SKKN Một số biện pháp giúp trẻ 4 – 5 tuổi phát triển lĩnh vực thẩm mĩ thông qua hoạt động âm nhạc

I. Đặt vấn đề:

Âm nhạc là nhu cầu cuộc sống, là món ăn tinh thần không thể thiếu được đối với đời sống con người. Âm nhạc là ngôn ngữ chung của nhân loại. Nếu cuộc sống mà thiếu âm nhạc thì chẳng khác gì thiếu ánh sáng mặt trời. Âm nhạc mang đến cho chúng ta những giấy phút thư giản thực sự thoải mái, cho ta cảm nhận cái đẹp của tự nhiên, quê hương, đất nước, con người.Đặc biệt đối với trẻ mầm non thì những nốt nhạc trầm bổng, những giai điệu mượt mà vui tươi, trong trẻo của các tác phẩm âm nhạc như là dòng sữa ngọt ngào nuôi dưỡng cho tâm hồn trẻ thơ, qua đó giúp trẻ phát triển toàn diện nhân cách của mình.Và vì thế, môn học âm nhạc là môn nghệ thuật tích hợp chức năng giáo dục có đặc trưng cơ bản mang tính thời gian nên cần phải rèn các kỹ năng âm nhạc cho trẻ thường xuyên để giúp trẻ khắc sâu các hình tượng nghệ thuật âm nhạc thông qua giai điệu, tiết tấu, lời ca, nhịp độ, tốc độ.... Mặt khác, rèn các kỹ năng âm nhạc mọi lúc mọi nơi cũng là một biện pháp giúp trẻ có kỹ năng phối hợp giữa các cá nhân với tập thể tổ, nhóm, lớp... giữa các tập thể nhỏ với tập thể lớn hơn.

Đặc biệt đối với trẻ 4-5 tuổi tôi thấy hoạt động âm nhạc vô cùng quan trọng, âm nhạc giúp các em trưởng thành hơn về cả tâm hồn và thể chất.Nhận thức được tầm quan trọng của âm nhạc trong việc chăm sóc và giáo dục nhất là trẻ 4-5 tuổi, tôi đã nghiên cứu và tìm ra“Một số biện pháp giúp trẻ 4-5 tuổi phát triển lĩnh vực  thẩm mĩ thông qua hoạt động âm nhạc” một cách hữu hiệu.

II. Nội dung:

1. Thực trạng                           

          Năm học 2020 - 2021 được sự phân công dạy lớp chồi 3 Trường Mầm non Hương Sen với số cháu là 26 cháu.

docx 12 trang Hải Anh 18/07/2023 2400
Bạn đang xem tài liệu "SKKN Một số biện pháp giúp trẻ 4 – 5 tuổi phát triển lĩnh vực thẩm mĩ thông qua hoạt động âm nhạc", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • docxskkn_mot_so_bien_phap_giup_tre_4_5_tuoi_phat_trien_linh_vuc.docx

Nội dung text: SKKN Một số biện pháp giúp trẻ 4 – 5 tuổi phát triển lĩnh vực thẩm mĩ thông qua hoạt động âm nhạc

