SKKN Biện pháp sử dụng atlat trong việc nâng cao chất lượng dạy học Địa lí 9 trường THCS

 

I. Đặt vấn đề:

Dạy học theo phương pháp đổi mới là một trong những yêu cầu quan trọng của ngành giáo dục. Đó là phương pháp dạy học theo hướng tích cực, tăng tính thực hành, tư duy của học sinh được làm việc  nhiều hơn, sáng tạo hơn để chiếm lĩnh tri thức và vận dụng vào thực tiễn.

Đối với môn địa lí dạy học theo hướng đổi mới đã và đang diễn ra sôi nổi, tích cực. Đó là việc giáo viên hướng dẫn học sinh khai thác, tìm kiếm thông tin, kiến thức thông qua kênh chữ, kênh hình ở sách giáo khoa. Bên cạnh đó môn Địa lí còn có đồ dùng, phương tiện dạy học vô cùng phong phú như: bản đồ,lược đồ, tranh ảnh... Trong đó đặc biệt cần thiết đối với học sinh THCS và THPT trong học tập,các cuộc thi cử là tập Atlat Địa lí Việt Nam gắn liền với đời học sinh. 

doc 5 trang Hải Anh 11/07/2023 8840
Bạn đang xem tài liệu "SKKN Biện pháp sử dụng atlat trong việc nâng cao chất lượng dạy học Địa lí 9 trường THCS", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • docskkn_bien_phap_su_dung_atlat_trong_viec_nang_cao_chat_luong.doc

Nội dung text: SKKN Biện pháp sử dụng atlat trong việc nâng cao chất lượng dạy học Địa lí 9 trường THCS

