Tài liệu giảng dạy nâng cao môn Tiếng Anh Lớp 8 (Thí điểm) - Áp dụng cho các lớp 8 chất lượng cao từ Năm học 2018- 2019

I. Căn cứ xây dựng chương trình:

         - Chương trình Giáo dục phổ thông môn Tiếng Anh thí điểm cấp THCS phê duyệt theo Quyết định số 01/ QĐ-BGDĐT ngày 03/1/ 2012 của Bộ trưởng Bộ GDĐT được áp dụng từ lớp 6 tại các trường THCS theo Quyết định số 3456/ QĐ-BGDĐT ngày 05/9/2012 của Bộ GDĐT và các trường THCS có đủ điều kiện về giáo viên, học sinh và cơ sở vật chất từ năm học 2013-2014;

          - SGK, SGV, sách bài tập Tiếng Anh lớp 8 thí điểm do Bộ GDĐT lưu hành và các tài liệu tham khảo;

- Kế hoạch số 834/KH-SGDĐT ngày 05/8/2013 của Sở GD&ĐT Bạc Liêu về việc Triển khai xây dựng thí điểm để phát triển loại hình giáo dục trung học cơ sở chất lượng cao (điều chỉnh, bổ sung thay thế kế hoạch 865/KH-SGDĐT ngày 23/7/2012) nhằm nâng cao chất lượng giáo dục trên địa bàn tỉnh Bạc Liêu giai đoạn 2012- 2015 đã được UBND tỉnh Bạc Liêu phê duyệt tại Quyết định số 1775/QĐ-UBND ngày 13/8/2013. 

 

II. Mục đích:

- Nhằm phát huy hơn nữa năng lực sẵn có của giáo viên, giúp cho giáo viên có định hướng trong việc giảng dạy môn tiếng Anh phù hợp với chương trình sách giáo khoa thí điểm và nhằm đáp ứng yêu cầu phát triển, nâng cao trình độ cho học sinh ở các lớp chất lượng cao.   

- Nhằm giúp học sinh rèn luyện và phát triển năng lực giao tiếp tiếng Anh một cách chủ động, tự tin, tạo tiền đề cho việc sử dụng tiếng Anh như một công cụ trong học tập và trong đời sống xã hội, góp phần hình thành thói quen học tập suốt đời, tạo cơ sở cho việc hoàn thiện bản thân để trở thành những công dân có trách nhiệm trong thời kì hội nhập quốc tế.

- Học sinh có kiến thức cơ bản về ngôn ngữ tiếng Anh, bao gồm ngữ âm, từ vựng, ngữ pháp và thông qua tiếng Anh, có những hiểu biết khái quát về đất nước, con người, nền văn hóa của các nước nói tiếng Anh trên thế giới, đồng thời có hiểu biết và tự hào về những điểm mạnh, giá trị của nền văn hóa dân tộc mình. Từ đó, học sinh có thái độ tích cực đối với môn học và việc học tiếng Anh.

- Giúp học sinh hình thành và sử dụng các phương pháp, phương thức học tập khác nhau để phát triển năng lực giao tiếp tiếng Anh trong và ngoài lớp học, giúp học sinh có thể tự kiểm tra, đánh giá kết qủa học tập của mình .

 

 

doc 7 trang Hải Anh 15/07/2023 6000
Bạn đang xem tài liệu "Tài liệu giảng dạy nâng cao môn Tiếng Anh Lớp 8 (Thí điểm) - Áp dụng cho các lớp 8 chất lượng cao từ Năm học 2018- 2019", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • doctai_lieu_giang_day_nang_cao_mon_tieng_anh_lop_8_thi_diem_ap.doc

Nội dung text: Tài liệu giảng dạy nâng cao môn Tiếng Anh Lớp 8 (Thí điểm) - Áp dụng cho các lớp 8 chất lượng cao từ Năm học 2018- 2019

