Tài liệu giảng dạy nâng cao môn Vật lý Lớp 9 (Thí điểm) - Áp dụng cho các lớp 9 chất lượng cao từ Năm học 2018- 2019

I. Căn cứ xây dựng chương trình

- Chương trình giáo dục phổ thông cấp THCS ban hành kèm theo Quyết định số 16/2006/QĐ-BGDĐT ngày 05/5/2006 của Bộ GDĐT.

- Công văn số 5842/BGDĐT-VP ngày 01/9/2011 của Bộ GDĐT về việc hướng dẫn điều chỉnh nội dung dạy học giáo dục phổ thông.

- Tài liệu “Hướng dẫn thực hiện chuẩn kiến thức kỹ năng” môn Vật lí.

- Khung phân phối chương trình THCS môn Vật lí áp dụng từ năm học 2009-2010.

- Kế hoạch số 834/KH-SGDĐT ngày 05/8/2013 của Sở GDĐT Bạc Liêu về việc Triển khai xây dựng thí điểm để phát triển loại hình giáo dục trung học cơ sở chất lượng cao (điều chỉnh, bổ sung thay thế kế hoạch 865/KH-SGDĐT ngày 23/7/2012) nhằm nâng cao chất lượng giáo dục trên địa bàn tỉnh Bạc Liêu giai đoạn 2012-2015 đã được UBND tỉnh Bạc Liêu phê duyệt tại Quyết định số 1775/QĐ-UBND ngày 13/8/2013. 

 

II. Mục đích

- Đáp ứng yêu cầu “phát triển và nâng cao năng khiếu dành cho HS ở cấp THCS” theo tinh thần kế hoạch số 834/KH-SGDĐT ngày 05/8/2013 của Sở GDĐT Bạc Liêu.

- Thống nhất trên phạm vi toàn tỉnh kế hoạch dạy học và nội dung dạy học nâng cao đối với môn Vật lí lớp 9 THCS.

- Thống nhất trên phạm vi toàn tỉnh nội dung bồi dưỡng học sinh giỏi bộ môn Vật lí cấp THCS.

- Bổ sung cho chương trình đại trà, trang bị cho học sinh những kiến thức, kỹ năng và phương pháp nghiên cứu một cách cơ bản, vững chắc, có hệ thống. Bồi dưỡng tư duy vật lí học và phát huy tính sáng tạo cho học sinh, giúp phát hiện và bồi dưỡng những học sinh có năng khiếu về Vật lí, đáp ứng yêu cầu công tác bồi dưỡng học sinh giỏi Vật lí cấp THCS.

III. Kế hoạch dạy học

Tổng số tiết học nâng cao của chương trình môn Vật lí lớp 9 áp dụng thí điểm cho HS các lớp chất lượng cao là 66 tiết, được áp dụng cho 33 tuần thực dạy (2 tiết/tuần). Cụ thể như sau:

- Học kỳ I: 34 tiết (thực hiện trong 17 tuần)

- Học kỳ II: 32 tiết (thực hiện trong 16 tuần)

IV. Nội dung dạy học

doc 8 trang Hải Anh 15/07/2023 4600
Bạn đang xem tài liệu "Tài liệu giảng dạy nâng cao môn Vật lý Lớp 9 (Thí điểm) - Áp dụng cho các lớp 9 chất lượng cao từ Năm học 2018- 2019", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • doctai_lieu_giang_day_nang_cao_mon_vat_ly_lop_9_thi_diem_ap_dun.doc

Nội dung text: Tài liệu giảng dạy nâng cao môn Vật lý Lớp 9 (Thí điểm) - Áp dụng cho các lớp 9 chất lượng cao từ Năm học 2018- 2019