  1. 2 Đa số học sinh chưa trang bị đầy đủ atllat, do điều kiện đi lại khó khăn, ít nơi bán nên việc mua Atlat gặp khó khăn. Các em rất lúng túng và khó khăn khi sử dụng Atlat 1. Thuận lợi: - Khi sử dụng Atlát giờ học địa lí trở nên sinh động, hứng thú hơn. Học sinh đỡ nhàm chán, căng thẳng do sự thay đổi trạng thái tâm lí trong giờ học. Tích cực, động não sẽ trở nên năng động, sáng tạo hơn. Tránh lối ghi nhớ máy móc nặng về lí thuyết. Học sinh không phải học nhiều, đọc nhiều tốn nhiều thời gian. Học sinh dễ hiểu bài hơn, dễ tái hiện kiến thức do được quan sát trực quan, tự làm việc nội dung kiến thức được khắc sâu hơn. - Đối với việc học bài cũ và làm bài tập, chuẩn bị bài mới ở nhà sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho học sinh độc lập làm việc , hiệu quả cao hơn.Tiện lợi cho học sinh tra cứu, nghiên cứu nhiều bản đồ, để phân tích giải thích nhiều hiện tượng. - Rèn luyện kĩ nâng bản đồ. Khi sử dụng Atlat trong quá trình dạy học trên lớp giúp giáo viên phối hợp, vận dụng nhiều phương pháp dạy học mới , làm học sinh tích cực tham gia, phát huy tính sáng tạo của học sinh. 2. Khó khăn: - Giáo viên khi dạy thường ít chú ý đến khâu sử dụng, chỉ dùng Atlát trong quá trình bồi dưỡng học sinh giỏi. Mặt khác trong nhà trường không đủ số lượng cung cấp cho học sinh, hơn nữa giá thành mỗi cuốn Atlát khá cao, học sinh không có điều kiện sẽ khó khăn trong việc mua cho mình làm tài liệu học. - Kĩ năng vẽ bản đồ của học sinh còn thấp. Cách đọc kiến thức trê bản đồ còn nhiều hạn chế. Phần lớn học sinh ít được hướng dẫn sử dụng Atlat nên còn lúng túng và khai thác chưa có hiệu quả. III. Biện pháp thực hiện Bản thân đã áp dụng và đưa ra một số biện pháp nâng cao chất lượng sử dụng Atlat trong Địa lí 9 như sau: 1. Các bước khi sử dụng Atlat Khi sử dụng Atlat địa lí Việt Nam trong việc dạy hoc địa lí giáo viên cần tiến hành theo các bước sau : Bước 1: Nghiên cứu nội dung bài học trong sách giáo khoa có liên quan đến các bản đồ trong Atlat. Khi soạn một tiết dạy, giáo viên nên nghiên cứu nội dung bài học có cần sử dụng Atlat hay không? Phần nội này sử dụng Atlat có phát huy được tính tích cực học tập của học sinh không? Thời lượng tiết học có đảm bảo thời gian không? Xem xét phần nội dung bài học nào cần sử dụng Atlat. Bước 2: Xây dựng hệ thống câu hỏi, bài tập hoặc trò chơi có liên quan đến bản đồ trong Atlat và phù hợp với nội dung bài học. + Xây dựng hệ thống câu hỏi tạo cơ hội cho học sinh tích cực, chủ động tái hiện những kiến thức bản đồ đã có, thực hiện các thao tác trí óc khác nhau để vận dụng vào việc phân tích bản đồ, so sánh bản đồ và rút ra kết luận. Có các dạng câu hỏi: Rèn luyện các kĩ năng xác định vị trí địa lí, giới hạn lãnh thổ, nêu
  2. 4 - Phân tích bản đồ để thấy được cái khác nhau của sự phân bố dân cư giữa các vùng miền. 2. 3. Kĩ năng khai thác kiến thức trong Atlat- địa lí kinh tế- xã hội - Đọc bản đồ giá trị sản xuất và cơ cấu giá trị sản xuất các ngành kinh tế ( Biết được chiều hướng sự thay đổi cơ cấu kinh tế ). - Đọc giá trị sản xuất của nông – lâm - ngư và công nghiệp ( tình hình phát triển, tình hình các tài nguyên cũng như giá trị, đọc được các vùng nông - công nghiệp, ). Trong các nội dung được thể hiện bằng nhiều cách như; Vùng nông nghiệp thể hiện bằng các màu khác nhau, diện tích các vùng nông nghiệp và giới hạn thể hiện bằng màu và chữ số la mã - Đọc đối chiếu các kí hiệu chung đầu trang với kí hiệu nội dung từng phần sẽ biết được nội dung toàn bộ cây trồng vật nuôi cũng như các ngành kinh tế. 2. 4. Kĩ năng khai thác kiến thức trong Atlat- địa li kinh tế các vùng Trong phần này vùng kinh tế có 7 vùng từ vùng trung du miền núi bắc bộ đến Đồng bằng Sông Cửu Long ( trang 26 đếm trang 30) - Phần tự nhiên: Thể hiện độ cao địa hình, dãy núi, khoáng sản,các con sông, đồng bằng, đỉnh núi .bằng những màu sắc, kí hiệu cụ thể hóa. - Phần kinh tế: Thể hiện các đường ranh giới quốc gia, các cửa khẩu, cây trồng, vật nuôi, bãi tôm, bãi cá, các điểm công nghiệp, các trung tâm công nghiệp, Nên khi khai thác phải chú ý kết hợp 2 bản đồ lại. Địa lí tự nhiên giải thích cho đặc điểm địa lí kinh tế 3. Biện pháp riêng - Tăng cường cho bài tập về nhà liên quan đến những dạng bài tập phân tích Atlat. Tạo nhóm học tập, đôi bạn cùng tiến để học sinh có thể hỗ trợ nhau trong quá trình làm bài. - Đưa những nội dung bài liên quan đến phân tích Atlat vào những bài kiểm tra thường xuyên và bài kiểm tra học kì, giữa học kì IV. Kết quả đạt được Bằng việc nghiêm túc thực hiện các giải pháp trên, tôi thấy kết quả thay đổi theo chiều hướng rất tích cực. Cụ thể dự giờ đánh giá tay nghề giáo viên từ tiết dạy thông thường cho đến tham gia các cuộc thi đều được ban giám khảo đánh giá cao. Còn đối với học sinh thái độ cũng như tư tưởng thay đổi một cách tích cực, học sinh không còn thụ động mà tham gia tích cực vào hoạt động của giáo viên. Học sinh yêu thích môn học và hứng thú say mê tìm hiểu về môn học địa lý đông hơn, nhiều hơn. Chính vì thế kết quả học tập cũng được nâng cao hơn. Dưới đây là bảng kết quả so sánh 3 năm gần nhất mà tôi từng giảng dạy: Chất lượng giảng dạy môn lịch sử qua các năm Năm học 2018 - 2019 Năm học 2019 - 2020 Ghi Môn TSHS Giỏi Khá Yếu Giỏi Khá Yếu chú TB % TB % % % % % % % 22/ 27/ 24/ 2/ 28/ 30/ 16/ 1/ Địa 9 75 29,33 36,00 32,00 2,67 37,34 40,00 21,33 1,33