SKKN Sử dụng phương pháp trực quan làm mẫu động tác nhảy xa kiểu ngồi ở trường THCS
I. Nhận thức (Đặt vấn đề)
- Trong hệ thống giáo dục thể chất (GDTC) ở nước ta, điền kinh là môn Thể thao có một vị trí rất quan trọng. Chính vì vậy, điền kinh được đưa vào giảng dạy trong các trường THCS nhằm phát triển tố chất thể lực chung cho học sinh…
- Là một trong những nội dung điền kinh, Nhảy xa kiểu ngồi là kỹ thuật tương đối đơn giản khi giảng dạy cho học sinh. Để học tốt nội dung này đòi hỏi người tập phải có thể lực tốt biết nắm bắt kỹ thuật, tư duy thực hiện động tác. Trong giảng dạy môn Thể dục việc nắm bắt kỹ thuật là rất quan trọng nhưng trong quá trình tập luyện đa số học sinh thực hiện không đúng kỹ thuật, còn mắt phải những sai lầm, hạn chế khi tập luyện, vì vậy Giáo viên giảng dạy phải nhanh chóng tìm ra những sai lầm thường mắc phải cũng như những nguyên nhân để có hướng khắc phục, sữa sai. Chính vì vậy việc xác định vận dụng các biện pháp và bài tập để sữa chữa lại những sai lầm khi tập luyện là điều rất quan trọng đối với mỗi Giáo viên khi giảng dạy. Xuất phát từ những vấn đề nêu trên, với thực tế giảng dạy ở trường, bản thân tôi “ Sử dụng phương pháp trực quan làm mẫu động tác Nhảy xa Kiểu ngồi học sinh khối 8 ở trường THCS”.
File đính kèm:
- skkn_su_dung_phuong_phap_truc_quan_lam_mau_dong_tac_nhay_xa.doc
Nội dung text: SKKN Sử dụng phương pháp trực quan làm mẫu động tác nhảy xa kiểu ngồi ở trường THCS
- 2 - Khi được phân công giảng dạy bộ môn Thể dục tại Trường TH&THCS Phong Thạnh A, đặc biệt là khi quan sát quá trình tập luyện của các em học sinh, tôi thấy rõ thành tích trong qua trình học tập môn Nhảy xa kiểu ngồi của các em không như mong muốn. Kết quả khảo sát chất lượng ở đầu HK2 năm học 2020- 2021, ở nội dung Nhảy xa kiểu ngồi tôi thu được như sau: KHỐI 8 HS thực hiện đúng kỹ thuật HS thực hiện chưa đúng kỹ thuật SỐ LƯỢNG % SỐ LƯỢNG % 52 HS 22 42,3% 30 57,7% Từ kết quả trên tôi nhận thấy nguyên nhân phần lớn là do các em chưa có thể lực tốt, chưa nắm vững kỹ thuật, một số động tác không đúng kỹ thuật, phối hợp thiếu nhịp nhàng ở các giai đoạn; những sai sót trong từng giai đoạn của học sinh khi luyện tập kỹ thuật nhảy xa kiểu ngồi là: - Giai đoạn chạy đà: Tư thế chuẩn bị không đúng, nhịp chạy đà không ổn định nhất là các bước đà cuối dẫn đến giậm nhảy không đúng ván giậm, độ ngã người khi chạy đà không hợp lý. - Giai đoạn giậm nhảy: Bước cuối cùng đặt chân giậm vào ván giậm nhảy ngắn hoặc quá dài, giậm nhảy yếu, không duỗi hết các khớp nên không tận dụng được sức mạnh của cơ chân, sự phối hợp giữa chân lăng và hai tay không tốt. - Giai đoạn trên không: Không thực hiện được tư thế bước bộ trên không, thời kỳ ngồi xổm trên không, không đúng tư thế. Giai đoạn bay trên không thân người ngã về sau hoặc về trước quá nhiều dẫn đến mất thăng bằng. - Giai đoạn tiếp đất: Gập duỗi chân ra trước không tích cực, không đưa được người về phía trước để tận dụng được độ xa. Khi tiếp đất học sinh không trùng gối dẫn đến chấn động lớn đối với cơ thể. 1. Thuận lợi: - Nhà trường có trang bị sân tập luyện hố nhảy xa. - Sân bãi đầy đủ kích thước. - Vào dịp lễ lớn tổ chức những buổi ngoại khóa và những trò chơi dân gian. 2. Khó khăn: - Đối với các em ở Trường TH &THCS Phong Thạnh A khi nói đến nhảy xa thì các em sợ độ nhảy xa và những chấn thương.
- 4 + Tập nhảy xa giậm nhảy nhanh, mạnh. + Tập bài tập bổ trợ phát triển sức mạnh chân. Ví dụ: Trò chơi Lò cò tiếp sức, bật cóc, bậc xa tiếp sức - Giai đoạn trên không: + Tập bước bộ nhiều lần từ chậm đến nhanh. + Tại chỗ tập mô phỏng động tác bước bộ sau đó thu chân giậm. + Tập tại chỗ bật xa. + Tập bước bộ thu chân, chú ý giữ chân giậm thẳng, phối hợp tốt chân lăng và hai tay thăng bằng tư thế ngay ngắn. - Giai đoạn tiếp đất: + Tập bậc xa chủ động nâng được đùi và duỗi cẳng chân ra trước. +Bật từ ván giậm xuống hố các chủ động chùng gối. + Phối hợp động tác đánh tay với động tác chân và thân người hợp lý khi tiếp đát. + Phối hợp toàn bộ kỹ thuật chú ý động tác khi tiếp đất. Trong giảng dạy từng giai đoạn giáo viên cần sửa sai kiệp thời và xây dựng kinh nghiệm cho học sinh. Hoàn chỉnh các giai đoạn để hình thành một kỹ thuật hoàn thiện. Trong giờ học luôn quan tâm đến ba đối tượng học sinh để những em khá, giỏi không chủ quan, những em yếu không bi quan, động viên khích lệ cộng điểm học sinh để các em tích cực tự giác luyện tập để giờ học đạt kết quả cao. Kết quả giữa HK2 năm học 2020- 2021, ở nội dung Nhảy xa kiểu ngồi tôi thu được như sau: KHỐI 8 HS thực hiện đúng kỹ thuật HS thực hiện chưa đúng kỹ thuật SỐ LƯỢNG % SỐ LƯỢNG % 52 HS 50 96,1% 2 3,9%
- 6 VI. Kiến nghị Người viết Lê Thành Giãng Xác nhận của Hiệu trưởng Hiệu trưởng trường TH&THCS Phong Thạnh A xác nhận: Biện pháp “ Phương pháp trực quan làm mẫu động tác Nhảy xa Kiểu ngồi học sinh khối 8 ở trường THCS” của giáo viên: Lê Thành Giãng áp dụng có hiệu quả và lần đầu được dùng để đăng ký thi giáo viên dạy giỏi, chưa được dùng để xét duyệt thành tích khen thưởng cá nhân trước đó. Phong Thạnh A, ngày tháng năm 2021 HIỆU TRƯỞNG