Giáo án Hóa học Lớp 9 - Chủ đề 4: Muối - Năm học 2019-2020 - Nguyễn Đức Tuấn

a. Kiến thức: HS biết:

- Các tính chất hóa học của muối: Tác dụng với kim loại, dd axit, dd bazơ, dd muối khác, nhiều muối bị nhiệt phân hủy ở nhiệt độ cao.

- Khái niệm phản ứng trao đổi, điều kiện để các phản ứng trao đổi thực hiện được.

- Một số tính chất và ứng dụng quan trọng của muối NaCl trong đời sống và trong công nghiệp.

b. Kĩ năng 

            - Tiến hành một số TN, quan sát giải thích hiện tượng, rút ra được kết luận về t/c HH của muối

- Viết các PTHH minh họa T/c HH của muối.

- Tính khối lượng hoặc thể tích dd muối trong phản ứng.

- Tiếp tục rèn luyện cách viết phương trình phản ứng và kỹ năng làm bài tập định tính. 

- Vận dụng nhưng tính chất của NaCl trong thực hành và bài tập.

c. Thái độ

- Yêu thích môn học, có thái độ đúng đắn khi tiếp xúc với hóa chất.

- HS thấy được những ứng dụng quan trọng của muối à có ý thức sử dụng tiết kiệm.

2. Định hướng các năng lực có thể hình thành và phát triển

- Năng lực sử dụng ngôn ngữ hóa học (sử dụng thuật ngữ hóa học: viết đúng CTHH, PTHH).

- Năng lực thực hành hóa học (Năng lực tiến hành thí nghiệm, sử dụng thí nghiệm an toàn; năng lực quan sát, mô tả, giải thích các hiện tượng thí nghiệm và rút ra kết luận; năng lực xử lý thông tin liên quan đến thí nghiệm).

- Năng lực tính toán (tính toán theo lượng chất tham gia và tạo thành sau phản ứng; tìm ra được mối quan hệ và thiết lập được mối quan hệ  giữa kiến thức hóa học với các phép toán học; vận dụng các thuật toán để tính toán trong các bài toán hóa học).

- Năng lực giải quyết vấn đề thông qua môn hóa học (Xác định được và biết tìm hiểu các thông tin liên quan đến vấn đề phát hiện).

Năng lực vận dụng kiến thức hoá học vào cuộc sống (năng lực phát hiện các nội dung kiến thức hóa học được ứng dụng trong các vấn đề các lĩnh vực khác nhau; năng lực phát hiện các vấn đề trong thực tiễn và sử dụng kiến thức hóa học để giải thích).

docx 10 trang mianlien 05/03/2023 3160
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Hóa học Lớp 9 - Chủ đề 4: Muối - Năm học 2019-2020 - Nguyễn Đức Tuấn", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • docxgiao_an_hoa_hoc_lop_9_chu_de_4_muoi_nam_hoc_2019_2020_nguyen.docx

Nội dung text: Giáo án Hóa học Lớp 9 - Chủ đề 4: Muối - Năm học 2019-2020 - Nguyễn Đức Tuấn