  1. III. Kế hoạch dạy học: Thực hiện theo chương trình giáo dục phổ thông môn tiếng Anh thí điểm cấp THCS (Ban hành theo Quyết định số 01/QĐ-BGD&ĐT ngày 03/01/2012 của Bộ trưởng Bộ GDĐT); Tài liệu được thiết kế theo chương trình bồi dưỡng HSG với thời lượng dạy học 2 tiết/tuần. IV. Nội dung dạy học: Nội dung dạy học trong chương trình tiếng Anh gồm có: Hệ thống chủ điểm, Hệ thống chủ đề, Năng lực giao tiếp, Kiến thức ngôn ngữ, Học cách học. 1. Hệ thống chủ điểm: có bốn chủ điểm (themes) sau: Our Communities Thông qua chủ điểm này, học sinh học cách sử dụng tiếng Anh để giao tiếp về các lĩnh vực gần gũi trong đời sống hàng ngày,qua đó hiểu biết thêm về đất nước, con người, nền văn hóa của cộng đồng và đất nước mình, biết tôn trọng những vai trò khác nhau của từng cá thể trong việc xây dựng và phát triển một xã hội hiện đại. Our Heritage Trong chủ điểm này, học sinh học cách sử dụng tiếng Anh để giao tiếp về các chủ đề liên quan đến đất nước, con người, nền văn hóa truyền thống, qua đó có thêm hiểu biết về những giá trị truyền thống của đất nước, biết cách giới thiệu các nét đẹp của văn hóa dân tộc mình với người nước ngoài. Our World Thông qua chủ điểm này, học sinh sử dụng tiếng Anh để giao tiếp về các lĩnh vực liên quan đến đất nước, con người, nền văn hóa của các nước trên thế giới, đặc biệt là các nước nói tiếng Anh, qua đó có thêm hiểu biết và biết trân trọng các nét đẹp của các nền văn hóa trên thế giới. Visions of the Future Trong chủ điểm này, học sinh sử dụng tiếng Anh để giao tiếp về các chủ đề liên quan đến đời sống tương lai của các em, qua đó bước đầu có được suy nghĩ và ý tưởng về các lĩnh vực khác nhau của cuộc sống trong tương lai của bản thân và xã hội. Bốn chủ điểm nói trên được lặp lại có mở rộng qua các cấp lớp, nhờ đó học sinh có thể củng cố và phát triển năng lực giao tiếp trong khuôn khổ một khung chương trình thống nhất tạo điều kiện cho nhu cầu sử dụng tiếng Anh ngày một tăng và tận dụng năng lực nhận thưc ngày càng phát triển của các em. 2. Hệ thống chủ đề Hệ thống chủ đề (Topics) được cụ thể hóa từ bốn chủ điểm. Theme Our communities Topics - My new school
  2. - Ngữ pháp Các cấu trúc ngôn ngữ và hiện tượng ngữ pháp được giới thiệu thông qua ngữ cảnh. Nội dung ngữ pháp bao gồm: • Câu so sánh, câu bị động,câu hỏi đuôi, câu khẳng định, câu phủ định; câu đơn, câu ghép, câu phức, câu hỏi với wh- questions, how much, how many • Động từ ở các thì/thể hiện tại đơn, tương lai đơn, quá khứ đơn, hiện tại hoàn thành, tương lai tiếp diễn, danh từ đếm được, danh từ không đếm được, sở hữu cách của danh từ, so sánh tính từ; đại chỉ định, đại từ nghi vấn, mạo từ xác định, mạo từ không xác định, dấu nhấn âm, tương lai bị động Các kiến thức ngôn ngữ kể trên được trình bày chi tiết trong cột Language focus trong phần book map của SGK. 5. Học cách học Học cách học (Learning how to learn) là cách thức học tập khác nhau giúp học sinh hình thành và phát triển năng lực giao tiếp tiếng Anh trong và ngoài lớp học một cách có hiệu quả. Một số cách thức học tập cơ bản cần hình thành để giúp học sinh: • Học cách xác định mục tiêu, qui trình, kĩ thuật học tập nhằm đạt kết quả giao tiếp cao. Hình thành động cơ, hứng thú học tập. • Có cách thức, kĩ thuật học các mặt của kiến thức ngôn ngữ như: nhận biết, thực hành, ôn tập, củng cố các kiến thức ngôn ngữ (học ngữ âm, từ vựng, cấu trúc ngữ pháp); • Có cách thức luyện tập các kĩ năng giao tiếp như: sử dụng ngôn ngữ phi lời nói trong nghe-nói tương tác, nghe/đọc hiểu nội dung chính, nội dung cụ thể, nghe/đọc đoán nghĩa qua ngữ cảnh, giải thích bảng, biểu ; • Có cách thức sử dụng sách giáo khoa, từ điển, tài liệu hỗ trợ học tập (bao gồm cả tài liệu tương tác ứng dụng công nghệ thông tin). • Có cách thức học tích cực, tham gia vào các hoạt động tương tác giữa học sinh với giáo viên, theo cặp, trong nhóm một cách tích cực và hợp tác. Giáo viên cần giúp học sinh hình thành và phát triển các cách thức học tập phù hợp với điều kiện dạy học và năng lực học tập, qua đó tự điều chỉnh quá trình học tập của các em. Các cách thức học tập giúp học sinh tiếp tục học tập tích cực và có hiệu quả, trở thành những người có khả năng tự học một cách độc lập trong tương lai. V. Phân phối chương trình: Học kỳ I: 17 tuần x 2 tiết/tuần = 34 tiết Học kỳ II: 16 tuần x 2 tiết/tuần = 32 tiết Cả năm: 33 tuần x 2 tiết/tuần = 66 tiết
  3. 25 Complex sentences 13 26 Listening (Festivals) 27 Speaking (Festivals) 14 28 Reading (Festivals) 29 Writing (Write a paragraph about an interesting festival) 15 30 Past simple tense 31 Past simple tense and Past continuous tense 16 32 Past simple + present perfect ( transformation) 33 45-Minute Test 17 34 Correcting the test HỌC KỲ II Tuần Tiết Nội dung kiến thức/ Kĩ năng Ghi chú 35 Conditional sentences type 2 20 36 Conditional sentences type 1+2 37 Speaking (talk about pollution) 21 38 Reading (Pollution) 39 Listening (Pollution) 22 40 Writing (Write a paragraph about pollution) 41 Present tenses (present simple for future, present perfect, present progressive) 23 42 Writing ( transformation) 43 Speaking (English speaking countries) 24 44 Reading (English speaking countries) 45 Listening (English speaking countries) 25 46 Writing (write about an English speaking country you would like to visit) 47 Passive voice (past simple, present simple, future simple) 26 48 Past simple + Past perfect 49 Passive voice( present perfect, Past perfect, modals) 27 50 Speaking (Natural disasters)