  1. - Được sự quan tâm của các cấp, nhà trường đầu tư đấy đủ đồ dùng cho việc chăm sóc giáo dục trẻ. - Trẻ được tham gia nhiều hoạt động văn nghệ của nhà trường, giúp trẻ được thể hiện và nâng cao tính tự tin. Những hoạt động này vô cùng ý nghĩa với trẻ, nó giúp trẻ có cơ hội rèn luyện và thỏa sức thể hiện, vì thế mà trong các tiết học trẻ mạnh dạn và nhiệt tình hơn. - Giáo viên đạt trình độ chuẩn và trên chuẩn, được đào tạo kỹ lưỡng vì thế mà giáo viên ở lớp nắm vững phương pháp, có khả năng âm nhạc và giọng hát tốt - Trẻ thích hát từ khi còn rất nhỏ, gần khi biết nói là trẻ học hát, trẻ được người lớn dạy cho nhiều bài hát, cũng như hiểu nội dung bài hát, chính điều này mà một phần nào đó trẻ đã được làm quen với môn âm nhạc. Đều đó giúp giáo viên dễ dàng hơn trong việc chuyền tải kiến thức. - Phụ huynh luôn quan tâm ủng hộ cho các phong trào văn nghệ, hay hoạt động chung ở lớp, điều đó thuận lợi cho giáo viên xây dựng được những tiết học hay và chất lượng. b. Khó khăn: - Lớp có 34% cháu chưa qua lớp mầm nên khó tiếp cận chương trình cùng các bạn, việc rèn nề nếp đầu năm gặp nhiều khó khăn, các kĩ năng âm nhạc cháu có được đa số là do sẵn có tại gia đình, chưa qua trường lớp hướng dẫn nên để đưa trẻ đi vào nề nếp và hướng dẫn trẻ các hoạt động âm nhạc cơ bản gặp nhiều khó khăn. - Có góc âm nhạc nhưng còn sơ sài, chưa phong phú, chưa gây được sự hứng thú tham gia của trẻ. - Nhiều trẻ thiếu tự tin chưa được mạnh dạn trong hoạt động âm nhạc chưa thể hiện hết khả năng. Còn một số cháu chưa yêu thích âm nhạc. - Còn một số phụ huynh chưa thực sự quan tâm đến việc học của trẻ, chưa tạo điều kiện cho trẻ được phát huy khả năng âm nhạc. Với những thuận lợi và khó khăn trên tôi đã nghiên cứu tìm những biện pháp giải quyết như sau: 2.Biện pháp: 2.1. Tạo môi trườngthu hút trẻ hoạt động âm nhạc
  2. mình để truyền đạt tới trẻ một cách sinh động và lôi cuốn thu hút trẻ. Trong một tiết hoạt động âm nhạc tôi cũng có thể tích hợp lồng ghép các hình ảnh bài thơ, câu đố, nét mặt vui tươi, bằng những câu nói nhẹ nhàng, sử dụng các trò chơi tạo tình huống bất ngờ để thu hút sự chú ý của trẻ vào giờ học, và tiết học xuyên suốt theo một chủ đề. Ví dụ: Ở chủ đề thực vật dạy bài hát “Màu hoa” cô giáo có thể làm một số loại hoa tươi để thu hút trẻ. Tổ chức các hoạt động đa dạng dựa vào các hoạt động trọng tâm. Ví dụ: Tổ chức dạy hát là trọng tâm thì có thể cho trẻ tập hát nhanh - chậm, hát to - nhỏ, hát nối tiếp nhau hoặc cho cháu thi hát với nhau Việc tạo hứng thú cho trẻ cũng được thể hiện qua việc chuẩn bị đồ dùng mang tính thẩm mỹ, khoa học, có tính giáo dục cao và đặc biệt là phù hợp với trẻ và nội dung hoạt động. Vì thế ở các giờ hoạt động âm nhạc cũng như các hoạt động khác tôi rất chú trọng về việc chuẩn bị đồ dùng cho mình như: đàn, phách tre, đĩa nhạc, phục trang đẹp và có màu sắc nổi bật, đặt ở nơi trẻ dễ quan sát, dễ lấy, đội hình trẻ ngồi phù hợp đảm bảo cho tất cả trẻ đều được quan sát và vận động. Ví dụ cho trẻ hát và vận động bài.“Cháu yêu cô chú ông nhân” gợi ý cho trẻ sử dụng trống lắc, phách tre, dùng đủa gõ vào lon tạo ra âm thanh hổn hợp thật hài hòa. 2.3. Giáo dục âm nhạc trong giờ học âm nhạc Một giờ học giáo dục âm nhạc cô xây dựng theo các cách khác nhau, mỗi giờ học chọn một phần trọng tâm chủ yếu trong một hoạt động: Trọng tâm là ca hát thì nội dung chính là tập cho các cháu hát thuộc bài hát, hát rõ lời, đúng nhạc. Nếu trọng tâm là nghe hát thì phần nghe hát phải kéo dài hơn, chủ yếu là trẻ được nghe cô hát, trẻ cảm nhận được tính chất, tình cảm của âm nhạc nên hưởng ứng cảm xúc với những trạng thái cảm xúc có trong tác phẩm. Nếu trọng tâm là vận động theo nhạc thì cô hướng dẫn trẻ cách vận động theo bài hát để tạo cho bài hát hay hơn, trẻ hứng thú hơn. Tất cả những vận động của tay chân, thân mình nhờ có sự phụ hoạ âm nhạc trở nên chính xác, nhịp nhàng hơn. Vận động theo nhạc tạo cho trẻ sự