  1. GV: Nguyễn Đức Tuấn Trường THCS Mỹ An - Dụng cụ : Cốc thuỷ tinh , ống nghiệm, ống hút. Bảng phụ ghi bài tập củng cố. - Tranh: Một số ứng dụng của NaCl 2. Học sinh Ôn tập bài cũ (tính tan của muối, tính chất hóa học của axit, bazơ), tìm hiểu trước bài mới, bảng nhóm III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC Hoạt động 1: Tình huống xuất phát/khởi động Nội dung, phương thức tổ chức Dự kiến sản phẩm, đánh giá kết Mục tiêu hoạt động hoạt động học tập của học sinh quả hoạt động HS nhớ lại kiến GV: đặt câu hỏi: Dựa Muối tác dụng với kim thức về muối đã vào tính chất hóa học của loại, với dd axit, với dd bazơ, với được đề cập ở các hợp chất đã học ( oxit, dd muối và bị nhiệt phân hủy. Hóa học lớp 8; Bazơ, Axit), hãy dự đoán GV kết luận vấn đề đồng định hướng suy tính chất hóa học của muối thời mở ra hướng nghiên cứu nghĩ đến các kiến HS được GV tổ chức hoạt cho HS. thức liên quan động nhóm 6->8 HS, yêu cầu trong chương học sinh báo cáo trước lớp. trình Hóa học lớp Các nhóm khác nhận xét, bổ 9. sung. Hoạt động 2: Hình thành kiến thức Nội dung, phương thức tổ chức Dự kiến sản phẩm, đánh giá kết Mục tiêu hoạt động hoạt động học tập của học sinh quả hoạt động HS nắm được Nội dung 1: Tính chất hoá a- Tác dụng với kim loại: Fe + TCHH của muối, học của muối CuSO4 -> FeSO4 + Cu định nghĩa phản 1- Tính chất hóa học của Vậy: dd muối + kim loại muối mới + kim loại mới ứng trao đổi và muối b- Tác dụng với dd axit: BaCl2 + điều kiện xảy ra GV: Cho HS tiến hành các thí H2SO4 -> BaSO4 + 2HCl phản ứng trao nghiệm Đinh sắt tác dụng Vậy: dd muối + dd axit đổi; trạng thái tự Muối mới + Axit mới với dd CuSO4, miếng đồng nhiên, cách khai Điều kiện xảy ra phản ứng: tác dụng với dd FeSO4; dd thác và ứng dụng Sản phẩm có chất không tan hoặc khí BaCl2 và NaCl tác dụng với c- Tác dụng với dd muối: AgNO của muối Natri 3 dd H2SO4; dd AgNO3 và +NaCl -> AgCl + NaNO3 clorua (NaCl). Ba(NO3)2 tác dụng với dd Vậy: dd muối + dd muối -> 2 muối mới NaCl; dd CuSO4 và K2SO4 tác dụng với dd NaOH; nung Điều kiện xảy ra phản ứng: Sản phẩm có chất không tan CaCO3 hoặc NaHCO3 (hoặc d- Tác dụng với dd bazơ: CuSO4 + thí nghiệm này xem video). 2NaOH -> Cu(OH)2 + Na2SO4 HS: Tiến hành làm thí Vậy: dd muối + dd bazơ -> muối mới nghiệm, quan sát, giải thích, + Bazơ mới kết luận và trình bày trước Điều kiện xảy ra phản ứng: Sản tập thể. Các nhóm khác nhận phẩm có chất không tan e- Một số muối bị nhiệt phân hủy: xét, bổ sung, kết luận theo to CaCO3  CaO + CO2 bảng sau: to 2KClO3  2KCl +3O2 TT Tên TN Cách tiến hành Hiện tượng quan Giải thích, viết PTHH Môn: Hóa học 9 Năm học: 2019 – 2020
  2. GV: Nguyễn Đức Tuấn Trường THCS Mỹ An dd nước vôi trong 2- Phản ứng trao đổi: a- Phản ứng trao đổi là GV: Yêu cầu HS làm việc phản ứng hóa học trong đó hai cá nhân, tìm hiểu về bản chất tham gia phản ứng trao chất của phản ứng trao đổi đổi cho nhau về thành phần cấu qua thông tin SGK và báo tạo để tạo thành hai chất mới cáo trước lớp, HS khác nhận b- Điều kiện xảy ra phản xét, bổ sung. ứng trao đổi: Sản phẩm có chất không tan hoặc khí c- Các phản ứng xảy ra phản ứng trao đổi: - Muối + Axit - Muối + Bazơ - Muối + Muối - Axit + Bazơ ( luôn xảy ra phản ứng) Bài tập 1: Viết PTHH xảy ra (nếu có) giữa các chất sau và xác định phản ứng nào thuộc loại phản ứng trao đổi a. BaCl2 + CaSO4 b. CuSO4 + HCl c. MgCl2 + KOH d. KNO3 + ZnSO4 e. Cu + AgNO3 Nội dung 2: Muối Natri chuẩn hóa kiến thức theo clorua (NaCl) nội dung sau: 1. Trạng thái tự nhiên Muối ăn (NaCl) có nhiều GV:Yêu cầu HS làm trong tự nhiên dưới dạng hòa tan việc cá nhân tìm hiểu thông trong nước biển, và kết tinh trong tin về trạng thái tự nhiên mỏ. của NaCl, báo cáo trước lớp, HS khác nhận xét, bổ sung. 2. Cách khai thác: + Cho nước mặn bay hơi từ từ GV: Yêu cầu HS làm thu muối kết tinh. việc cá nhân tìm hiểu thông + Đào hầm hoặc giếng sâu qua tin về cách khai thác của các lớp đất mỏ muối muối muối NaCl, báo cáo trước nghiền nhỏ và tinh chế lớp, HS khác nhận xét, bổ muối sạch sung. (Có thể cho HS xem video về cách khai thác muối Môn: Hóa học 9 Năm học: 2019 – 2020
