SKKN Một số biện pháp phát triển thẩm mĩ cho trẻ 5-6 tuổi thông qua hoạt động tạo hình
I. Đặt vấn đề
Ở giai đoạn mầm non, đa số các trẻ đều nhạy cảm, hứng thú với mọi cái đẹp xung quanh mình, đây là cột móc phát triển cảm xúc thẩm mỹ cho trẻ. Hoạt động tạo hình (HĐTH), có 1 vị trí và tầm quan trọng đối với phát triển tòan diện cho trẻ. Thông qua HĐTH, phát huy khả năng khéo léo, khả năng sáng tạo, phát huy tính tư duy, trí nhớ, tưởng tượng, và còn làm tăng vốn từ , vốn hiểu biết cho trẻ. HĐTH là con đường giáo dục tình cảm – xã hội. HĐTH giúp trẻ có điều kiện phát triển cảm giác, tri giác, giúp trẻ nhận ra màu sắc, hình dạng, đường nét, bố cục bức tranh, sự sắp xếp trong không gian, nhận thấy cái đẹp của sự vật, hiện tượng xung quanh mà trẻ miêu tả. Qua HĐTH, giúp trẻ phát triển về mắt thể chất, qua hoạt động giúp đôi tay trẻ luôn linh hoạt, khả năng kết hợp khéo léo đôi tay và đôi mắt, ngòai ra còn phát triển ngôn ngữ, khi trẻ tạo ra được sản phẩm trẻ phải dùng từ ngữ giới thiệu cho mọi người hiểu, qua hoạt dộng như vậy giúp làm tăng thêm vốn từ, ngôn ngữ mạch lạc cho trẻ, HĐTH giúp trẻ phát triển toàn diện mọi mặt, vì thế, chúng ta cần tạo môi trường trẻ say mê, hứng thú với môn học tạo hình. HĐTH gồm những đề tài: Tô màu, vẽ, nặn, cắt, dán….HĐTH giúp trẻ vững vàng, tự tin khi bước vào môi trường tiểu học. HĐTH giúp trẻ phát triển trí tuệ, rèn phẩm chất đạo đức và hình thành phẩm chất kĩ năng ban đầu, nắm được sự cần thiết và tầm quan trọng của môn học tạo hình, tôi luôn tìm ra những thủ thuật và biện pháp làm cho trẻ thật sự say mê, hứng thú khi học môn học tạo hình.
II. Nội dung
1.Thực trạng
- Năm học 2019- 2020, tôi được phân công dạy lớp lá 3, lớp có 30 trẻ. Đa số trẻ chưa được học qua lớp mầm- chồi, nên khả năng tiếp thu đối với môn học tạo hình còn nhiều hạn chế, sau 1 thời gian nhận lớp và khảo sát, nhận thấy lớp mình có những thuận lới và khó khăn:
2. Thuận lợi và khó khăn
File đính kèm:
- skkn_mot_so_bien_phap_phat_trien_tham_mi_cho_tre_5_6_tuoi_th.doc
Nội dung text: SKKN Một số biện pháp phát triển thẩm mĩ cho trẻ 5-6 tuổi thông qua hoạt động tạo hình
- - Được sự quan tâm của phòng và sự giúp đỡ nhiệt tình của ban giám hiệu . - Sử dụng những nguyên vật liệu có sẵn và ứng dụng công nghệ thông tin và bài dạy, để kích thích khả năng hứng thú cho trẻ. - Được dự giờ học hỏi kinh nghiệm của các chị, tôi còn học thêm qua internets và qua những buổi dự chuyên đề cụm các trường bạn tổ chức để trao dồi thêm những kiến thức cho mình. * Khó khăn - Đa số chưa học qua lớp mầm, chồi nên các kĩ năng vẻ - dán- nặn vẫn còn yếu, còn nhiều trẻ chưa thành thuật với việc tô màu, vẽ, nặn, cắt, dán những chi tiết đơn giản. - Các bậc phụ huynh ít quan tâm đến việc học tập của con nên khả năng tiếp cận của trẻ đối với môn hoạt tạo hình còn hạn chế. Từ những thuận lợi và khó khăn trên và tình hình học tập của lớp còn nhiều hạn chế khả năng vẽ, nặn, cắt dán, xé dán còn quá yếu, nhận thấy tình hình như vậy tôi đã tiến hành khảo sát và thu thập thông tin qua bảng sau: Sỉ số lớp: 30/15 trẻ Bảng kết quả đều tra và khảo sát đầu năm học: STT Đề tài Đạt Không Đạt 1 Vẽ 25 5 2 Nặn 22 8 3 Cắt dán 17 13 4 Xé dán 13 17 Qua kết quả khảo sát và tình hình thực tế tôi tìm ra những biện pháp sau : 3. Biện pháp 3.1 Cho trẻ hoạt động tạo hình qua quan sát Cùng với trẻ xem tranh minh hoạ trong các tác phẩm dành cho thiếu nhi. chỉ cho trẻ thấy được vẻ đẹp của các phòng được trang trí rất đẹp bởi các mảng tranh được vẻ trên tường hay là các mảng màu sơn trên tường và những vật dụng trang trí. Đây cũng là một trong những biện pháp quan trọng bởi vì xuất phát từ đặc điểm 2
