Đề cương ôn tập học kỳ II môn Sinh học 7 - Năm học 2019-2020 - Trường THCS Phong Phú

  ĐỀ CƯƠNG  ÔN TẬP SINH 7 

HỌC KÌ II

NĂM HỌC: 2020-2021

 

TRẮC NGHIỆM

Câu 1. Cơ thể thằn lằn bóng da khô, có vảy sừng bao bọc có tác dụng gì? 

  1. Bảo vệ cơ thể.                                         

B. Giúp di chuyển dễ dàng trên cạn.

C. Ngăn cản sự thoát hơi nước của cơ thể. 

D. Giữ ấm cơ thể.

Câu 2. Tập tính tự vệ của ễnh ương là 

  1. Dọa nạt .   B. Trốn chạy.      C. Ẩn nấp   D. Tiết nhựa độc.

Câu 3. Đại diện dưới đây được xếp vào bộ có vảy?

A. Rùa vàng, cá sấu.                                      B. Thằn lằn, rắn.

C. Thằn lằn, cá sấu.                                       D. Cá sấu, ba ba.

Câu 4. Mắt mũi ếch nằm ở vị trí cao trên đầu có tác dụng gì?

  1. Bảo vệ mắt, mũi.     

   B. Giúp sự hô hấp trên cạn.

          C. Giúp ếch lấy được ôxi trong không khí.

doc 3 trang Hải Anh 17/07/2023 2720
Bạn đang xem tài liệu "Đề cương ôn tập học kỳ II môn Sinh học 7 - Năm học 2019-2020 - Trường THCS Phong Phú", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • docde_cuong_on_tap_hoc_ky_ii_mon_sinh_hoc_7_nam_hoc_2019_2020_t.doc

Nội dung text: Đề cương ôn tập học kỳ II môn Sinh học 7 - Năm học 2019-2020 - Trường THCS Phong Phú

  1. + Đặc điểm cấu tạo ngoài của ếch thích nghi với đời sống ở cạn: - Mắt và lỗ mũi ở vị trí cao trên đầu (mũi ếch thông với khoang miệng và phổi vừa để ngửi vừa để thở)→ dễ quan sát. - Mắt có mi giữ nước mắt do tuyến lệ tiết ra, tai có màng nhĩ → bảo vệ mắt, giữ mắt khỏi bị khô, nhận biết âm thanh trên cạn. - Chi 5 phần có ngón chia đốt linh hoạt → thuận lợi cho việc di chuyển. Câu 2: Nêu đặc điểm chung của Bò sát. - Bò sát là động vật có xương sống thích nghi hoàn toàn với đời sống ở cạn: - Da khô, có vảy sừng khô, cổ dài, màng nhĩ nằm trong hốc tai. - Chi yếu có vuốt sắc. - Phổi có nhiều vách ngăn. Tim có vách hụt. máu pha đi nuôi cơ thể. - Có cơ quan giao phối, thụ tinh trong. Trứng có vỏ bao bọc, giàu noãn hoàng. - Là động vật biến nhiệt. Câu 3: Hãy giải thích vì sao ếch thường sống nơi ẩm ướt, gần bờ nước và bắt mồi về đêm? - Vì ếch hô hấp bằng da là chủ yếu. - Nếu da khô, cơ thể mất nước ếch sẽ chết. Câu 4: Nêu đặc điểm cấu tạo của 3 nhóm chim. - Nhóm chim bơi: Bộ xương cánh dài, khỏe, lông nhỏ, ngắn không thấm nước. Chân ngắn, 4 ngón, có màng bơi. - Nhóm chim chạy: Cánh ngắn yếu, chân cao, to khỏe, có 2 hoặc 3 ngón. - Nhóm chim bay: Cánh phát triển, chân có 4 ngón. Câu 5: Nêu những đặc điểm cấu tạo ngoài của chim bồ câu thích nghi với đời sống bay. - Thân hình thoi → giảm sức cản không khí khi bay. - Chi trước biến thành cánh → quạt gió(động lực của sự bay), cản không khí khi hạ cánh. - Chi sau có 3 ngón trước, 1 ngón sau → giúp chim bám chặt vào cành cây và khi hạ cánh. - Lông ống có các sợi lông làm thành phiến mỏng → làm cho cánh chim khi dang ra tạo nên 1 diện tích rộng. - Lông tơ có các sợi lông mảnh làm thành chùm lông xốp → giữ nhiệt, làm cơ thể nhẹ. - Mỏ: Mỏ sừng bao lấy hàm không có răng → làm đầu chim nhẹ. - Cổ dài khớp đầu với thân → phát huy tác dụng của các giác quan, bắt mồi, rỉa lông. Câu 6: So sánh kiểu bay vỗ cánh và kiểu bay lượn của chim. Kiểu bay vỗ cánh Kiểu bay lượn - Đập cánh liên tục. - Cánh đập chậm rãi và không liên tục; cánh giang rộng mà - Sự bay chủ yếu dựa vào sự không đập. vỗ cánh. - Sự bay chủ yếu dựa vào sự nâng đỡ của không khí và sự thay đổi của luồng gió. Câu 7: Nêu cấu tạo ngoài của thỏ thích nghi với điều kiện sống. - Bộ lông mao dày xốp → giữ nhiệt, bảo vệ thỏ khi ẩm trong bụi rậm. - Chi trước ngắn → đào hang, di chuyển. - Chi sau dài khỏe → bật nhảy xa giúp thỏ chạy nhanh khi bị săn đuổi. - Mũi thính, lông xúc giác: cảm giác xúc giác nhanh nhạy → thăm dò thức ăn, phát hiện kẻ thù, thăm dò môi trường. - Tai thính, vành tai lớn, dài, cử động theo các phía → định hướng âm thanh, phát hiện sớm kẻ thù. - Mắt có mí, cử động được → giữ mắt không bị khô, bảo vệ khi thỏ trốn trong bụi gai rậm 2