Đề cương ôn tập học kỳ II môn Ngữ văn 9 - Năm học 2020-2021 - Trường THCS Phong Phú

I. Phần Tiếng Việt.

Bài 1:  Khởi ngữ

1. Khái niệm:

- Là thành phần câu đứng trước CN . 

- Nêu lên đề tài được nói đến trong câu chứa nó.

2. Dấu hiệu nhận biết

- Trước khởi ngữ có thể thêm các quan hệ từ : về, đối với ...

- Sau khởi ngữ có thể thêm trợ từ " thì "

          3. Lưu ý  :

Bài tập: Chuyển các câu sau thành câu có chứa thành phần khởi ngữ.

1. Tôi thấy nó có lỗi về việc này.

2. Nam là người học giỏi môn toán nhất lớp tôi.

3. Ông giáo ấy không hút thuốc, không uống rượu.

4. Tôi cứ ở nhà của tôi, làm việc của tôi.

+ Gợi ý: 

1. Về việc này, tôi thấy nó có lỗi.

2. Đối với môn toán Nam là người học giỏi nhất lớp tôi.

3.Thuốc, Ông giáo không hút; rượu, ông giáo không uống rượu.

4. Nhà tôi, tôi cứ ở; việc tôi, tôi cứ làm..

Bài 2:  Các thành phần biệt lập.

1. Thành phần tình thái: được dùng để thể hiện cách nhìn của 

doc 6 trang Hải Anh 17/07/2023 3020
Bạn đang xem tài liệu "Đề cương ôn tập học kỳ II môn Ngữ văn 9 - Năm học 2020-2021 - Trường THCS Phong Phú", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • docde_cuong_on_tap_hoc_ky_ii_mon_ngu_van_9_nam_hoc_2020_2021_tr.doc

Nội dung text: Đề cương ôn tập học kỳ II môn Ngữ văn 9 - Năm học 2020-2021 - Trường THCS Phong Phú