  1. - Chuyên đề 1: Định luật Ôm trong các dạng đoạn mạch (24 tiết) - Chuyên đề 2: Công và công suất của dòng điện (4 tiết) - Chuyên đề 3: Định luật Jun – Len-xơ (4 tiết) - Chuyên đề 4: Bài tập áp dụng qui tắc nắm bàn tay phải và qui tắc bàn tay trái (2 tiết) - Chuyên đề 5: Máy biến thế - truyền tải điện năng đi xa (2 tiết) - Chuyên đề 6: Sự truyền thẳng ánh sáng, sự phản xạ ánh sáng và gương phẳng (7 tiết) - Chuyên đề 7: Sự khúc xạ ánh sáng - thấu kính (7 tiết) - Chuyên đề 8: Hệ quang học: Thấu kính - Thấu kính; Thấu kính - Gương phẳng (8 tiết) - Kiểm tra và trả bài kiểm tra (4 tiết/học kỳ) (8 tiết) V. Chuẩn kiến thức, kĩ năng A. Điện học Chuyên đề 1: Định luật Ôm trong các dạng đoạn mạch (24 tiết) TT Nội dung Mức độ cần đạt Ghi chú Kiến thức: - Viết được công thức tính điện trở tương đương đối với đoạn mạch nối tiếp, đoạn mạch song song và mạch hỗn hợp gồm nhiều điện trở. - Vẽ mạch tương đương. Định luật Ôm - Vận dụng định luật ôm để giải bài toán về mạch cầu. 1 trong các dạng - Nắm được vai trò của ampe kế, vôn kế trong mạch điện. đoạn mạch Kĩ năng: - Sử dụng được các kiến thức về đoạn mạch nối tiếp, song song giải bài tập cơ bản và nâng cao. - Rèn khả năng tư duy quan sát, phân tích tổng hợp. Chuyên đề 2: Công và công suất của dòng điện (4 tiết) TT Nội dung Mức độ cần đạt Ghi chú Kiến thức: Công và công - Vận dụng được các công thức tính công, điện năng, công suất đối với đoạn mạch 1 suất của dòng tiêu thụ điện năng. điện - Vận dụng được định luật Jun – Len-xơ để giải bài tập liên quan. - Vận dụng giải bài tập về hao phí điện năng khi truyền tải điện.
  2. Chuyên đề 5: Máy biến thế - truyền tải điện năng đi xa (2 tiết) TT Nội dung Mức độ cần đạt Ghi chú Kiến thức: U n - Áp dụng được các công thức: 1 1 k . 1 Máy biến thế U 2 n2 - Biết được các loại máy biến thế thông qua hệ số k Kĩ năng: Vận dụng được công thức trên để làm các dạng bài tập có liên quan. Kiến thức: - Tính được lượng điện năng hao phí dựa vào công thức: Truyền tải điện P 2 2 P R.I 2 R. năng đi xa. hp U 2 - Nêu được các cách làm giảm hao phí trên đường dây tải điện. Kỹ năng: Vận dụng linh hoạt các công thức để làm bài tập. C. Quang học Chuyên đề 6: Sự truyền thẳng ánh sáng, sự phản xạ ánh sáng và gương phẳng (7 tiết) TT Nội dung Mức độ cần đạt Ghi chú Kiến thức: - Định luật phản xạ ánh sáng. - Biết các đặc điểm chung của ảnh tạo bởi gương phẳng. Kĩ năng: Sự phản xạ ánh - Giải được các bài tập: Biết tia tới vẽ tia phản xạ và ngược lại bằng cách: 1 sáng và gương + Dựng pháp tuyến tại điểm tới. phẳng. + Dựng góc phản xạ bằng góc tới hoặc ngược lại dựng góc tới bằng góc phản xạ. - Vẽ được ảnh của điểm sáng qua gương bằng hai cách: + Vận dụng định luật phản xạ ánh sáng. + Vận dụng tính chất của ảnh tạo bởi gương phẳng. - Di chuyển của vật - ảnh. Kiến thức: Vẽ được hình dựa vào định luật và tính chất. 2 Hệ gương phẳng Kĩ năng: Dựa vào kiến thức toán học: Tính toán, chứng minh khoảng cách, góc
