SKKN Một số biện pháp nhằm nâng cao chất lượng môn toán cho học sinh lớp một
“ Vì lợi ích mười năm trồng cây, vì lợi ích trăm năm trồng người”
Lời dạy đó của Bác vẫn còn vang mãi và cho chúng ta thấy rằng công tác giáo dục là hết sức quan trọng.
Thấm nhuần lời dạy của Bác, mỗi người giáo viên chúng ta đặc biệt là giáo viên Tiểu học cần phải thực hiện tốt nghĩa vụ vinh quang của mình bỡi học sinh Tiểu học là thế hệ tương lai, góp phần không nhỏ đối với vận mệnh của đất nước.
Bậc Tiểu học là bậc học nền tảng có nhiệm vụ xây dựng và phát triển tình cảm , đạo đức, trí tuệ, thẩm mĩ và thể chất cho học sinh nhằm hình thành cơ sở ban đầu cho sự phát triển toàn diện nhân cách con người mới xã hội chủ nghĩa. Chính vì thế mà giáo dục Tiểu học đã trở thành mối quan tâm lớn của toàn xã hội.
Có thể nói mỗi kiến thức, kĩ năng, năng lực của học sinh được rèn luyện ở các môn học bậc Tiểu học sẽ định hướng những phẩm chất, nhân cách cho học sinh. Cũng như các môn học khác, môn Toán là một môn học chiếm vị trí rất quan trọng và then chốt. Các kiến thức, kĩ năng của môn Toán ở Tiểu học có nhiều ứng dụng trong đời sống, rất cần thiết để học các môn học khác ở Tiểu học và các lớp trên. Môn Toán góp phần trong việc rèn luyện phương pháp suy luận, phương pháp giải quyết vấn đề. Nó góp phần phát triển trí thông minh, cách suy nghĩ độc lập, sáng tạo. Nó đóng góp vào việc hình thành các phẩm chất cần thiết và quan trọng cho các em như: chăm chỉ, cẩn thận, ý chí vượt khó, ham hiểu biết, tự tin, làm việc có kế hoạch, có nề nếp, có tác phong nhanh nhẹn,...
Nhận thức được tầm quan trọng của vấn đề nêu trên, qua thực tế giảng dạy nhiều năm ở lớp Một, với mong muốn phấn đấu dạy tốt môn Toán cho học sinh lớp mình, góp phần nâng cao chất lượng giáo dục cho nhà trường, tôi mạnh dạn đặt vấn đề và thực hiện các biện pháp nhằm nâng cao chất lượng môn Toán cho học sinh lớp Một.
File đính kèm:
- skkn_mot_so_bien_phap_nham_nang_cao_chat_luong_mon_toan_cho.doc
Nội dung text: SKKN Một số biện pháp nhằm nâng cao chất lượng môn toán cho học sinh lớp một
- Để giúp học sinh có điều kiện rèn luyện kiến thức và kĩ năng học tập môn toán theo kế hoạch phụ đạo ( 2 buổi / tuần ), ngoài những nội dung được biên soạn như trên tôi còn chuẩn bị các phiếu bài tập tương ứng với nội dung kiến thức theo tuần, theo chuyên đề, bài kiểm tra theo chuyên đề cho học sinh thực hành nhằm rèn luyện tính tích cực học tập; đồng thời cũng nhằm đánh giá việc tiếp thu kiến thức, vận dụng kiến thức vào giải toán của học sinh ở mức độ nào để tôi có thể điều chỉnh biện pháp giáo dục thích hợp, kịp thời. Phiếu bài tập được soạn theo tuần Mỗi tuần tôi cho các em thực hành vào hai phiếu bài tập. Mỗi phiếu bài tập đều gồm các bài tập cơ bản và một số bài tập có tính chất phát triển nhằm bước đầu bồi dưỡng năng lực tư duy hợp lý. Ví dụ: Ôn tập phép cộng, phép trừ trong phạm vi 7 (Tuần 13) Phiếu 1: ( Gồm các bài tập ôn kiến thức trong nửa tuần đầu)
