Bài giảng Vật lý Lớp 8 - Tiết 13, Bài 10: Lực đẩy Ác-si-mét - Trường THCS Mỹ Cát

Truyền thuyết kể rằng, một hôm Ác-si-mét đang nằm trong bồn tắm đầy nước chợt phát hiện ra rằng ông nhấn chìm người trong nước càng nhiều thì lực đẩy do nước tác dụng lên ông càng mạnh, nghĩa là thể tích phần nước bị ông chiếm chỗ càng lớn thì lực đẩy của nước càng mạnh. Dựa trên nhận xét này, Ác-si-mét dự đoán là độ lớn của lực đẩy lên vật nhúng trong chất lỏng bằng trọng lượng của phần chất lỏng bị vật chiếm chỗ.
ppt 15 trang mianlien 05/03/2023 2260
Bạn đang xem tài liệu "Bài giảng Vật lý Lớp 8 - Tiết 13, Bài 10: Lực đẩy Ác-si-mét - Trường THCS Mỹ Cát", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • pptbai_giang_vat_ly_lop_8_tiet_13_bai_10_luc_day_ac_si_met_truo.ppt

Nội dung text: Bài giảng Vật lý Lớp 8 - Tiết 13, Bài 10: Lực đẩy Ác-si-mét - Trường THCS Mỹ Cát

  1. Câu hỏi kiểm tra bài cũ: 1. Nêu các yếu tố của một lực và cách biểu diễn một lực 2. Viết công thức tính trọng lượng (P) theo trọng lượng riêng (d) và thể tích (V) Đáp án: 1. Ba yếu tố của lực: Điểm đặt, phương - chiều và độ lớn - Để biểu diễn vec tơ lực người ta dùng một mũi tên có: + Gốc là điểm mà lực tác dụng lên vật (gọi là điểm đặt của lực) + Phương và chiều là phương và chiều của lực. + Độ dài biểu diễn cường độ của lực theo một tỉ xích cho trước 2. Công thức tính P theo d và V: P = d.V
  2. Lực đẩy của chất lỏng lên một vật nhúng trong nó do nhà bác học Ác-si-mét (287 – 212 trước Công nguyên) người Hy Lạp phát hiện ra đầu tiên, nên được gọi là lực đẩy Ác-si-mét.
  3. Tiết 13-Bài 10: LỰC ĐẨY ÁC-SI-MÉT I. Tác dụng của chất lỏng lên vật nhúng chìm trong nó: II. Độ lớn của lực đẩy Ác-si-mét: 1. Dự đoán:
  4. Tiết 13-Bài 10: LỰC ĐẨY ÁC-SI-MÉT I. Tác dụng của chất lỏng lên vật nhúng chìm trong nó: II. Độ lớn của lực đẩy Ác-si-mét: 1. Dự đoán: 2. Thí nghiệm kiểm tra:
  5. Bảo vệ môi trường • Vận dụng lực đẩy Ác si mét các tàu thủy lưu thông được trên biển, trên sông là phương tiện vận chuyển hành khách và hàng hóa chủ yếu giữa các quốc gia. Nhưng động cơ của chúng thải ra rất nhiều khí gây hiệu ứng nhà kính. • Tại các khu du lịch nên sử dụng tàu thủy dùng nguồn năng lượng sạch ( năng lượng gió ) hoặc kết hợp lực đẩy của động cơ và lực đẩy của gió để đạt hiệu quả cao nhất
  6. C6: Hai thỏi đồng có thể tích bằng nhau, một thỏi được nhúng chìm trong nước, một thỏi được nhúng chìm trong dầu. Thỏi nào chịu lực đẩy Ác-si-mét lớn hơn? Trả lời: + Lực đẩy Ác-si-mét của nước tác dụng lên thỏi đồng I : FA1 = dn .V1 = dn .V + Lực đẩy Ác-si-mét của dầu tác dụng lên thỏi đồng II : FA2 = dd .V2 = dd .V + Mà dn > dd Nên : FA1 > FA2 Vậy thỏi nhúng vào nước chịu tác dụng của lực đẩy Ác-si-mét lớn hơn
  7. Dặn dò học sinh chuẩn bi cho tiết học tiếp theo: - Học thuộc bài theo nội dung ghi trong vở, nắm được: + Các hiện tượng chứng tỏ sự tồn tại của lực đẩy Ác-si- mét. + Công thức tính lực đẩy Ác-si-mét + Giải lại các bài tập vận dụng từ C4 đến C7 Hướng dẫn C7