  1. Đề cương môn Ngữ văn 9 NH 2020 - 2021 4. Thành phần phụ chú: được dùng để bổ sung một số chi tiết cho nội dung chính của câu. Thành phần phụ chú thường đặt giữa hai dấu gạch ngang, hai dấu phẩy, hai dấu ngoặc đơn hoặc giữa một dấu gạch ngang với một đấu phẩy. Nhiều khi thành phần phụ chú còn được đặt sau dấu hai chấm. VD: Lúc đi, đứa con gái đầu lòng của anh- và cũng là đứa con duy nhất của anh, chưa đầy một tuổi (Nguyễn Quang Sáng, Chiếc lược ngà) * Các thành phần tình thái, cảm thán, gọi- đáp, phụ chú là những bộ phận không tham gia vào việc diễn đạt nghĩa sự việc của câu nên được gọi là thành phần biệt lập. II. Phần Văn Bản 1. Văn bản nghị luận. Thể Tên văn Thời Tác giả Những nét chính về nội dung và nghệ thuật loại bản gian Chuẩn bị Chỗ mạnh và yếu của tuổi trẻ Việt Nam. hành trang Vũ 2001 Những yêu cầu khắc phục cái yếu để bước vào vào thế kỉ Khoan thế kỉ mới. Lời văn hùng hồn, thuyết phục. mới Tiếng nói 1948 Nguyễn Văn nghệ là sợi dây đồng cảm kì diệu. Văn của văn Đình Thi nghệ giúp con người sống phong phú và tự Nghị nghệ hoàn thiện nhân cách. luận Bàn về đọc Tóm tắt nội dung chính bài viết “Bàn về đọc sách 1995 Chu sách” của Chu Quang Tiềm trong khoảng 2 Quang đến 3 câu ? Tiềm Gợi ý : Bài viết nêu tầm quan trọng, ý nghĩa của việc đọc sách, các khó khăn nguy hại dễ gặp của việc đọc sách trong tình hình hiện nay. Từ đó đưa ra cách lựa chọn sách cần đọc và cách đọc như thế nào cho hiệu quả. 2. Thơ hiện đại Việt Nam Năm Tên bài Thể Đặc sắc nghệ TT Tác giả sáng Tóm tắt nội dung thơ thơ thuật tác Cảm xúc trước mùa xuân Hình ảnh đẹp, gợi của thiên nhiên, vũ trụ và cảm, so sánh và ẩn Mùa xuân Thanh 5 1 1980 khát vọng làm mùa xuân dụ sáng tạo. Gần nho nhỏ Hải chữ nho nhỏ dâng hiến cho gũi dân ca. đời. Lòng thành kính và niềm Giọng điệu trang Viếng Viễn 5 2 1976 xúc động sâu sắc đối với trọng, thiết tha, sử lăng Bác Phương chữ Bác khi vào thăm lăng dụng nhiều ẩn dụ 2
  2. Đề cương môn Ngữ văn 9 NH 2020 - 2021 b. Thân bài: Lần lượt trình bày suy nghĩ đánh giá về nội dung và nghệ thuật của đoạn thơ, bài thơ đó. c. Kết bài: Khái quát giá trị và ý nghĩa của đoạn biện pháp nghệ thuật . Đề 1: Phân tích bài thơ “Viếng lăng Bác” của Viễn Phương Gợi ý: 1. Mở bài: - Cuộc đời và sự nghiệp của Bác là nguồn cảm hứng vô tận cuả thơ ca. - Bài thơ “Viếng lăng Bác” đã thể hiện được những cảm súc chân thành tha thiết. 2. Thân bài a. Khổ 1: - Mở đầu bằng lối xưng hô: "con” tự nhiên gần gũi - Ấn tượng về hàng tre quanh lăng Bác.(Tre tượng trưng cho sức sống và tâm hồn Việt Nam). b. Khổ 2: - Mặt trời thật đi qua trên lăng ngày ngày, từ đó liên tưởng và so sánh Bác cũng là một mặt trời rất đỏ (Mặt trời tượng trưng, đem ánh sáng đến cho dân tộc, ánh sáng đó toả sáng mãi mãi) - Lòng tiếc thương vô hạn của nhân dân: hình ảnh dòng người nối dài vô tân như kết thành tràng hoa dâng Bác. c. Khổ 3: - Có cảm giác Bác đang ngủ, một giấc ngủ bình yên có trăng làm bạn. - Nhưng trở về với thực tại: Bác đã đi xa, một nỗi đau nhức nhối. d. Khổ 4: - Lưu luyến bịn rịn không muốn xa Bác. - Muốn làm “chim, hoa, tre” để được gần Bác - “Cây tre trung hiếu” thực hiện lí tưởng của Bác, và lời dậy của Bác : “trung với nước hiếu với dân”. 3. Kết bài: - Nghệ thuật: Bài thơ giàu cảm xúc, âm hưởng trầm lắng, lời thơ tự nhiên. - Bài thơ gây ấn tượng sâu đậm, trước hết là tiếng nói chân thành, tha thiết của nhà thơ và của chúng ta đối với Bác Hồ kính yêu. Đề 2: Đọc đoạn thơ sau: Mọc giữa dòng sông xanh Một bông hoa tím biếc Ơi con chim chiền chiện Hót chi mà vang trời Từng giọt long lanh rơi Tôi đưa tay tôi hứng Ta làm con chim hót Ta làm một cành hoa Ta nhập vào hòa ca 4
  3. Đề cương môn Ngữ văn 9 NH 2020 - 2021 - Kết bài: Nêu nhận định, đánh giá chung của mình về tác phẩm (hoặc đoạn trích) * Yêu cầu: - Các luận điểm, luận cứ cần thể hiện sự cảm thụ và ý kiến riêng của người viết về tác phẩm - Giữa các phần, các đoạn của bài văn cần có sự liên kết hợp lí và tự nhiên. Ví dụ: Đề: Cảm nhận của em về đoạn trích truyện ngắn Chiếc lược ngà của Nguyễn Quang Sáng. * Yêu cầu: Viết bài hoàn chỉnh. * Gợi ý: Dàn bài chi tiết: Mở bài : Giới thiệu hoàn cảnh ra đời truyện ngắn Chiếc lược ngà. - Viết năm 1966, thời kì cuộc kháng chiến chống Mĩ cứu nước ở miền Nam đang diễn ra ác liệt. - Truyện phản ánh cuộc kháng chiến ở Nam Bộ, tuy nhiên, hình ảnh bom đạn ác liệt chỉ hiện ra thấp thoáng ; ở phần chính của truyện, tác giả kể sự việc ông Sáu về thăm nhà, qua đó khắc họa tình cảm sâu nặng nhưng cũng éo le của hai cha con ông Sáu. Thân bài a) Tình cảm của bé Thu đối với cha - Ban đầu là sự nghi ngờ, dẫn đến thái độ bướng bỉnh, gan lì, lạnh lùng đối với cha. Nó thể hiện tình cảm tự nhiên và cá tính mạnh mẽ của bé Thu nên không đáng trách. - Khi đã hiểu ra, bé Thu lại vô cùng đằm thắm. - Trong cách kể, tác giả đã “giấu” đến cùng, không giải thích thái độ ương bướng của bé Thu, làm cho người đọc càng cảm động khi hiểu ra. b) Tình cảm của ông Sáu đối với con - Ông thương con nhưng lúc đầu cũng không hiểu con. - Việc kì công làm chiếc lược ngà cho con giữa rừng mưa cho thấy tình cảm của ông với con âm thầm nhưng mãnh liệt. - Tác giả để nhân vật thứ ba - "tôi" - kể chuyện làm cho câu chuyện càng tự nhiên, chân thật. Kết bài Tình cảm cha con được xây dựng trong tình huống éo le, càng làm nổi bật những tình cảm nhân văn, cảm động. Hết. 6