- Mỗi loại tôi hướng dẫn học sinh cách giải và trình bày bài giải. Sau đó cho học sinh giải nhiều bài tập ở mỗi loại để các em nắm vững cách giải của từng loại bài. Chẳng hạn: Mẫu 1: Bước 1: Tôi tập cho các em giải toán bằng miệng Tôi yêu cầu học sinh thực hiện 3 việc: Việc 1: Nhìn hình vẽ, nêu miệng đề toán: “ Có 3 con kiến thêm 2 con kiến là có tất cả mấy con kiến ?” Việc 2: Điền phép tính vào dãy ô trống: 3 + 2 = 5 Việc 3: Trả lời miệng: “ Có tất cả 5 con kiến.” Ghi chú: Trong 3 việc trên chỉ có việc 2 là phải cầm phấn ( bút ) để viết , còn việc 1 và 3 chỉ nói bằng lời. Bước 2: Tôi cho các em trình bày bài giải đầy đủ ( Bài giải - viết câu lời giải – viết phép tính- viết đáp số ) * Nêu lại bằng miệng rồi trình bày bài giải bài toán trên nhưng thay từ thêm bằng từ và. Ví dụ: “ Có 3 con kiến và 2 con kiến . Hỏi có tất cả mấy con kiến ? ” Mẫu 2:
- Việc 2: Điền phép tính vào dãy ô trống: 5 - 2 = 3 Việc 3: Trả lời miệng: “ Có 3 bạn trai.” Bước 2: Tôi cho các em trình bày bài giải đầy đủ ( Bài giải - viết câu lời giải – viết phép tính- viết đáp số ). Phiếu kiểm tra theo chuyên đề Chẳng hạn: Kiểm tra kĩ năng giải toán có lời văn Phiếu kiểm tra có nội dung như sau: Họ và tên: 1. Viết phép tính thích hợp: 2. Viết phép tính thích hợp: 3. Viết phép tính thích hợp:
- Bài giải 9. Khi giải toán trên máy tính, Toàn và Hà được 96 điểm. Riêng Hà giải được 43 điểm, Hỏi Toàn giải được bao nhiêu điểm ? Bài giải 10. Thỏ mẹ mới đẻ 6 thỏ con. Hỏi có tất cả bao nhiêu con thỏ ? Bài giải (Mời quý thầy cô xem minh chứng minh họa bài làm của học sinh ở phần phụ lục ). *Lưu ý: - Tôi yêu cầu học sinh làm theo thứ tự các bài tập trong phiếu. - Tôi chốt kiến thức trong tuần học sinh chưa nắm vững rồi tiến hành ôn tập, rèn kĩ năng giải toán cho các em. Để giúp các em nắm vững kiến thức, thạo về kĩ năng giải toán, tôi soạn nội dung các em hay nhầm lẫn qua quá trình làm bài rồi tiến hành cho các em luyện tập nhiều nhằm rèn kĩ năng vận dụng cho các em. Dưới đây là vài ví dụ minh họa.: Ví dụ 1: Học sinh hay nhầm lẫn về tính nhẩm. Bài tập luyện kĩ năng tính nhẩm
- 7 8 vậy 8 7 > vậy , dấu mũi nhọn nằm ở bên phải ( Tay phải chống hông ), dấu < mũi nhọn nằm ở bên trái ( Tay trái chống hông ). Ví dụ 3: Học sinh hay nhầm lẫn về dạng điền dấu phép tính vào chỗ chấm. Chẳng hạn: Bài 3/55 ( SGK Toán 1) Điền dấu ( + , - ) vào chỗ chấm để 2 1 = 1.
