Đề thi chọn HSG cấp Thị xã môn Ngữ Văn Lớp 9 - Năm học 2016-2017 (Có hướng dẫn chấm môn)

Câu 1: (8điểm) Một nhà văn đã viết: "Che giấu khuyết điểm của bản thân sẽ không làm ta trở nên tốt đẹp hơn. Uy tín của ta tăng thêm nếu ta chân thành công nhận khuyết điểm". Em hãy trình bày ý kiến của mình đối với nhận xét trên, bằng cách kể lại một câu chuyện của bản thân.

Câu 2: (12điểm) Nhận xét về bài thơ Ánh trăng của Nguyễn Duy, có ý kiến cho rằng: "Bài thơ mượn chuyện ánh trăng để nói chuyện đời, chuyện nghĩa tình, nhắc nhở mỗi người ý thức sống thủy chung, tình nghĩa". Phân tích bài thơ đề làm sáng tỏ nhận định trên và nêu suy nghĩ của em về bài học cuộc sống được gợi ra từ thi phẩm.

doc 4 trang Hải Anh 15/07/2023 4780
Bạn đang xem tài liệu "Đề thi chọn HSG cấp Thị xã môn Ngữ Văn Lớp 9 - Năm học 2016-2017 (Có hướng dẫn chấm môn)", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • docde_thi_chon_hsg_cap_thi_xa_mon_ngu_van_lop_9_nam_hoc_2016_20.doc

Nội dung text: Đề thi chọn HSG cấp Thị xã môn Ngữ Văn Lớp 9 - Năm học 2016-2017 (Có hướng dẫn chấm môn)

  1. KỲ THI CHỌN HSG LỚP 9 VÒNG THỊ XÃ, NĂM HỌC: 2016-2017 Hướng dẫn chấm môn: Ngữ Văn 9 Thời gian: 150 phút (không kể thời gian phát đề) ___ A. Yêu cầu chung 1. Ngoài việc đánh giá, kiểm tra kiến thức cơ bản, giám khảo cần phát hiện và trân trọng những bài làm thể hiện tố chất của một học sinh giỏi: Kiến thức văn học vững chắc, sâu rộng; năng lực cảm thụ văn chương tinh tế, sâu sắc; kĩ năng làm văn tốt; diễn đạt trong sáng có cảm xúc, có giọng điệu riêng (khuyến khích những bài làm có sự sáng tạo). 2. Hướng dẫn chấm chỉ nêu ra những ý chính và các thang điểm cơ bản, trên cơ sở đó giám khảo có thể thống nhất định ra các ý chi tiết và những thang điểm cụ thể. 3. Giám khảo cần đánh giá bài làm của thí sinh trong tính tổng thể ở từng câu và cả bài, không đếm ý cho điểm một cách máy móc, nhằm đánh giá học sinh trên các phương diện: kiến thức, kĩ năng, tư duy. 4. Tổng điểm toàn đề là 20điểm, chi tiết đến 0,25điểm. B. Yêu cầu cụ thể Câu 1: (8điểm) I. Yêu cầu về kĩ năng Nắm được phương pháp làm bài văn tự sự có kết hợp với các yếu tố nghị luận và miêu tả nội tâm. Bố cục và hệ thống ý sáng rõ. Biết vận dụng phối hợp nhiều thao tác. Hành văn trôi chảy. Lập luận chặt chẽ. Dẫn chứng chọn lọc, thuyết phục. Không mắc các lỗi diễn đạt, dùng từ, ngữ pháp, chính tả. II. Yêu cầu về kiến thức Học sinh biết kể lại một câu chuyện có liên quan đến nhận xét của một nhà văn được nêu ở đề bài, để thông qua đó, trình bày ý kiến của mình đối với nhận xét trên, nhưng cần đảm bảo những ý cơ bản sau: - Làm rõ ý nghĩa của nhận xét trên. - Kể lại một câu chuyện của bản thân có liên quan đến việc che dấu và công nhận khuyết điểm. - Khẳng định tác hại của việc che dấu khuyết điểm và lợi ích của việc chân thành công nhận khuyết điểm. - Thể hiện được suy nghĩ và những tình cảm chân thật. III. Thang điểm + Điểm 6 - 8: Đáp ứng được các yêu cầu nêu trên; văn viết có cảm xúc, có chọn lọc và thuyết phục. Có thể còn một vài sai sót nhỏ. 2
  2. mà trăng vẫn thủy chung tròn đầy, bao dung độ lượng. Cái giật mình của người là sự bừng tỉnh, tự vấn, day dứt đầy ân hận; giật mình để tự hoàn thiện mình + Bài thơ giản dị nhưng mang triết lí sâu sắc, nhắc nhở con người về đạo lí ân nghĩa thủy chung cùng quá khứ, “uống nước nhớ nguồn”, biết trân trọng những giá trị tinh thần tốt đẹp, bồi đắp tình cảm với thiên nhiên, quê hương đất nước + Vài nét về nghệ thuật: Thể thơ 5 chữ, kết hợp phương thức tự sự và biểu cảm, giọng điệu tâm tình, hình ảnh thơ mang tính biểu tượng đa nghĩa - Suy nghĩ về bài học cuộc sống được gọi ra từ bài thơ: + Con người cần sống ân nghĩa thủy chung, trân trọng quá khứ (đạo lí uống nước nhớ nguồn) và những giá trị tinh thần tốt đẹp, sống chậm lại đề nhìn nhận bàn thân mình. + Trong cuộc sống, ai cũng có thể có lúc mắc sai lầm, vô tâm, vô tình, điều quan trọng là biết “giật mình” tự thức tỉnh, nhận ra góc khuyết của mình để tự hoàn thiện, tìm lại chính mình + Con người không được lãng quên quá khứ nhưng cũng không thể mải đắm chìm trong quá khứ mà quên đi hiện tại và không hướng tới phấn đấu cho tương lai + Phê phán lối sống vô tình vô nghĩa bội bạc, “có mới nới cũ”, quay lưng lại với quá khứ, chạy theo đời sống vật chất mà lãng quên những giá trị tinh thần cao đẹp + Rút ra bải học cho bản thân: chân thành sâu sắc, thiết thực * Thang điểm + Điểm 10-12: Đáp ứng tốt các yêu cầu về hình thức và nội dung. Bố cục đầy đủ các phần, nội dung chặt chẽ, thuyết phục. Chữ viết đẹp, cẩn thận, rõ ràng, cân đối, bỏ dấu đúng chỗ có thể mắc một vài sai sót về lỗi chính tả. + Điểm 8<10: Đáp ứng khá các yêu cầu. Bố cục đầy đủ, lời văn khá trôi chảy, mạch lạc, có sức thuyết phục. Có mắc vài lỗi diễn đạt. Chữ viết khá đẹp, khá cẩn thận, rõ ràng. Khoảng cách các chữ chưa đều. Vài lỗi bỏ dấu chưa đúng. + Điểm 5<8: Đáp ứng các yêu cầu nhưng chưa sâu. Bố cục trình bày có thể chưa hợp lí. Lời văn chưa thật thuyết phục, nhiều lỗi bỏ dấu chưa đúng + Điểm 2<5: Nội dung sơ sài. Các phần không đầy đủ. Văn viết lủng củng. Mắc nhiều lỗi diễn đạt. + Điểm 1<2: Không đạt được các yêu cầu trên. 4