Cấu trúc đề thi chọn học sinh giỏi lớp 9 cấp tỉnh môn Ngữ văn

I. NỘI DUNG ÔN TẬP
1. Phần văn bản
1.1. Mục tiêu
1.1.1. Về kiến thức
- Nắm được một số tác phẩm của văn học Việt Nam và thế giới tiêu biểu cho
những thể loại quen thuộc, đặc biệt là những thể loại thường gặp trong văn học Việt
Nam; nắm được những khái niệm và thao tác phân tích tác phẩm văn học, có được
những tri thức về các tác gia, tác giả văn học, thi pháp, lịch sử Văn học Việt Nam và
thế giới.
- Cảm nhận sâu sắc những giá trị tinh thần phong phú và đặc sắc về văn hoá,
cảnh vật, cuộc sống, con người Việt Nam và thế giới thể hiện trong các trong các văn
bản được học, đặc biệt là nội dung thể hiện tinh thần nhân văn.
- Hiểu rõ tác phẩm văn học là kết quả của sự sử dụng hữu hiệu tiếng nói dân tộc,
từ đó hình thành những tri thức cơ sở về việc tạo ra những văn bản nói và viết vừa có
tính chuẩn mực vừa có tính nghệ thuật.
- Phân biệt được văn bản nhật dụng, văn bản nghị luận với văn bản tác phẩm văn
học.
- Có kĩ năng nghe, nói, đọc, viết qua việc học các văn bản tác phẩm văn học.
1.1.2. Về kĩ năng
- Có kĩ năng tiếp cận, khai thác, nhận xét tư tưởng, tình cảm, giá trị nội dung,
nghệ thuật, tính thời sự, tính hiện thực của văn bản được học theo đúng đặc trưng thể
loại; từ đó, hình thành ý thức và kinh nghiệm ứng xử thích hợp đối với những vấn đề
được nêu ra trong văn bản, nhất là kĩ năng cảm thụ được giá trị nội dung và nghệ thuật
của các văn bản 
pdf 3 trang Hải Anh 15/07/2023 5200
Bạn đang xem tài liệu "Cấu trúc đề thi chọn học sinh giỏi lớp 9 cấp tỉnh môn Ngữ văn", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • pdfcau_truc_de_thi_chon_hoc_sinh_gioi_lop_9_cap_tinh_mon_ngu_va.pdf

Nội dung text: Cấu trúc đề thi chọn học sinh giỏi lớp 9 cấp tỉnh môn Ngữ văn

  1. - Biết yêu quý, trân trọng các thành tựu của văn học Việt Nam và thế giới; có ý thức giữ gìn sự trong sáng, giàu đẹp của tiếng Việt; - Biết tự hào về quê hương, đất nước, con người Việt Nam; - Có tình cảm quốc tế trong sáng, cao đẹp; - Có ý thức tìm hiểu nghệ thuật ngôn từ trong các văn bản, không chấp nhận nghe, đọc qua loa, đại khái, cũng như không chấp nhận nghe nói, viết tuỳ tiện, thiếu ý thức chọn từ, chọn lời; - Có ý thức và biết ứng xử, giao tiếp trong gia đình, trong trường học và ngoài xã hội một cách có lễ phép, có văn hóa; - Biết yêu quý những giá trị chân, thiện, mỹ, và biết khinh ghét những cái xấu xa, độc ác, giả dối thông qua các nội dung đã được phản ánh trong văn bản. 1.2. Phạm vi ôn tập 1.2.1. Các văn bản truyện * Truyện Trung đại Việt Nam - Chuyện người con gái Nam Xương (Trích Truyền kì mạn lục của Nguyễn Dữ); - Chuyện cũ trong phủ chúa Trịnh (Trích Vũ Trung tùy bút của Phạm Đình Hổ); - Hoàng Lê nhất thống chí (Trích Hồi thứ mười bốn của Ngô gia văn phái); - Truyện Kiều (của Nguyễn Du), các đoạn trích: Chị em Thúy Kiều, Cảnh ngày xuân, Kiều ở lầu Ngưng Bích (Trích Truyện Kiều của Nguyễn Du); - Đoạn trích Lục Vân Tiên cứu Kiều Nguyệt Nga (Trích Truyện Lục Vân Tiên của Nguyễn Đình Chiểu). * Truyện hiện đại Việt Nam - Làng (của Kim Lân); - Lặng lẽ Sa Pa (của Nguyễn Thành Long); - Chiếc lược ngà (của Nguyễn Quang Sáng); - Những ngôi sao xa xôi (của Lê Minh Khuê); - Bến quê (của Nguyễn Minh Châu). * Truyện nước ngoài - Cố hương (của Lỗ Tấn); - Những đứa trẻ (của Mác-xim Go-rơ-ki); - Rô-bin-xơn ngoài đảo hoang (của Đe-ni-ơn Đi-phô); - Bố của Xi-mông (của Guy đơ Mô-pa-xăng); - Con chó Bấc (của Giắc Lân-đơn). 1.2.2. Các văn bản thơ trữ tình - Đồng chí (của Chính Hữu); - Bài thơ về tiểu đội xe không kính (của Phạm Tiến Duật); 2