- 10 21 Ví dụ 5: Học sinh thường đặt tính hoặc viết kết quả sai vị trí Chẳng hạn: 13 1 - + 9 9 4 10 Để khắc phục tôi luyện cho các em thực hành cách đặt tính và viết kết quả với những bài tập nhỏ trên bảng con. Ví dụ minh họa về bài tập. ( viết lần lượt từng bài tập lên bảng học sinh chỉ điền Đ hay S vào bảng con ). Đúng ghi Đ, sai ghi S 14 15 17 - + - 7 3 12 7 18 05 Sau mỗi bài tôi cho học sinh giải thích vì sao chọn kết quả như vậy. Ví dụ 6: Học sinh hay nhầm lẫn khi viết câu lời giải ( Đối với bài toán có lời văn ) Để giúp học sinh khắc phục, tôi rèn kĩ năng viết câu lời giải cho các em bằng cách sau:
- Ví dụ 2: Tính 45 + 3 = - Học sinh nhẩm: “ 5 + 3 = 8; 40 + 8 = 48 ”. Viết 48 vào chỗ chấm. - Học sinh có thể nêu lên cách làm khác: 45 + 3 = “ Cộng bằng cách đếm xuôi. Đếm xuôi 3 số bắt đầu từ 45: 46, 47, 48. Vậy 45 + 3 = 48 ” Ví dụ 3: Tính 38 – 4 = - Học sinh nhẩm: “ 8 - 4 = 4; 30 + 4 = 34 ”. Viết 34 vào chỗ chấm. - Học sinh có thể nêu lên cách làm khác: 38 - 4 = “ Trừ bằng cách đếm ngược. Đếm ngược 4 số bắt đầu từ 38 : 37, 36, 35. 34. Vậy 38 - 4 = 34 ”. Những vấn đề tôi luôn quan tâm trong quá trình ôn tập, rèn kĩ năng giải toán cho học sinh: - Tôi thường giao việc phù hợp với từng đối tượng, hướng dẫn các em làm bài tập ở nhà hoặc làm vào vở bài tập nhằm củng cố kiến thức cho học sinh. Tôi luôn động viên, theo dõi, bảo ban kịp thời. - Đối với học sinh lớp Một, việc rèn các kĩ năng giải toán vả là khó. Chính vì thế mà tôi hướng dẫn các em từng thao tác, từng bước một cách tỉ mỉ, kiên trì. - Ở lứa tuổi lớp Một, học sinh luôn thích những cái mới mẻ. Để các em khỏi chán, khi ôn tập, tôi luôn thay đổi hình thức: Có thể cho học sinh làm bài nhanh trên phiếu bài tập, thi đua làm bài nhanh trên bảng con, thi đua chọn kết quả đúng, thi đua theo nhóm, Trong các hình thức dạy học tôi không thể không chú trọng đến hình thức dạy học theo nhóm vì hình thức dạy học này sẽ đặt học sinh vào môi trường học tập tích cực, giúp học sinh mở rộng suy nghĩ và thực hành các kĩ năng giải toán. Hiểu rõ vấn đề này nên
- - Rèn cho học sinh có thói quen trình bày bài một cách chính xác, khoa học, sạch đẹp dù trình bày trong giấy nháp, trên bảng con hay trình bày vào vở. Với cách làm này tôi không chỉ giúp cho bài làm của các em sạch sẽ mà còn giúp cho các em kiểm tra lại được bài làm của mình. 2.3.8.2: Thường xuyên kiểm tra bài cũ, sách vở, bài làm của học sinh Từ việc thường xuyên kiểm tra như vậy học sinh sẽ chăm chỉ học tập, trình bày bài sạch sẽ, giữ gìn sách vở cẩn thận hơn. Góp phần nâng cao chất lượng học toán. 2.3.8.3: Cần tạo cơ hội cho học sinh bị hạn chế luyện tập nhiều Trong quá trình ôn tập hoặc trong tiết dạy ở tiết chính khóa, tôi luôn tạo cơ hội cho học sinh bị hạn chế lên bảng nhiều để cho các em mạnh dạn, tự tin; đồng thời rèn kĩ năng cho các em. Phải sát sao, tới gần chỗ các em ngồi để nhắc nhở, hướng dẫn khi cần. Tôi luôn nhỏ nhẹ và không tiếc lời khen, cố tìm ra ưu điểm để khen. Ví dụ: Khen chữ đẹp, trình bày rõ ràng, tính cẩn thận, Dù đúng một ý nhỏ không cần làm hết cả bài tôi cũng khen. Lời phê trong bài làm nhẹ nhàng có ý khích lệ. Sự khích lệ của giáo viên có tác dụng rất lớn vì làm cho học sinh cảm thấy rất tự hào, tự tin vào khả năng của bản thân và hứng thú học hơn. 2.3.8.4: Tạo môi trường học tập bên ngoài bài giảng Mục tiêu là cung cấp thêm tư liệu, kiến thức, vốn sống, kĩ năng giải toán và trình bày bài giải cho học sinh thông qua việc trang trí lớp: Góc trưng bày sản phẩm của học sinh: có thể treo bài làm của học sinh trong lớp hoặc của học sinh năm trước để các em tham khảo về cách trình bày, cách giải,