  3. trọng và hoan nghênh các biểu hiện cá nhân của mình thì trẻ sẽ tự tin hơn, đồng thời giúp trẻ say sưa, thích thú hơn trong những giờ hoạt động khác như: Văn học, toán các bài học phù hợp để trẻ được ôn luyện ở mọi lúc mọi nơi, mặt khác qua nội dung lồng ghép này các môn học khác cũng trở nên phong phú và sinh động hơn. Ví dụ: Dạy trẻ gõ đệm theo tiết tấu chậm bài Cháu yêu chú bộ đội, cô có thể tích hợp môn hình thành các biểu tượng toán bằng cách đếm số chú bộ đội lên biểu diễn, đếm số dụng cụ âm nhạc Ví dụ: Trong hoạt động tạo hình. Sau khi trẻ trưng bày và nhận xét sản phẩm, Cô có thể cho trẻ hát kết hợp với vận động minh hoạ trên nền nhạc bài hát. Ví dụ: Giờ tạo hình vẽ những bông hoa, côc và trẻ sẽ cùng hát và vận động bài hát “Màu hoa” Ví dụ: Chủ đề giao thông khi kể chuyện cho trẻ nghe câu chuyện “Qua đường”, ở đây cô sẽ cho trẻ hát và vận động bài hát “Em đi qua ngã tư đường phố”. Ví dụ: Khi mời nhóm bạn lên biểu diễn tôi mời các lớp cùng đếm xem có bao nhiêu bạn lên hát. – Vận động theo nhạc trong lúc hoạt động ngoài trời: Trong khi cho trẻ hoạt động ngoài trời cũng có thể cho trẻ vận động theo nhạc nhằm tạo cho trẻ sự mềm dẻo, nhịp nhàng, làm thư giãn thần kinh, kích thích óc sáng tạo và giúp trẻ hiểu biết hơn về thế giới xung quanh. Ví dụ: Cho trẻ quan sát và đàm thoại về con chim xong. Cô có thể cho trẻ đứng đội hình vòng tròn để múa hát bài Thật là hay. – Vận động theo nhạc trong thời gian chơi trò chơi sáng tạo: Có thể cho trẻ vận động theo nhạc trong khi trẻ chơi trò chơi sáng tạo. Ví dụ: Trẻ chơi đóng kịch có kèm với biểu diễn. Hoặc có trong trò chơi phân vai cô giáo, trẻ nhập vai mình là cô giáo hay là trẻ mẫu giáo thể hiện hát, múa, gõ đệm, vận động minh họa tùy theo ý thích. - Đối với các trò chơi kết hợp nhạc sẽ tăng sự hứng thú của cháu. Ví vụ với trò chơi “Ném bóng vào rổ” cô tổ chức cho 2 đội thi đua và được quy đinh trong vòng một bài hát thì trẻ hứng thú tham gia hơn, âm nhạc cũng góp phần tạo không khí buổi hào hứng sôi nổi hơn. 2.5. Tổ chức thông qua các ngày lễ
  4. Ví dụ: Để gõ đệm cho bài hát, gợi ý trẻ sử dụng trống lắc, phách tre trẻ kết hợp với việc sử dụng đũa gỗ, những ly thủy tinh có lượng nước khac nhau tạo ra một tổ hợp âm thanh hài hòa rất hay. Trong quá trình trẻ chơi tại góc âm nhạc, giáo viên có thể tận dụng để giới thiệu cho một số loại đàn dân tộc cho trẻ biết. 2.7. Sử dụng các loại trang phục gây hứng thú cho trẻ: Để tạo cho trẻ các trang phục biểu diễn hấp dẫn,bắt mắt, tôi dùng các trang phục làm từ dây nilong, giấy màu, giấy xốp các màu, giấy phế liệu Cô và trẻ cùng nhau trang trí đẻ làm trang phục kích thích trẻ tham gia hoạt động. Trẻ được mặc quần áo do chính mình tham gia trang trí sẽ phấn khởi và hứng thú hơn với hoạt động âm nhạc. Rèn luyện nề nếp kĩ năng cho trẻ qua các tiết học và hoạt động: Tôi rèn cho trẻ biết thực hiện theo hiệu lệnh, khẩu lệnh tạo cho trẻ có cảm giác tự tin mạnh dạn khi lên biểu diễn. Tìm cách vào bài sinh động để thu hút sự chú ý của trẻ. Ví dụ: Chủ đề “Nghề nghiệp”, khi dạy với đề tài cô giáo em tôi sẽ sử dụng trang phục để phù hợp với chủ đề. 2.8. Tổ chức tốt một số trò chơi phục vụ âm nhạc Hiện nay, trò chơi âm nhạc được coi là một trong các hình thức vận động theo nhạc của chương trình giáo dục âm nhạc Mầm non. Nó có vai trò quan trọng giúp trẻ luyện tai nghe nhạc, củng cố ca hát, tạo cảm giác nhịp điệu, phát triển năng khiếu âm nhạc. Các yếu tố đó góp phần làm cho trẻ cảm thụ âm nhạc, nhất là ở lứa tuổi mẫu giáo bé học mà chơi, chơi mà học. Mỗi