- khả năng tạo hình và tạo ra những sản phẩm đẹp, vì trẻ học đa số dựa trên sự bắt chước là chủ yếu, vì thế đòi hỏi người giáo viên cũng phải đưa ra những hình mẫu đẹp mắt và mang tính nghệ thuật cao. Trong một tiết HĐTH tôi cũng có thể tích hợp lồng ghép các lĩnh vực khác như âm nhạc, toán, môi trường xung quanh, ngôn ngữ vào cho giờ hoạt động tạo hình của trẻ được diễn ra một cách sinh động thu hút trẻ. Ví dụ: Học bài " Trang trí thiệp tặng cô", để lôi cuốn, hứng thú với đề tài này, tôi phải tạo ra một tình huống để thu hút trẻ vào bài, tôi cho trẻ hát và vận động bài hát “ cô giáo “, bài hát nói về ai vậy? thế con có yêu và vâng lời cô mình không? Để đáp lại tình yêu của cô, nhân ngày 20/11, cô dạy cho con làm những tấm thiêp thật đẹp mang tặng của của mình được không? Với tình huống như vậy sẽ làm trẻ thích thú hơn, cuốn hút trẻ. Từ những cảm xúc tạo hình, trẻ bắt đầu cảm nhận, phân biệt hình dạng và thể hiện hình dáng của các vật mẫu, phát triển các thao tác tạo hình, đồng thời là khả năng tri giác. Trẻ được bồi dưỡng khả năng các thao tác của mình càng tốt bao nhiêu thì càng có khả năng truyền đạt các hình dáng cũa các con vật mẫu chính xác 3.4. Hoạt động tạo hình qua các tiết học . Khi thực hiện trên các tiết học của các lĩnh vực hoạt động khác, ở các tiết học này có thể giải quyết bổ sung một số nhiệm vụ của hoạt động tạo hình, bởi vậy trong các hoạt động của những tiết học đó xen vào một số yếu tố của hoạt động mang tính tạo hình. Trong các buổi đón trẻ, hay những giờ rãnh rỗi tôi cung cấp cho trẻ các thông tin về các đối tượng miêu tả, trao đổi, cùng hoạt động với trẻ để nắm bắt hiểu biết. Ví dụ: Trong tiết làm quen với tác phẩm văn học " Ba cô gái" hoạt động cuối cùng cô cho trẻ vẽ 3 cô gái và nói lên cảm nhận của bản thân trẻ về 3 cô gái.Trong một buổi dạo chơi xung quanh trường cô cho trẻ ngắm những chậu hoa và hỏi trẻ " con thích chậu hoa nào nhất nào? Con nhìn xem bông hoa này có màu gì? Trông những cánh hoa của nó ra sao? Khi mặt trời nhô lên thì cánh hoa trông khác biệt như thế nào? " để chuẩn bị biểu tượng cho bài " vẽ chậu hoa " ngày mai thì chính việc làm này sẽ giúp trẻ thể hiện lại được những nét độc đáo riêng của mình thông 4
- thấy sự gống nhau giữa sự vật với hình ảnh được miêu tả và giúp cho trẻ thể hiện tình cảm, thái độ trước kết quả hoạt động. Bằng lời nói của mình tôi rèn luyện cho trẻ khả năng nhận xét kết quả hoạt động của trẻ, nhận ra những thiếu sót và có hướng sửa chữa những thiếu sót ấy. Cùng với những hoạt động chung hằng ngày hay hoạt động mọi lúc mọi nơi, thì ngoài ra trong trường cũng tổ chức các hoạtt động phong trào vui chơi, đón lễ hội, thông qua đó trẻ được quan sát cách trang trí, vẽ đẹp của các ngày lễ hội, hay cuộc thi vẽ tranh trong trường để từ đó tôi tìm hiểu được năng khiếu của mỗi trẻ từ đó có hướng bồi dưỡng kịp thời. Ngoài ra, hằng ngày tôi cũng có 1 cuốn sỗ nhật ký hằng ngày để theo dõi trẻ từ đó phát hiện ra năng khiếu ở mỗi trẻ để bồi dưỡng thêm. Ví dụ: Cháu Ngọc Yến có khả năng vẽ và tô màu, tuy