SKKN Biện pháp khai thác kênh hình trong sách giáo khoa Địa lí 7 để dạy phần “môi trường hoang mạc”

I. ĐẶT VẤN ĐỀ

Việc khai thác nội dung bài học gắn liền với bản đồ, biểu đồ, tranh ảnh, bảng số liệu thống kê… có vai trò quan trọng trong dạy học địa lí. Thông qua việc khai thác kênh hình giúp học sinh lĩnh hội tốt những biểu tượng, khái niệm, các mối quan hệ nhân quả, quy luật, đặc biệt giúp học sinh nắm, hiểu nội dung bài học và rèn kĩ năng địa lí một cách có hiệu quả.

Nhưng khai thác bản đồ, biểu đồ, tranh ảnh, bảng số liệu thống kê như thế nào để có kết quả tốt trong dạy và học địa lí. Trong đó có địa lí 7 phần Môi Trường Hoang Mạc. Đó là lí do tôi chọn biện pháp “Khai thác kênh hình trong sách giáo khoa Địa Lí 7 để dạy phần Môi Trường Hoang Mạc” để thực hiện nhằm góp phần hoàn thiện hơn phương pháp dạy học địa lí ở các trường THCS nói chung và trường THCS Giá Rai A.

doc 7 trang Hải Anh 11/07/2023 4520
Bạn đang xem tài liệu "SKKN Biện pháp khai thác kênh hình trong sách giáo khoa Địa lí 7 để dạy phần “môi trường hoang mạc”", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • docskkn_bien_phap_khai_thac_kenh_hinh_trong_sach_giao_khoa_dia.doc

Nội dung text: SKKN Biện pháp khai thác kênh hình trong sách giáo khoa Địa lí 7 để dạy phần “môi trường hoang mạc”

