SKKN Biện pháp dạy thể thơ bát cú đường luật qua bài thơ “Qua đèo ngang” của bà Huyện Thanh Quan

 

I. ĐẶT VẤN ĐỀ

Thơ Bát cú đường luật hay nhưng dạy và tìm hiểu nó không dễ, đặc biệt đối với học sinh lớp 7 thì càng khó hơn. Việc giáo viên tìm ra phương pháp giảng dạy phù hợp, dễ hiểu không chỉ có ý nghĩa thiết thực trong quá trình dạy dạy các bài thơ này trong chương trình ngữ văn 7 mà còn là nền tảng để học sinh học tạp trong suốt cấp THCS và THPT thậm chí lên đến bậc Đại học nếu các em còn đam mê môn Ngữ văn. Để giúp học sinh làm được điều đó, giáo viên cần hướng dẫn học sinh khai thác phù hợp, có hiệu quả. Đồng thời cũng giúp học hăng hái trong học tập, chuẩn bị tâm lí và kiến thức cần thiết cho bài mới. cũng như góp phần vào việc nâng cao chất lượng công tác giảng dạy trong nhà trường.

doc 3 trang Hải Anh 11/07/2023 2180
Bạn đang xem tài liệu "SKKN Biện pháp dạy thể thơ bát cú đường luật qua bài thơ “Qua đèo ngang” của bà Huyện Thanh Quan", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • docskkn_bien_phap_day_the_tho_bat_cu_duong_luat_qua_bai_tho_qua.doc

Nội dung text: SKKN Biện pháp dạy thể thơ bát cú đường luật qua bài thơ “Qua đèo ngang” của bà Huyện Thanh Quan

  1. 2 + 2 câu đề ( câu 1,2): Câu 1 nói tổng quát để câu 2 giới thiệu chi tiết hơn cảnh Đèo Ngang. + 2 câu thực ( câu 3,4): Giải thích, miêu tả rõ hơn cảnh Đèo Ngang. + 2 câu luận ( câu 5, 6): Bàn luận mở rộng thêm ý hai câu thực. + 2 câu kết ( câu 7, 8): Kết thúc, tóm tắt ý làm rõ tâm trạng cô đơn của tác giả. - Vần: gieo vần chân ( cuối câu 1,2,4,6,8), vần “a” ( tà, hoa, nhà, đa, ta) Bước tới đèo Ngang/ bóng xế tà, Cỏ cây chen đá/ lá chen hoa. Lom khom dưới núi/ tiều vài chú, Lác đác bên sông /chợ mấy nhà. Nhớ nước/ đau lòng con quốc quốc, Thương nhà/ mỏi miệng cái gia gia. Dừng chân đứng lại / trời non nước, Một mảnh tình riêng/ ta với ta. - Nhịp: Câu 1: 4/3; Câu 2: 4/3; Câu 3: 4/3; Câu 4: 4/3; Câu 5: 2/5; Câu 6: 2/5; Câu 7: 4/3; Câu 8: 4/3. - Đối: Câu 3 đối câu 4 ; câu 5 đối câu 6, chữ đối chữ, ý đối ý. - Luật: Nhất, tam, ngũ bất luận; Nhị, tứ, lục phân minh. Bài thơ viết theo luật trắc ( ở chữ “tới”), cả 8 câu đều đúng luật. T T B B T T B T B B T T B B B B T T B B T T T B B T T B T T B B B T T B B T T T B B B B T T B B T T T B B B T B. - Niêm: Rất chặt chẽ Bước tới đèo Ngang/ bóng xế tà, Cỏ cây chen đá/ lá chen hoa. Lom khom dưới núi/ tiều vài chú,( Cây niêm với khom cùng là bằng) Lác đác bên sông /chợ mấy nhà. Nhớ nước/ đau lòng con quốc quốc,( đác niêm với nước cùng là trắc) Thương nhà/ mỏi miệng cái gia gia. Dừng chân đứng lại / trời non nước,( nhà niêm với chân cùng là bằng)