- + Đọc thêm sách tham khảo, luyện và làm bài tập ở nhà từ dễ đến khó. Đây sẽ là cách phụ huynh kiểm tra kiến thức, bồi dưỡng kiến thức toán học cho con em hiệu quả nhất. Các em có thể vừa thực hành làm bài tập, vừa củng cố kiến thức được học và còn trau dồi thêm cho mình các kĩ năng làm bài tập tính nhanh, tính nhẩm nhanh và chính xác nhất. 2.4. Kết quả thực hiện Được trực tiếp giảng dạy lớp 1 nhiều năm tôi thấy việc đổi mới phương pháp dạy học là một trong những vấn đề cần được quan tâm. Dạy học trên cơ sở tổ chức và hướng dẫn các hoạt động học tập tích cực, chủ động và sáng tạo của học sinh. Chính vì lẽ đó tôi luôn suy nghĩ và trăn trở việc áp dụng phương pháp dạy học mới vào trong giảng dạy. Với những gì tôi tiếp thu được qua việc dự giờ thăm lớp, sinh hoạt chuyên môn và trong quá trình giảng dạy, tôi đã rút ra cho mình một bài học khi dạy. Trên đây là một số biện pháp mà tôi đã áp dụng khi dạy học sinh của lớp tôi – lớp 1A (Năm học :2015 - 2016), lớp 1B (Năm học :2016 - 2017), Trường Tiểu học số 1 Tây Giang. Qua quá trình vận dụng, tôi nhận thấy học sinh lớp tôi không còn “ngán ngẩm” trong mỗi tiết học toán và đặc biệt là các em ghi nhớ kiến thức một cách tự nhiên theo kiểu “ Học mà chơi, chơi mà học”. Các em đã tự giác, hứng thú, chủ động và tích cực tham gia các hoạt động học tập, không còn rụt rè, tự ti như trước nữa. Nhận thức của các em ngày một nâng lên, các em đã tích cực phát biểu xây dựng bài, hứng thú và ham thích học toán, học bài và làm bài đầy đủ. Các em cũng đã mạnh dạn dám nêu lên những hạn chế của mình để bạn bè, cô giáo giúp đỡ. Từ những biện pháp và hình thức dạy học như thế tôi thấy chất lượng dạy học môn Toán của lớp tôi ngày một nâng lên. Điều này được thể hiện qua kết quả kiểm tra đối với lớp thực nghiệm – lớp 1A (Năm học :2015 - 2016), lớp 1B (Năm học :2016 - 2017),
- - Tìm hiểu nguyên nhân, lập kế hoạch dạy học cho từng đối tượng. - Bản thân luôn tìm tòi, nghiên cứu, sáng tạo trong dạy học. Phát huy hết năng lực, sở trường của của mỗi cá nhân học sinh. Tranh thủ sự hợp tác của bạn đồng nghiệp. - Xây dựng động cơ, thái độ học tập bằng hình thức thi đua. - Tổ chức học nhóm ( em có năng lực học tập kèm những em bị hạn chế năng lực ). Tổ chức các buổi hoạt động ngoại khóa, sân chơi trí tuệ, tăng cường trò chơi học tập, để học sinh có dịp luyện tập thực hành nhằm bổ sung kiến thức, tạo sự tự tin, nhanh nhẹn, kĩ năng điều hành hoạt động. - Tăng cường thực hành luyện tập với các dạng bài tập đa dạng phong phú. Khích lệ, động viên, khen ngợi đối với sự cố gắng của học sinh dù là nhỏ. - Thường xuyên kiểm tra, củng cố hệ thống kiến thức. Kiểm tra vở hàng ngày, phối hợp với phụ huynh theo dõi sát sao từng em để giúp đỡ kịp thời. - Rèn cho học sinh thói quen nề nếp học tập, kĩ năng tự quản ở lớp. - Nhiệt tình, yêu thương học sinh. Tạo thân mật giữa thầy và trò. - Tạo tiết học nhẹ nhàng, thoải mái . Vui mà học. - Khen thưởng đúng lúc, kịp thời. 3.2. Các đề xuất khuyến nghị: - Tổ chức có hiệu quả các buổi sinh hoạt chuyên môn (Tăng cường dự giờ, trao đổi kinh nghiệm, ), bổ sung và tăng cường sử dụng các tài liệu tham khảo về dạy Toán ở Tiểu học. - Đối với những sáng kiến của các đồng chí giáo viên trong ngành có giá trị áp dụng trong giảng dạy, Phòng giáo dục cần in thành tập san để các trường học tập những kinh nghiệm quý báu.