Đề thi học kì II môn Ngữ văn Lớp 9 - Năm học 2017-2018 - Phòng GDĐT Hoài Nhơn (Có đáp án)
“Việc của chúng tôi là ngồi đây. Khi có bom nổ thì chạy lên, đo khối lượng đất lấp vào hố bom, đếm bom chưa nổ và nếu cần thì phá bom. Người ta gọi chúng tôi là tổ trinh sát mặt đường. Cái tên gợi sự khát khao làm nên những sự tích anh hùng. Do đó, công việc cũng chẳng đơn giản. Chúng tôi bị bom vùi luôn. Có khi bò trên cao điểm về chỉ thấy hai con mắt lấp lánh. Cười thì hàm răng loá lên khuôn mặt nhem nhuốc. Những lúc đó, chúng tôi gọi nhau là "những con quỷ mắt đen”.
a, Đoạn văn trên được trích từ tác phẩm truyện nào ? Tác giả là ai ?
b, Tác phẩm truyện có đoạn trích trên được kể theo ngôi thứ mấy ? Tác dụng của việc lựa chọn ngôi kể đó trong tác phẩm ?
c, Từ vẻ đẹp của các nhân vật chính trong tác phẩm trên, em liên hệ như thế nào về trách nhiệm của thế hệ trẻ đối với đất nước hiện nay. (Trình bày bằng một đoạn văn khoảng 6 đến 8 câu)
Câu 2: (1.0 điểm)
Cho câu sau:
Nhưng còn cái này nữa mà ông sợ, có lẽ còn ghê rợn hơn cả những tiếng kia nhiều.
(Kim Lân, Làng)
a/ Xác định thành phần tình thái trong câu trên.
b/ Trình bày khái niệm thành phần tình thái?
File đính kèm:
- de_thi_hoc_ki_ii_mon_ngu_van_lop_9_nam_hoc_2017_2018_phong_g.doc
Nội dung text: Đề thi học kì II môn Ngữ văn Lớp 9 - Năm học 2017-2018 - Phòng GDĐT Hoài Nhơn (Có đáp án)
- ĐÁP ÁN VÀ BIỂU ĐIỂM MÔN NGỮ VĂN 9 HỌC KỲ II – NĂM HỌC 2017 - 2018 Câu 1: (3,0 điểm) Mức đầy đủ: (3,0 điểm) a, Học sinh xác định đúng tên tác phẩm: “Những ngôi sao xa xôi” (0,5 điểm), tác giả Lê Minh Khuê (0,5 điểm) b, - Xác định đúng ngôi kể thứ nhất (0,25 điểm). - Tác dụng của việc lựa chọn ngôi kể: (0,75 điểm) + Tạo một điểm nhìn phù hợp dễ dàng tái hiện hiện thực khốc liệt của chiến tranh. + Khắc họa thế giới nội tâm, cảm xúc và suy nghĩ của nhân vật một cách chân thực, sâu sắc. + Làm hiện lên vẻ đẹp của con người trong chiến tranh. c, Viết đúng hình thức 1 đoạn văn từ 6 đến 8 câu, các câu trong đoạn văn phải có sự liên kết chặt chẽ. - Nội dung: Nêu được trách nhiệm của thế hệ trẻ đối với đất nước hiện nay: + Có ý thức bảo vệ Tổ quốc, bảo vệ những thành quả cách mạng mà cha ông đã hi sinh xương máu để giành được, tuy sống trong thời kì hòa bình nhưng phải luôn có ý thức đề cao cảnh giác trước mọi âm mưu của kẻ thù. (0,5 điểm) + Có ý thức xây dựng đất nước giàu mạnh, thể hiện bằng những việc làm cụ thể trong học tập, trong lao động, (0,5 điểm) Mức chưa đầy đủ: - Câu a: Học sinh chỉ xác định đúng tác phẩm hoặc tác giả, nội dung nào đúng thì đánh giá điểm nội dung đó. - Câu b: Học sinh chỉ xác định đúng ngôi kể nhưng chưa nêu được tác dụng của việc lựa chọn ngôi kể (0,25 điểm), nêu đúng một ý trong tác dụng của việc lựa chọn ngôi kể (0,25 đ) - Câu c: Trình bày đúng 1 trong 2 ý theo yêu cầu nội dung ở mức đầy đủ: 0,5 điểm. Mức không tính điểm: Có câu trả lời khác hoặc không làm bài. Câu 2: (1,0 điểm) Mức đầy đủ: a, Học sinh xác định từ “có lẽ” là thành phần tình thái (0,5 điểm) b, Trình bày đúng nội dung khái niệm thành phần tình thái (0,5 điểm) Mức không tính điểm: a, Học sinh xác định không đúng thành phần tình thái b, Học sinh nêu sai khái niệm thành phần tình thái Câu 3: (6,0 điểm) - Mức tối đa: (6.0 điểm) * Yêu cầu chung: - Biết viết một bài văn nghị luận về một đoạn thơ, bài thơ. - Vận dụng những kĩ năng của văn nghị luận về một đoạn thơ, bài thơ: + Bài viết theo bố cục mạch lạc 3 phần: Mở bài, thân bài, kết bài. + Biết kết hợp giữa những lí lẽ cảm nhận và dẫn chứng thơ, hành văn lưu loát, bài viết có cảm xúc, đặc biệt thể hiện những cảm nhận sáng tạo. * Yêu cầu cụ thể: Bài viết cần đảm bảo các nội dung sau: - Giới thiệu khái quát về tác giả và hoàn cảnh sáng tác bài thơ. - Khái quát chung về nội dung bài thơ: Bài thơ mang đậm chất tư duy của người miền núi, Lời cha tâm sự với cũng cũng chính là nhắc nhở chính mình về lẽ sống, về truyền thống quê hương. - Lời tâm sự của người cha với con gợi về cuội nguồn sinh dưỡng của con người: + Gia đình là chiếc nôi nuôi dưỡng con về tâm hồn lẫn thể chất, (phân tích nghệ thuật tu từ điệp ngữ, lời thơ đăng đối, gợi lên không khí gia đình hạnh phúc, con chập chững những bước đi đầu tiên trong sự yêu thương, nâng đỡ, chờ đón của cha mẹ, ) + Con còn lớn lên trong cuộc sống lao động của quê hương (Hình ảnh người đồng mình mang vẻ đẹp mộc mạc, là những con người nghĩa tình gần gũi nơi quê hương; Cuộc sống lao động cần cù nhưng tươi vui: “Đan lờ cài nan hoa/ vách nhà ken câu hát”; HS cần phân tích nghệ thuật nhân hóa “Rừng