội – 7a8 Người thực hiện: Đỗ Văn Đương - 22 - Trường THCS Hoài Hương
  8. Sáng kiến lồng ghép giáo dục biển đảo Việt Nam vào phân môn vẽ tranh, vẽ trang trí trong môn Mĩ thuật THCS. MỘT SỐ TRANH VẼ CỦA HỌC SINH KHI THAM GIA CUỘC THI Tranh HS: Tập thể Chi đội 7a5 Tranh HS: Tập thể Chi đội 6a8 Người thực hiện: Đỗ Văn Đương - 24 - Trường THCS Hoài Hương
  9. Sáng kiến lồng ghép giáo dục biển đảo Việt Nam vào phân môn vẽ tranh, vẽ trang trí trong môn Mĩ thuật THCS. Trong quá trình áp dụng và thử nghiệm, tôi điều tra kết quả của học sinh 8 lớp khối 7 trên tổng số 328. Tôi chia làm 2 (4 lớp (164 HS) tôi dạy bình thường, 4 lớp (164 HS) tôi đã áp dụng lồng ghép giáo dục về biển, đảo Việt Nam.) Quá trình thực hiện tôi đã áp dụng ở bài 15 Mĩ thuật lớp 7: vẽ tranh – đề tài tự chọn. Tôi đã hướng cho học sinh vẽ về đề tài biển, đảo trong học kì I năm học 2016-2017 kết quả như sau: Kết quả % Thái độ % Tiết dạy T. Số Đạt Chưa đạt Hứnh thú, Không HS nhận thức tốt hứng thú, về biển, đảo nhận thức chưa tốt Thực nghiệm 4 lớp 164 100% 0% 100% O% Bình thường 4 lớp 164 96,95% 3,05% 92,68% 7,32 % Kết quả của học sinh thông qua cuộc thi vẽ tranh cấp trường về đề tài “ Em yêu biển đảo quê em” chào mừng ngày 22/12 năm học 2016-2017 của học sinh trường THCS Hoài Hương. Tôi nhận thấy: Học sinh hào hứng, nhiệt tình tham gia Nhiều bài vẽ của HS đạt kết quả cao: nội dung tranh phù hợp với đề tài, bố cục, màu sắc hài hòa. Ban tổ chức cuộc thi trong nhà trường đã chọn và trao giải cho những bức tranh đẹp. Nhận thức, hiểu biết của các em về chủ quyền biển đảo được nâng cao. Thể hiện được tình yêu quê hương, đất nước, con người Việt Nam. * Bên cạnh đó việc nghiên cứu, áp dụng giải pháp trên đã bổ trợ tích cực vào việc bồi dưỡng HS tham gia dự thi vẽ cấp huyện, cấp tỉnh nội dung có liên quan đề tài biển, đảo. Kết quả nhiều năm liền tham gia dự thi của học sinh Trường THCS Hoài Hương đều đạt nhiều giải cao: Người thực hiện: Đỗ Văn Đương - 26 - Trường THCS Hoài Hương
  10. Sáng kiến lồng ghép giáo dục biển đảo Việt Nam vào phân môn vẽ tranh, vẽ trang trí trong môn Mĩ thuật THCS. 3.1.2. Ý nghĩa: Mỗi giáo viên có những ưu thế riêng của mình trong cách dạy và thực hiện phương pháp. Với bản thân trải qua nhiều năm giảng dạy, tôi đã nghiên cứu đề tài trên để áp dụng vào việc giảng dạy của mình đồng thời chia sẻ cùng đồng nghiệp với ý nghĩa mong muốn góp một phần nhỏ trong việc nâng cao chất lượng dạy và học trong nhà trường. mặt khác chúng ta phải đổi mới cách đánh giá cho phù hợp, lôi cuốn học sinh tham gia học tập một cách tích cực, vận dụng nó linh hoạt vào trong việc giảng dạy của mình để ít nhất cũng sẽ tạo được hấp dẫn, thân thiện mang lại hiệu quả cao cho giáo dục. Vấn đề là ở