  3. Tuần Tiết Nội dung Ghi chú Bài tập định luật Ôm trong các dạng đoạn mạch nối tiếp – song song – hỗn hợp – tính 3 5- 6 điện trở tương đương. Bài tập định luật Ôm trong các dạng đoạn mạch nối tiếp – song song – hỗn hợp – tính 4 7-8 điện trở tương đương (tiếp theo) Bài tập định luật Ôm trong các dạng đoạn mạch nối tiếp – song song – hỗn hợp – có am 5 9-10 pe kế , vôn kế và tính điện trở tương đương (tiếp theo). Bài tập định luật Ôm trong các dạng đoạn mạch nối tiếp – song song – hỗn hợp – có am 6 11-12 pe kế, vôn kế và tính điện trở tương đương (tiếp theo). Bài tập định luật Ôm trong các dạng đoạn mạch nối tiếp – song song – hỗn hợp – có am 7 13-14 pe kế, vôn kế và tính điện trở tương đương (tiếp theo). 8 15-16 Kiểm tra 9 17-18 Trả bài kiểm tra và sửa bài kiểm tra 10 19-20 Bài tập công thức tính điện trở 11 21-22 Bài tập công thức tính điện trở ( tiếp theo) 12 23-24 Bài tập biến trở - Mạch cầu 13 25-26 Bài tập biến trở - Mạch cầu ( tiếp theo) 14 27-28 Bài tập biến trở - Mạch cầu (tiếp theo) 15 29-30 Bài tập công suất điện – điện năng 16 31-32 Bài tập công suất điện – điện năng ( tiếp theo) 17 33-34 Bài tập định luật Jun – Len xơ 18-19 Kiểm tra học kỳ I HỌC KỲ II Tuần Tiết Nội dung Ghi chú Chương I: Điện học (tiếp theo) 20 35-36 Bài tập về định luật Jun – len-xơ (tiếp theo) Chương II: Điện từ học 21 37-38 Bài tập áp dụng qui tắc nắm bàn tay phải – qui tắc bàn tay trái.
  4. 3. Phương pháp và phương tiện dạy học Khi dạy giáo viên cần linh hoạt trong việc lựa chọn các phương pháp phù hợp với nội dung của bài và đối tượng học sinh khá giỏi nhằm đáp ứng nhu cầu phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động của học sinh, hình thành và phát triển năng lực tự học, rèn luyện tư duy lôgic, trau dồi các phẩm chất linh hoạt, độc lập, sáng tạo cho học sinh. Để phát huy được tính tích cực, chủ động, sáng tạo cho học sinh trong học tập, có thể áp dụng các phương pháp dạy học sau đây: - Tổ chức cho học sinh tự nghiên cứu tài liệu, sau đó báo cáo trước lớp dưới sự hướng dẫn của giáo viên. - Tổ chức cho học sinh thảo luận nhóm về một số vấn đề thuộc nội dung dạy học. - Giải một số bài tập vật lí trong đó có yêu cầu áp dụng các phương pháp nhận thức khoa học như phân tích, tổng hợp, so sánh, tương tự, mô hình, - Thường xuyên đánh giá những kết quả thu được trong việc giải bài tập, làm thí nghiệm (nếu có điều kiện) - Cố gắng tổ chức thực hiện đầy đủ các bài thực nghiệm trong chương trình. 4. Đánh giá kết quả học tập của học sinh Ngoài việc kiểm tra thường xuyên, định kỳ, cần sử dụng các hình thức theo dõi và quan sát thường xuyên tới từng học sinh về ý thức học tập, tính tự giác, sự tiến bộ về nhận thức, cần tập trung đánh giá khả năng tư duy, tính sáng tạo, khả năng vận dụng kiến thức vật lí để giải quyết các vấn đề cụ thể của thực tế. Cần tạo điều kiện cho học sinh tham gia đánh giá kết quả học tập của các học sinh khác và tự đánh giá kết quả học tập của bản thân. Thông qua đánh giá kết quả để điều chỉnh kịp thời việc học tập của học sinh và giảng dạy của giáo viên. * Điểm bài kiểm tra trong chương trình nâng cao có thể không tham gia vào việc tính điểm trung bình môn. 5. Tài liệu tham khảo - 500 bài tập vật lí chuyên THCS (Khoa Vật lí trường ĐH Khoa học tự nhiên- ĐH quốc gia TPHCM)-Nhà xuất bản ĐH quốc gia TPHCM-2011. - 200 bài tập vật lí chọn lọc dành cho học sinh khá giỏi THCS- Nhà xuất bản Hà Nội năm 2001. - Tuyển chọn và giới thiệu đề thi vật lí- Nhà xuất bản tổng hợp TPHCM -2013 (Ths Nguyễn Phú Đồng). - Vật lí nâng cao THCS-Nhà xuất bản giáo dục (Nguyễn Cảnh Hòe-Lê Thanh Hoạch). NHÓM BIÊN TẬP, CHỈNH SỬA