Bài giảng Ngữ văn Lớp 9 - Tiết 60: Luyện tập viết đoạn văn tự sự có sử dụng yếu tố nghị luận

Hai người bạn cùng đi qua sa mạc. Trong chuyến đi, giữa hai người đã xảy ra một cuộc tranh luận, và một người nổi nóng không kiềm chế được mình đã nặng lời miệt thị người kia. Cảm thấy bị xúc phạm, anh không nói gì, chỉ viết lên cát : “Hôm nay người bạn tốt nhất của tôi đã làm khác đi những gì tôi nghĩ”.

     Họ đi tiếp, tìm thấy một ốc đảo, và quyết định đi bơi. Người bị miệt thị lúc nãy bây giờ bị đuối sức và chìm dần xuống. Người bạn kia đã tìm cách cứu anh. Khi đã lên bờ, anh lấy một miếng kim loại khắc lên đá : “Hôm nay người bạn tốt nhất của tôi đã cứu sống tôi”.

     Người kia hỏi : “Tại sao khi tôi xúc phạm anh, anh viết lên cát, còn bây giờ anh lại khắc lên đá”?

     Anh ta trả lời : “Những điều viết lên cát sẽ mau chóng xoá nhoà theo thời gian, nhưng không ai có thể xoá được những điều tốt đẹp đã được ghi tạc trên đá, trong lòng người”.

     Vậy mỗi chúng ta hãy học cách viết những nỗi đau buồn, thù hận lên cát và khắc ghi những ân nghĩa lên đá.

                               (Trích tập 4: Hạt giống tâm hồn)

ppt 11 trang mianlien 05/03/2023 3500
Bạn đang xem tài liệu "Bài giảng Ngữ văn Lớp 9 - Tiết 60: Luyện tập viết đoạn văn tự sự có sử dụng yếu tố nghị luận", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • pptbai_giang_ngu_van_lop_9_tiet_60_luyen_tap_viet_doan_van_tu_s.ppt

Nội dung text: Bài giảng Ngữ văn Lớp 9 - Tiết 60: Luyện tập viết đoạn văn tự sự có sử dụng yếu tố nghị luận

  1. Tiết 60: Luyện tập viết đoạn văn tự sự có sử dụng yếu tố nghị luận
  2. Hai người bạn cùng đi qua sa mạc. Trong chuyến đi, giữa hai người đã xảy ra một cuộc tranh luận, và một người nổi nóng không kiềm chế được mình đã nặng lời miệt thị người kia. Cảm thấy bị xúc phạm, anh không nói gì, chỉ viết lên cát : “Hôm nay người bạn tốt nhất của tôi đã làm khác đi những gì tôi nghĩ”. Họ đi tiếp, tìm thấy một ốc đảo, và quyết định đi bơi. Người bị miệt thị lúc nãy bây giờ bị đuối sức và chìm dần xuống. Người bạn kia đã tìm cách cứu anh. Khi đã lên bờ, anh lấy một miếng kim loại khắc lên đá : “Hôm nay người bạn tốt nhất của tôi đã cứu sống tôi”. Người kia hỏi : “Tại sao khi tôi xúc phạm anh, anh viết lên cát, còn bây giờ anh lại khắc lên đá”? Anh ta trả lời : “Những điều viết lên cát sẽ mau chóng xoá nhoà theo thời gian, nhưng không ai có thể xoá được những điều tốt đẹp đã được ghi tạc trên đá, trong lòng người”. Vậy mỗi chúng ta hãy học cách viết những nỗi đau buồn, thù hận lên cát và khắc ghi những ân nghĩa lên đá. (Trích tập 4: Hạt giống tâm hồn)
  3. Tiết 60: Luyện tập viết đoạn văn tự sự có sử dụng yếu tố nghị luận I, Thực hành tìm hiểu yếu tố nghị luận trong đoạn văn tự sự. 1, Bài tập: SGK – 160 Văn bản: “Lỗi lầm và sự biết ơn” 2, Nhận xét: a, Yếu tố nghị luận. - Câu trả lời của người bạn được cứu và câu kết của văn bản. b, Tác dụng: - Giúp cho bài văn thêm sâu sắc, giàu tính triết lí và ý nghĩa giáo dục cao.
  4. Sự khác nhau giữa hai loại văn bản: Văn bản nghị luận và yếu tố nghị luận trong văn bản tự sự? VĂN BẢN NGHỊ LUẬN YẾU TỐ NGHỊ LUẬN TRONG VĂN BẢN TỰ SỰ Người viết phải xây Chỉ là những yếu tố đơn dựng hệ thống luận lẻ, biệt lập trong một điểm, luận cứ chặt chẽ. tình huống, sự việc hay Nội dung ý lớn, ý nhỏ với nhân vật cụ thể nào phải gắn bó, phụ thuộc đó của câu chuyện. vào nhau trong toàn bài.
  5. Tiết 60: Luyện tập viết đoạn văn tự sự có sử dụng yếu tố nghị luận Bài 2: SGK - 161 Gợi ý bài 2: SGK - 161 Viết đoạn văn kể về những việc * Hình thức: làm hoặc những lời dạy bảo giản dị - Viết hoa lùi vào đầu dòng và kết thúc mà sâu sắc của người bà kính yêu đã bằng dấu chấm xuống dòng. làm cho em cảm động (trong đoạn - Cách viết đoạn văn: Diễn dịch, quy văn có sử dụng yếu tố nghị luận) nạp, tổng - phân - hợp * Nội dung: - Kể về những việc làm hoặc những lới dạy bảo giản dị mà sâu sắc của người bà kính yêu đó làm cho em cảm động. - Có sử dụng yếu tố nghị luận.