Chuyên đề Công tác phát hiện và bồi dưỡng học sinh giỏi môn Ngữ văn 9 ở trường THCS Phong Thạnh Tây

I. ĐẶT VẤN ĐỀ

Công tác bồi dưỡng học sinh giỏi là một nhiệm vụ quan trọng trong việc nâng cao chất lượng giáo dục, bồi dưỡng nhân tài cho nhà trường nói riêng, cho địa phương nói chung. Nhận thức được nhiệm vụ quan trọng đó, tổ Văn đã xây dựng kế hoạch ngay từ đầu năm học. Bồi dưỡng HSG là một công việc khó khăn và lâu dài, đòi hỏi nhiều công sức của thầy và trò. Thầy có phương pháp bồi dưỡng phù hợp, biết phát huy những điểm mạnh của học sinh, đầu tư nhiều hơn các tiết dạy trên lớp, thậm chí phải có quá trình tích lũy kinh nghiệm qua thời gian mới có thể đạt kết quả và thuyết phục học sinh. Làm cho các em thực sự hứng thú và tin tưởng. Giáo viên tham gia bồi dưỡng phải có sự học tập và trau dồi không ngừng nghỉ, cùng với lòng nhiệt huyết, quyết tâm cao mới có thể đáp ứng được yêu cầu của công việc

Qua thời gian tìm tòi và vận dụng, cho đến nay, tôi đã tìm được cho mình một số phương pháp làm mang lại một số hiệu quả tôi xin được trình bày mong mọi người góp ý thêm.

          II. NỘI DUNG

          1. Thực trạng

          a. Ý nghĩa, tâm quan trọng của việc bồi dưỡng học sinh giỏi

              Bồi dưỡng học sinh giỏi (HSG) là một trong những nhiệm vụ trọng tâm của ngành giáo dục đào tạo. Trong những năm qua, Phòng GD- ĐT đã có nhiều đóng góp quan trọng trong công tác bồi dưỡng HSG, góp phần vào việc đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài cho thị xã và cho tỉnh nhà.
          Bồi dưỡng HSG là một hoạt động dạy học mang tính đặc thù cao: Người học là học sinh giỏi, có năng khiếu theo môn học; người dạy là những giáo viên có trình độ tay nghề cao và có tâm huyết với nghề.
        Chương trình bồi dưỡng được nâng cao so với chương trình giáo dục chính khóa của Bộ GDĐT; Thời gian và phương pháp bồi dưỡng được trường vận dụng vào hoàn cảnh cụ thể … Có thể nói đây là hoạt động dạy học ở trình độ cao, đòi hỏi người dạy và người học phải có năng lực và tố chất cần thiết; đòi hỏi BGH nhà trường phải có kế hoạch chỉ đạo và xây dựng giải pháp phù hợp với đặc thù của công tác bồi dưỡng HSG. Vì vậy, bồi dưỡng học sinh giỏi là việc làm đúng đắn, cần thiết có tầm quan trọng trong các nhà trường THCS.

doc 8 trang Hải Anh 12/07/2023 7280
Bạn đang xem tài liệu "Chuyên đề Công tác phát hiện và bồi dưỡng học sinh giỏi môn Ngữ văn 9 ở trường THCS Phong Thạnh Tây", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • docchuyen_de_cong_tac_phat_hien_va_boi_duong_hoc_sinh_gioi_mon.doc

Nội dung text: Chuyên đề Công tác phát hiện và bồi dưỡng học sinh giỏi môn Ngữ văn 9 ở trường THCS Phong Thạnh Tây