  1. 2 Cơ sở vật chất, trường lớp khang trang, đồ dùng phục vụ cho việc dạy và học khá đầy đủ. Ban giám hiệu nhà trường và công đoàn quan tâm tạo mọi điều kiện để giáo viên yên tâm công tác. 2. Khó khăn: Học sinh của trường phần nhiều là dân tộc khơ me hoàn cảnh gia đình nghèo, một số phụ huynh chưa quan tâm đến việc học của con mình. Đặc biệt do trình độ nhận thức của một số em còn thấp nên khi giao việc cho các em thì các em còn tỏ ra lúng túng e ngại. Mặt khác thiết bị dạy học ở trường hiện nay vẫn còn thiếu. Chính thực trạng trên đã ảnh hưởng đến việc học tập môn địa lí của các em. III. BIỆN PHÁP THỰC HIỆN Sách giáo khoa địa lí lớp 7 không chỉ có kênh chữ mà còn có bản đồ, sơ đồ, hình ảnh địa lí, biểu đồ, lát cắt, lược đồ Nhờ kênh hình nên học sinh có thể khai thác thuận lợi những tri thức địa lí dưới sự tổ chức và hướng dẫn của giáo viên. Về mặt kênh hình không những giúp cho giáo viên giảng dạy theo hướng lấy học sinh làm trung tâm và rèn kĩ năng địa lí cho học sinh. Kênh hình không dừng lại ở chức năng minh họa mà quan trong hơn còn là nội dung địa lí để phát huy trí lực cho học sinh. 1. Các loại kênh hình và vai trò của chúng trong dạy học phần Môi trường Hoang Mạc. - Lược đồ phân bố hoang mạc trên thế giới. - Biểu đồ nhiệt độ và lượng mưa của hoang mạc Xa-ha-ra ở Châu Phi; biểu đồ nhiệt độ và lượng mưa của hoang mạc Gô-bi ở Châu Á. - Ảnh hoang mạc cát và ốc đảo ở Châu Phi; Hoang mạc ở bắc Mĩ a. Lược đồ phân bố hoang mạc trên thế giới (Hình 19.1) Giúp học sinh xác định được vị trí của môi trường hoang mạc. Xác định các dòng hải lưu chảy ven bờ và các đường chí tuyến qua đó các em có thể liên hệ tới các kiến thức đã học để rút ra được các nguyên nhân hình thành hoang mạc trên thế giới.
  2. 4 Có thể yêu cầu gợi ý học sinh làm việc cá nhân hoặc theo cặp dựa vào lược đồ để xác định nơi phân bố của hoang mạc, tìm được một số nguyên nhân dẫn đến sự hình thành hoang mạc trên thế giới. + Dựa vào lược đồ cho biết hoang mạc trên thế giới thường phân bố ở đâu? + Dựa vào lược đồ rút ra được nguyên nhân hình thành hoang mạc trên thế giới. ( gợi ý về các dòng hải lưu ven bờ, vị trí phân bố, đường chí tuyến). - Hình 19.2 và 19.3 biểu đồ nhiệt độ và lượng mưa ở hoang mạc Xa-ha-ra và hoang mạc Gô bi (trang 62 SGK) Có thể yêu cầu học sinh làm việc theo nhóm hoặc cặp + Phân tích và nêu nhận xét về nhiệt độ và lượng mưa của hoang mạc Xa- ha-ra và hoang mạc Gô- bi? Gợi ý phân tích biểu đồ: Yếu tố Xa-ha-ra (190 B) Gô-bi (430 B) Nhiệt độ cao nhất Nhiệt độ thấp nhất Biên độ nhiệt Phân bố mưa trong năm + Tìm sự khác nhau về chế độ nhiệt của hoang mạc đới nóng và đới ôn hòa? + Từ các nhận xét trên nêu đặc điểm khí hậu của môi trường hoang mạc? + Dựa vào lược đồ kết hợp với kiến thức đã học giải thích tại sao hoang mạc vô cùng khô hạn, khắc nghiệt? Gợi ý: Vị trí Ảnh hưởng của chí tuyến Dòng biển lạnh chảy ven bờ Phần này giáo viên kết hợp bản đồ giới thiệu cho học sinh về những địa danh khô hạn nhất hành tinh nhằm khắc sâu kiến thức về môi trường hoang mạc đồng thời để học sinh thấy được khi dòng biển lạnh Pê-ru chảy qua khu vực này đã hình thành nên một sa mạc vô cùng khô hạn đó là sa mạc Atacama ở miền bắc Chi
  3. 6 Tổng Mức độ nắm kiến thức của học sinh qua khai thác kênh hình số Học kì I năm học 2019-2020 Khối HS Điểm 9-10 Điểm 7-8 Điểm 5-6 Điểm dưới 5 SL % SL % SL % SL % 7 148 13 8.8 94 63.5 32 21.6 9 6.1 Tổng Mức độ nắm kiến thức của học sinh qua khai thác tốt kênh hình số Học kì I năm học 2020-2021 Khối HS Điểm 9-10 Điểm 7-8 Điểm 5-6 Điểm dưới 5 SL % SL % SL % SL % 7 133 19 14.3 87 65.4 27 20.3 0 V. BÀI HỌC KINH NGHIỆM - Hệ thống kênh hình trong phần Môi Trường Hoang Mạc rất đa dạng và phong phú, đó là một phần quan trọng của nội dung học tập. Trong quá trình dạy học giáo viên phải nghiên cứu kĩ hệ thống kênh hình và từng hình trong mỗi bài dạy cụ thể để hiểu được vai trò, nội dung của các loại hình và từng hình, từ đó đề xuất các biện pháp hướng dẫn học sinh khai thác kiến thức, rèn luyện kĩ năng qua mỗi hình, nhằm nâng cao chất lượng dạy học. - Để giúp học sinh khai thác kiến thức qua các hình một cách có hiệu quả, giáo viên nên đưa ra các loại câu hỏi để hướng dẫn học sinh học tập. Hạn chế sử dụng kênh hình nhằm mục đích minh họa cho bài giảng. - Trải qua quá trình dạy học ở trường THCS Giá Rai A cho thấy: + Về kiến thức: Thông qua phân tích quan sát tranh ảnh, lược đồ, biểu đồ địa lí học sinh nắm bắt kiến thức nhanh. Nắm vững kiến thức và bước đầu yêu thích bộ môn, tiết học sinh động hơn. + Về năng lực: Học sinh sử dụng kênh chữ kết hợp với biểu đồ, hình ảnh để trình bày thông tin, nội dung bài học. Sử dụng thành thạo các kĩ năng quan sát, mô