nhiên cháu vẽ và tô cẩn thận, sợ lem màu cho nên sản phẩm của cháu hoàn thành chậm. Từ đó tôi có hướng giúp cháu nâng dần mức độ tiến hành nhanh hơn bằng những mẹo nhỏ như khi tô màu nếu trên bức tranh có nhiều chỗ cần tô mãng màu đó thì sẽ tô cho hết màu đó xong đổi lấy màu khác và tiếp tục tô như thế. 3.5 Công tác phối hợp với phụ huynh . Bên cạnh sự tác động hỗ trợ của nhà trường, cô giáo, thì một thành phần không thể thiếu đó chính là các bậc phụ huynh. Muốn cho con em phát triển một cách hài hoà và toàn diện thì sự kết hợp hài hoà giữa nhà trường và gia đình cũng rất quan trọng, nó giúp cho trẻ ngày càng được tiến bộ hơn và phát triển năng lực hơn khi được rèn luyện thường xuyên và đồng bộ Bên cạnh những định hướng, những phương pháp giúp trẻ học tốt môn tạo hình, thì có một điều không thể thiếu được, đó chính là sự khích lệ động viên kịp thời của cha mẹ , mỗi tuần đều có gời tạo hình tô tranh thủ thời gian đón trã trẻ tôi cho phụ huynh xem sản phẩm cũ trẻ đối với những sản phẩm mà trẻ làm ra, hay đối với những trẻ chưa làm tốt hay chưa hoàn thành xong sản phẩm của mình thì một lời khích lệ sẽ làm cho trẻ cố gắng hơn nữa trong giờ hoạt động lần sau. Việc nhận xét sản phẩm của phụ huynh đối với sản phẩm của trẻ cũng rất quan trọng, nó giúp cho trẻ rút được những kinh nghiệm để làm tốt hơn vào lần sau, cũng như bước đầu hình thành khả năng nhận 6
- Qua việc tạo môi trường cho trẻ HĐTH với một số biện pháp và kết quả đạt được, bản thân tôi rút ra được bài học kinh nghiệm sau: - Cần cho trẻ hoạt động trong môi trường tạo hình đầy màu sắc. - Giáo viên phải có khả năng tìm tòi, sáng tạo ra những cái mới để tạo ra những sản phẩm đẹp mắt mang tính thẩm mĩ cao và phù hợp với nhận thức của trẻ, qua đó thu hút sự chú ý của trẻ và tạo nguồn cảm hứng cho trẻ làm theo. - Cho trẻ tiếp xúc với các sản phẩm, các bức tranh, cảnh quan đẹp. Tìm kiếm các loại tranh phong cảnh, tranh đồ hoạ và tranh dân gian và hình ảnh điện tử cho trẻ quan sát, từ đó làm giàu vốn biểu tượng của trẻ hơn. - Giáo viên phải biết sử dụng đồ dùng trực quan linh hoạt, đúng lúc tránh lạm dụng. - Biết tích hợp lồng ghép các lĩnh vực vào tiết dạy. - Giáo viên phải biết phối hợp chặt chẽ với phụ huynh. - Luôn tìm tòi học hỏi qua sách báo, công nghiệp thông tin, kinh nghiệm của đồng nghiệp - Luôn tự học hỏi để nâng cao trình độ chuyên đề thông qua dự giờ đồng nghiệp và việc tiếp thu chuyên đề do nhà trường tổ chức. - Tổ chức cho trẻ tham gia các hoạt động tổng hợp mang tính nghệ thuật: ngày hội, lễ, hoạt động sân khấu. Ngoài ra, tổ chức các cuộc dạo chơi trong thiên nhiên, tạo điều kiện phát triển ở trẻ óc thẩm mỹ, sáng tạo. - Sử dụng các đồ dùng hằng ngày có các yếu tố trang trí, có chất lượng thẩm mĩ cao: màu sắc tươi sáng, hình dáng sinh động, bắt mắt và gây hứng thú cho trẻ. III. Kết luận- kiến nghị : 1. Kết luận . Tôi nhận thấy tất cả các lĩnh vực, lĩnh vực nào cũng là yếu tố giúp trẻ phát triển nhân cách một cách hài hoà và toàn diện giúp trẻ bước vào môi trường tiểu học. Vì vậy, chúng ta phải hết sức quan tâm để nâng cao chất lượng giáo dục ở bậc học, tạo một môi trường lành mạnh, một tâm thế tốt cho trẻ hứng thú khi đến trường và thực sự mang tính chất là trường học thân thiTrên đây là những biện pháp, thủ thuật giúp trẻ học tốt môn học tạo hình mà bản thân tôi tự rút ra. Tuy 8