chỗ mỗi cá nhân chúng ta cần phải không ngừng nêu cao tinh thần tự học, tìm tòi, nghiên cứu và sáng tạo. 3.1.3. Hiệu quả: Qua quá trình thực nghiệm giải pháp trên tôi đã kiểm tra, thống kê, so sánh và rút ra kết quả là ở những lớp, những giờ học được tổ chức như trên cho thấy: - Giáo viên thực hiện tiết dạy nhẹ nhàng, nhanh, gọn, đạt hiệu quả cao, giáo viên đóng vai trò tổ chức hướng dẫn, lồng ghép, học sinh hoạt động là chủ yếu. - Học sinh hứng thú nhờ được quan sát nhiều tranh ảnh liên quan bài học, mở rộng hiểu biết về biển đảo thông qua lồng ghép của giáo viên, tiết học sôi nổi hơn; học sinh có nhiều nhận xét tìm hiểu tích cực hơn. - Tỷ lệ học sinh hiểu, nắm kiến thức, có ý thức tốt về biển, đảo ngày một cao hơn. - Học sinh tiếp thu bài và bài vẽ mang lại kết quả cao. - Đối với quá trình giáo dục: Phần nào đã nâng cao chất lượng giáo dục trong nhà trường, góp phần nâng cao giáo dục toàn diện cho học sinh. - Tác động xã hội tích cực: Nhận thức học sinh được nâng cao và có ý thức bảo vệ chủ quyền biển đảo, tôn trọng cái đẹp, cảnh quan, những di tích lịch sử, văn hóa của dân tộc. 3.2. Đề xuất, khuyến nghị: * Đối với nhà trường: Người thực hiện: Đỗ Văn Đương - 28 - Trường THCS Hoài Hương
  11. Sáng kiến lồng ghép giáo dục biển đảo Việt Nam vào phân môn vẽ tranh, vẽ trang trí trong môn Mĩ thuật THCS. TÀI LIỆU THAM KHẢO * Hướng dẫn thực hiện chuẩn kiến thức kĩ năng môn Mĩ thuật THCS của Bộ Giáo dục. * Một số vấn đề đổi mới phương pháp dạy học môn Mĩ thuật của Đàm Luyện, Bạch Ngọc Diệp, Nguyễn Quốc Toản. * Giáo trình phương pháp dạy – học Mĩ Thuật của Bộ giáo Dục. * Sách giáo khoa Mĩ thuật 6,7,8,9 – NXBGD * Sách hướng dẫn môn Hoạt động giáo dục 6,7 của mô hình trường học mới. * Phân phối chương theo chương trình giảm tải môn Mĩ thuật * Công ước của Liên hợp Quốc về Luật biển 1982. Người thực hiện: Đỗ Văn Đương - 30 - Trường THCS Hoài Hương
  12. Sáng kiến lồng ghép giáo dục biển đảo Việt Nam vào phân môn vẽ tranh, vẽ trang trí trong môn Mĩ thuật THCS. PHỤ LỤC GIẤY KHEN HỌC SINH ĐẠT GIẢI CẤP TỈNH Tham gia Hội thi vẽ tranh và triễn lãm tranh thiếu nhi tỉnh Bình Định năm học 2014-2015 Người thực hiện: Đỗ Văn Đương - 32 - Trường THCS Hoài Hương
  13. Sáng kiến lồng ghép giáo dục biển đảo Việt Nam vào phân môn vẽ tranh, vẽ trang trí trong môn Mĩ thuật THCS. Tham gia Hội thi vẽ tranh và triễn lãm tranh thiếu nhi tỉnh Bình Định năm học 2016-2017 Người thực hiện: Đỗ Văn Đương - 34 - Trường THCS Hoài Hương
  14. Sáng kiến lồng ghép giáo dục biển đảo Việt Nam vào phân môn vẽ tranh, vẽ trang trí trong môn Mĩ thuật THCS. ĐÁNH GIÁ CỦA HỘI ĐỒNG KHOA HỌC CẤP TRƯỜNG ĐÁNH GIÁ CỦA HỘI ĐỒNG KHOA HỌC CẤP HUYỆN Người thực hiện: Đỗ Văn Đương - 36 - Trường THCS Hoài Hương