loại trò chơi đều có ý nghĩa giúp trẻ phát triển trí tuệ, tạo cho trẻ có những phản xạ nhanh, nhạy, có tác dụng trong việc củng cố và tiếp thu những nội dung giáo dục. Đặc biệt trò chơi âm nhạc còn rèn luyện cho trẻ có kĩ năng thông qua tai nghe âm nhạc. Chính vì vậy tôi đã tìm tòi, sáng tác, cải biên một số trò chơi nhằm làm tăng thêm sự phong phú âm nhạc cho trẻ. *Trò chơi: “Tai ai thính” Trò chơi tạo cho trẻ sự tập trung chú ý lắng nghe các âm thanh của các nhạc cụ khác nhau và trẻ hứng thú được khám phá, trải nghiệm các nhạc cụ. + Chuẩn bị: Một số loại hạt như: Hạt đâu xanh, hạt gạo + Cách chơi: Trẻ nghe và phân biệt âm thanh của các loại hạt. Cô giới thiệu cho trẻ biết từng loại hạt và cho trẻ nghe âm thanh của các loại hạt trước khi chơi: Chia trẻ theo 4 nhóm, các nhóm nhắm mắt sau đó cô lắc 1 loại hạt bất kỳ cho trẻ nghe sau 5 giây tích tắc cho trẻ suy nghĩ rồi đưa ra tin hiệu trả lời. *Trò chơi: “Giai điệu thân quen”
  5. mình Và cứ thế cho đến bạn cuối cùng của đội lên hát lại đúng lời của câu hát trên và nhanh trước đội kia là thắng cuộc. *Trò chơi “Thi xem ai nhanh” Trò chơi phát triển tai nghe, trẻ phản ứng nhanh với các loại tiết tấu khác nhau và ghi nhớ có chủ định. + Chuẩn bị: Phấn màu, 5-6 vòng tròn, trống lắc. + Cách chơi: Cô có từ 5-6 vòng tròn, số trẻ mỗi lần tham gia chơi tương ứng với số vòng, cô dùng phấn màu vẽ hình bàn chân của trẻ vào đó và đánh số theo thứ tự. Sau đó cho trẻ đi theo tiếng gõ nhịp nhàng xung quanh vòng tròn, khi tiết tấu gõ thay đổi, trẻ phải chạy vào vòng. Nếu trẻ nào chạy vào vòng mà ướm dấu chân của mình không vừa với dấu chân đã vẽ trong vòng là bị phạt nhảy lò cò quanh lớp một vòng. 2.9. Phối hợp với phụ huynh Được thấy con mình tự tin vui vẻ mỗi khi đến trường là điều mà phụ huynh và giáo viên ai cũng mong muốn. Tuy nhiên để làm tốt được công việc này bao giờ cũng cần có sự phối hợp chặt chẽ giữa gia đình và nhà trường. Ngay từ buổi họp phụ huynh đầu năm học tôi đã trao đổi với phụ huynh về tầm quan trọng của hoạt động âm nhạc trong trường mầm non. Mặt khác trong khoảng thời gian trẻ ở trường giáo viên là người luôn bên cạnh trẻ, hiểu được những tâm tư tình cảm của trẻ, do đó mà giáo viên luôn muốn các con trong lớp mình có thêm vốn âm nhạc. Cho nên tôi thường xuyên thông báo, trao đổi với phụ huynh thông qua bảng tin của lớp , ở các buổi họp phụ huynh cũng như những lần đón- trả trẻ về những trẻ có khả năng âm nhạc để gia đình có hướng bồi dưỡng thêm cho trẻ ở nhà, tuyên truyền với các bậc phụ huynh mua băng đĩa nhạc có các bài hát mầm non thuộc chủ đề, chủ điểm để các con được luyện tập ở nhà. Mặt khác nhằm kích thích thích hứng thú say mê với âm nhạc thì rất cần phụ huynh giúp đỡ hỗ trợ về mặt kinh phí cũng như đồ dùng, đồ chơi giảng dạy hoặc mang đến cho các cô những nguyên vật liệu mở như lon bia, hộp sữa, chai nhựa,
  6. dùng đồ chơi, Cô giáo không ngừng rèn luyện cho mình tác phong, học hỏi nơi đồng nghiệp, tham dự hội thi khi có dịp và luôn phát huy tính tích cực ở mọi nơi mọi lúc có thể. - Kết hợp chặt chẽ với phụ huynh học sinh để có sự giúp đỡ theo yêu cầu của nhà trường, tạo điều kiện thuận lợi cho việc tổ chức thực hiện. - Bản thân vừa là giáo viên vừa là tổ trưởng chính vì vậy tôi không ngừng học hỏi, tham khảo tài liệu, tham gia học tập, sáng tạo trong phương pháp giảng dạy. - Việc lồng ghép tích hợp, cho trẻ làm quen hoạt động giáo dục âm nhạc ở mọi lúc, mọi nơi giúp trẻ nâng cao hiệu quả học tập. - Trong quá trình giảng dạy cô phải quan tâm đến khả năng từng trẻ để có biện pháp bồi dưỡng phù hợp để đưa chất lượng đồng đều. Phong Thạnh, ngày 30 tháng 10 năm 2020 XÁC NHẬN CỦA HỘI ĐỒNG Người viết XÉT DUYỆT SÁNG KIẾN, GIẢI PHÁP TRƯỜNG Trần Thị Bích Nhiển