  1. và người học phải có năng lực và tố chất cần thiết; đòi hỏi BGH nhà trường phải có kế hoạch chỉ đạo và xây dựng giải pháp phù hợp với đặc thù của công tác bồi dưỡng HSG. Vì vậy, bồi dưỡng học sinh giỏi là việc làm đúng đắn, cần thiết có tầm quan trọng trong các nhà trường THCS. b. Tình hình bồi dưỡng học sinh giỏi ở trường THCS Phong Thạnh Tây *Thuận lợi - Hàng năm Sở GDKH&CN Bạc liêu, Phòng GD- ĐT Thị xã Giá Rai đều tổ chức thi HSG cấp thị, cấp tỉnh nên trường THCS Phong Thạnh Tây đều tổ chức cho giáo viên bồi dưỡng đội ngũ HSG để dự thi. Đây là một việc làm thường xuyên nên hầu hết các học sinh cũng như giáo viên đã có một cái “nguồn” để đạt kết quả. - Đội ngũ giáo viên đa số là giáo viên trẻ nên nhiệt tình, đầy sáng tạo. *Khó khăn - Việc chọn đội tuyển: + Trường là một trường vùng sâu, xa nhất Thị xã Giá Rai, số lượng học sinh ít, môn thi thì nhiều nên việc lựa chọn đội tuyển cũng gặp không ít khó khăn. + Tất cả những học sinh có năng khiếu đều thích thi môn tự nhiên số còn lại phần nhiều là học sinh khá và trung bình khá. Vì vậy việc chọn học sinh có năng khiếu để bồi dưỡng rất khó. - Một khó khăn nữa của giáo viên bồi dưỡng học sinh giỏi đó là vấn đề về phương pháp, hình thức bồi dưỡng. Kinh nghiệm thì chưa có là bao mà số giáo viên ở trường lại ít đa số mỗi giáo viên dạy một khối nên việc trao đổi kinh nghiệm rất khó khăn hầu như là tự thân vận động. Chính từ những lý do này mà các giáo viên rất lo lắng khi được phân công bồi dưỡng. Đây là một tình hình thực tế mà bản thân tôi cũng như các giáo viên ở trường tôi gặp phải trong quá trình bồi dưỡng học sinh giỏi từ nhiều năm nay. 2. Biện pháp thực hiện Như đã nói ở trên khó khăn lớn nhất của các giáo viên dạy bồi dưỡng học sinh giỏi là phương pháp và kinh nghiệm còn nhiều hạn chế. Qua nghiên cứu, tìm tòi sáng 2
  2. khoảng thời gian nhất định, có ít nhất là từ 5 buổi học để rèn kỹ năng lập dàn ý, dựng đoạn, liên kết đoạn * Xây dựng hệ thống câu hỏi, bài tập để rèn luyện kỹ năng Xây dựng hệ thống câu hỏi, bài tập để rèn luyện kỹ năng cho học sinh là một công việc cần thiết. Song, giáo viên phải xây dựng có hệ thống, phân chia theo mảng, chủ đề không được dạy tràn lan, chung chung, thích chỗ nào dạy chỗ ấy. Dĩ nhiên hệ thống câu hỏi phải bám sát chương trình nội dung kiến thức mà các em đã được học. VD: Một số chuyên đề, chủ đề tiêu biểu - Văn nghị luận: + Nghị luận văn học. - Thơ văn Nguyễn Du - Thơ văn Hồ Chí Minh - Chủ đề yêu nước - Chủ đề về người phụ nữ - Chủ đề về Bác - Chủ đề về người lính - Chủ đề quê hương - Chủ đề người nông dân Việt Nam + Nghị luận xã hội. Các vấn đề cập nhật nhất hiện nay trong xã hội cho học sinh liệt kê và bắt đầu tập viết một số chủ đề như: - Môi trường. - Bạo lực học đường. - Giao thông * Giáo viên tổ chức cho học sinh thực hành theo chủ đề, hệ thống câu hỏi Từ những chủ đề, câu hỏi trên giáo viên tổ chức cho học sinh thực hành dưới hình thức ra đề bài yêu cầu học sinh thực hành, sau đó chấm sửa, nhận xét, đánh giá những ưu khuyết điểm của từng học sinh, giúp học sinh nhận ra được những lỗi sai 4
  3. phải có sổ tích luỹ kiến thức cơ bản mới học tập được ở bạn và có thêm nhiều vốn kiến thức . * Thảo luận trao đổi, giải đáp thắc mắc Sau khi đã sử dụng các hình thức trên, giáo viên dành một thời gian nhất định một đến hai buổi học cho học sinh thảo luận những kiến thức đã được học. Tập hợp những ý kiến thắc mắc, băn khoăn, vướng mắc để giải đáp bổ sung củng cố lại giúp các em có một lượng kiến thức vững vàng trước kỳ thi. Ngoài những biện pháp và hình thức mang tính khoa học ra, theo tôi nghĩ một biện pháp bồi dưỡng không thể thiếu đó là người giáo viên ôn học sinh giỏi phải có được năng lực thuyết phục học sinh. Muốn có được năng lực này người giáo viên phải thể hiện được minh thực sự là người có năng lực. Ví dụ: khi học sinh hỏi bài mình không thể giải đáp qua loa mà phải làm cho học sinh hiểu được điều mình thắc mắc đồng thời người giáo viên phải là người nhiệt tình và gần gủi với các em, xem các em là người bạn đồng hành không nên tạo cảm giác khoảng cách với học sinh giỏi thì hiệu quả học tập của học sinh có tiến bộ hơn. Trên đây là một số biện pháp, hình thức bồi dưỡng học sinh giỏi mà tôi đã áp dụng trong năm năm trở về đây. Sau đây là kết quả mà tôi đã đạt được: + Năm học 2018 - 2019: Số học sinh tham gia dự thi cấp thị xã là: 3 em, được vào đội tuyển thi cấp tỉnh là 2 em và đạt 2 giải nhì cấp tỉnh. Kết quả này cho thấy, số học sinh đạt giải chưa cao nhưng cũng duy trì được chất lượng học sinh giỏi hàng năm. Điều này đã phản ánh được tác dụng của những phương pháp, hình thức bồi dưỡng học sinh giỏi nói trên. III. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 1. Kết luận Bồi dưỡng học sinh giỏi là một trong những công tác quan trọng ở trường THCS. Nhiệm vụ của mỗi giáo viên chúng ta là phải nâng cao được chất lượng giảng dạy đại trà và bồi dưỡng học sinh giỏi các cấp, để nâng cao chất lượng giáo dục, để làm được điều này có lẽ người giáo viên là yếu tố cơ bản, vì vậy mỗi giáo viên cần 6
  4. PHÒNG GD&ĐT TX GIÁ RAI TRƯỜNG THCS PHONG THẠNH TÂY CHUYÊN ĐỀ: CÔNG TÁC PHÁT HIỆN VÀ BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI MÔN NGỮ VĂN 9 Ở TRƯỜNG THCS PHONG THẠNH TÂY  Người thực hiện: Lê Thị Thu Hằng Phong Thạnh Tây, tháng 9 năm 2019 8