  3. GV: Nguyễn Đức Tuấn Trường THCS Mỹ An Bài tập 6: Hòa tan hoàn toàn m (g) Fe vừa đủ vào 50ml dd AgNO3 chưa rõ nồng độ. Phản ứng kết thúc thu được 3,24 g chất rắn. a. Viết PTHH xảy ra. b. Tính m (g) c. Tính nồng độ mol dd AgNO3 đã dùng Bài tập 7: Hòa tan hết 2,5g CaCO3 trong 20ml dd HCl 5M. Để trung hòa lượng axit dư cần 10ml dd NaOH. Tính nồng độ mol dd NaOH cần dùng. IV. CÂU HỎI/BÀI TẬP KIỂM TRA, ĐÁNH GIÁ CHỦ ĐỀ THEO ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC 1. Mức độ nhận biết 1.1. Trắc nghiệm: Câu 1: Nhóm chất nào sau đây toàn hợp chất muối: A. MgCO3, Na2CO3 . B. H2SO4, BaCO3 C. KClO3, Ca(OH)2 D. CaO, H2O Câu 2: Nhóm chất nào sau đây bị nhiệt phân hủy: A. MgCO3, Na2CO3 . B. CuSO4, BaCO3 C. Fe(OH)2, CaCO3 D. KMnO4, ZnCl2 Câu 3: Nhóm chất nào sau đây là muối axit: A. Cu(HCO3)2, ZnSO4 . B. Mg(HSO3)2, NaHCO3 C. FeSO4, BaS D. KHS, AgCl 1.2. Tự luận: Câu 1: Cho các hợp chất sau: CaO, FeSO 4, H2SO3, NaHS, Ag3PO4, Cu(OH)2. Hãy phân loại và gọi tên các hợp chất trên Câu 2: Bổ túc và hoàn thành các PTHH sau: a. Na2O + ? > Na2CO3 b. Mg(OH)2 + ? > ? + H2O Môn: Hóa học 9 Năm học: 2019 – 2020
  4. GV: Nguyễn Đức Tuấn Trường THCS Mỹ An Câu 1: Để phân biệt dd CaCl2, MgCl2 nên dùng: A. dd AgNO3 B. dd NaOH C. dd Na2CO3 D. dd Na3PO4 Câu 2: Để nhận biết 3 dd: NaOH, NaCl, Na2SO4. Thứ tự là: A. Quỳ tím, dd BaCl2 B. Nước, quỳ tím C. Quỳ tím, dd Fe(NO3)2 . D. dd BaCl2, dd CaSO4 Câu 3: Hiện tượng quan sát được khi nung CaCO 3 rồi dẫn sản phẩm khí qua bình chứa dung dịch nước vôi trong: A.Có hiện tượng kết tủa trắng . B. Có hiện tượng sủi bọt khí. C. Có hiện tượng kết tủa và sủi bọt khí. D. Không có hiện tượng gì. Câu 4: Để tách Cu ra khỏi hỗn hợp Cu, Ag, người ta ngâm hỗn hợp này trong dd nào trong số các dd sau: A. AgNO3 B. Cu(NO3)2 C. HCl D. H2SO4 loãng Câu 5: Hỗn hợp A có 22 g chứa 2 muối NaCl và NABr. Để kết tủa hoàn toàn các chất trong hỗn hợp A phải dùng 1,5 lít dd AgNO3 o,2 M. % khối lượng NaCl có trong hỗn hợp đầu là: A. 23,5% B. 53,2% C. 66,8% D. 72,1% 3.2. Tự luận Bài tập 1: Viết PTHH thực hiện chuyển đổi hóa học sau CuCl2 -> Cu -> CuO -> CuSO4 -> Cu(OH)2 Bài tập 2: Từ FeS2, không khí, BaCl2, H2O. Hãy viết PTHH điều chế BaSO4 Bài tập 3: Hòa tan hoàn toàn m (g) Fe vừa đủ vào 50ml dd AgNO 3 chưa rõ nồng độ. Phản ứng kết thúc thu được 3,24 g chất rắn. a. Viết PTHH xảy ra. b. Tính m (g) c. Tính nồng độ mol dd AgNO3 đã dùng Bài tập 4: Hòa tan hết 2,5g CaCO 3 trong 20ml dd HCl 5M. Để trung hòa lượng axit dư cần 10ml dd NaOH. Tính nồng độ mol dd NaOH cần dùng. 4. Mức độ vận dụng cao Môn: Hóa học 9 Năm học: 2019 – 2020
  5. GV: Nguyễn Đức Tuấn Trường THCS Mỹ An nghiệm 1,2 chứa sẵn 1-2 ml dd NaOH 5 Một số -Nung ống muối bị nghiệm có chứa nhiệt phân sẵn một ít hủy CaCO3, ống nghiệm này có đậy nút cao su gắn với ống dẫn khí tiếp xúc với dd nước vôi trong PHIẾU HỌC TẬP SỐ 2 Bài tập 1: Viết PTHH xảy ra (nếu có) giữa các chất sau và xác định phản ứng nào thuộc loại phản ứng trao đổi a. BaCl2 + CaSO4 b. CuSO4 + HCl c. MgCl2 + KOH d. KNO3 + ZnSO4 e. Cu + AgNO3 Môn: Hóa học 9 Năm học: 2019 – 2020