Giáo án Vật lý Lớp 8 - Tuần 23 - Năm học 2019-2020 - Huỳnh Vũ Linh

 

I. Mục tiêu

1. Kiến thức, kỹ năng, thái độ:

- Kiến thức: Ôn tập, hệ thống hóa các kiến thức cơ bản của phần cơ học để trả lời các câu hỏi trong phần ôn tập.

- Kỹ năng: Vận dụng các kiến thức đã học để giải các bài tập trong phần vận dụng.

- Thái độ: Tích cực khi ôn các kiến thức cơ bản.

2. Phẩm chất, năng lực cần hình thành và phát triển cho học sinh:

- Năng lực tự học, đọc hiểu: Đọc và nghiên cứu bài trước ở nhà dựa vào SGK và SBT.

- Năng lực nêu và giải quyết vấn đề, sáng tạo: Ôn tập, hệ thống hóa các kiến thức cơ bản của phần cơ học để trả lời các câu hỏi trong phần ôn tập. 

- Năng lực hợp tác nhóm: Thảo luận nhóm để giải quyết các câu hỏi và bài tập trong SGK.

- Năng lực tính toán, trình bày và trao đổi thông tin: Trình bày, nhận xét, bổ sung các thông tin thảo luận giữa các nhóm.

- Năng lực thực hành thí nghiệm: Vận dụng các kiến thức đã học để giải các bài tập trong phần vận dụng.

II. Chuẩn bị

  1. Giáo viên: 

- Nghiên cứu tài liệu.

- Hệ thống câu hỏi ôn tập + đáp án.

- Bảng phụ trò chơi ô chữ.

2. Học sinh: 

doc 4 trang Hải Anh 11/07/2023 1900
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Vật lý Lớp 8 - Tuần 23 - Năm học 2019-2020 - Huỳnh Vũ Linh", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • docgiao_an_vat_ly_lop_8_tuan_23_nam_hoc_2019_2020_huynh_vu_linh.doc

Nội dung text: Giáo án Vật lý Lớp 8 - Tuần 23 - Năm học 2019-2020 - Huỳnh Vũ Linh

  1. GV. Huỳnh Vũ Linh Giáo án Vật lý 8 Trường TH-THCS Phong Thạnh A S gian, công thức tính vận tốc trung bình là V . t 5. Lực có tác dụng làm thay đổi vận tốc của chuyển động. Thí dụ: 6. Lực có các yếu tố: Điểm đặt, phương và chiều, cường độ. Cách biểu diễn lực bằng véc tơ: Dùng một mũi tên có: + Gốc là điểm đặt tác dụng lên vật. + Phương, chiều trùng với phương, chiều của lực. + Độ dài biểu thị cường độ của lực theo một tỉ lệ xích cho trước. 7. Hai lực cân bằng là hai lực:Cùng tác dụng lên một vật, cùng phương, ngược chiều và có cùng cường độ. Vật chịu tác dụng của hai lực cân bằng sẽ: + Đứng yên nếu vật đang đứng yên. + Tiếp tục chuyển động thẳng đều nếu đang chuyển động. 8. Lực ma sát xuất hiện khi vật chuyển động (ma sát trượt, lăn) hay có khuynh hướng chuyển động ( ma sát nghỉ) trên mặt một vật khác. Thí dụ: 9. + Ôtô vừa bắt đầu rời bến thì hành khách trên ô tô bị bật về phía sau. + Cánh quạt máy tiếp tục quay thêm một thời gian nữa sau khi bị mất điện. 10.Tác dụng của áp lực phụ thuộc vào cường độ của lực tác dụng lên vật và diện tích bề mặt tiếp xúc với vật. F + Công thức tính áp suất là P với F là cường độ lực và S là diện tích tiếp xúc. S + Áp suất có đơn vị là N/m2 hay Pa. Ta có 1Pa=1N/m2. 11. Có phương thẳng đứng, chiều từ dưới lên, độ lớn bằng trọng lượng của khối chất lỏng bị vật chiếm chỗ (F=dV). 12. Điều kiện để một vật nhúng trong chất lỏng bị: + Chìm xuống:P>F hay dvật>dc.lỏng. + Nổi lên: dvật<dc.lỏng hay dvật<F. + Lơ lửng: P=F hay dvât=dc.lỏng. 13. Trong khoa học thì “công cơ học” chỉ dùng trong trường hợp có lực tác dụng lên vật và vật có chuyển dời theo phương không vuông góc với phương của lực. 14. A=F.s với F là độ lớn lực tác dụng và s là quãng đường vật chuyển động được theo phương của lực. Công có đơn vị là jun (J). 15. Không một máy cơ đơn giản nào cho lợi về công; được lợi bao nhiêu lần về lực thì thiệt bấy nhiêu lần về đường đi và ngược lại. 16. Công suất cho biết khả năng thực hiện công trong một đơn vị thời gian. 17. Trong quá trình cơ học (không có ma sát), động năng và thế năng có thể chuyển hoá cho nhau, nhưng tổng của nó (tức là cơ năng) được bảo toàn. Thí dụ: HĐ2: Hoạt động vận dụng và mở rộng. Mục đích: Giải một số bài tập liên quan đến bài học. Cách thức Sản phẩm hoạt động của HS Kết luận của GV tổ chức HĐ - Gọi một số B. VẬN DỤNG: HS trả lời, tổ I. Khoanh tròn chữ cái đứng trước câu mà em cho là đúng.
  2. GV. Huỳnh Vũ Linh Giáo án Vật lý 8 Trường TH-THCS Phong Thạnh A A=? 5. Tóm tắt: Bài giải: m=125kg P=10.125N=1250N Trọng lượng quả tạ: P=10m=1250N. h=70cm=0,7m; t=0,3s Công của lực sĩ nâng là: A=P.h=1250.0,7 Công suất P=? J=875J. Công suất trung bình là: A 875 P W=2916,6W t 0,3 - GV giải thích cách chơi trò ô chữ trên bảng đã C. TRÒ CHƠI Ô CHỮ: được kẻ sẵn, nêu rõ luật chơi, tổ chức cho HS *Hàng ngang: thực hiện chơi ô chữ theo các câu hỏi trong 1. Cung; 2. Không đổi; 3. Bảo toàn; 4. Công suất; SGK, GV kẻ bảng ghi điểm cho mỗi nhóm, xếp 5. Ác-si-mét; 6. Tương đối; 7. Bằng nhau; 8. Dao loại các nhóm sau cuộc chơi. động; 9. Lực cân bằng. *Hàng dọc: Công cơ học. 4. Hướng dẫn về nhà, hoạt động nối tiếp. a) Mục đích của hoạt động: Giúp HS có hướng học bài ở nhà và nghiên cứu trước bài mới ở nhà. b) Cách thức tổ chức hoạt động: GV: Yêu cầu HS về nhà thực hiện một số nhiệm vụ sau: Học bài, làm bài tập trong SBT và chuẩn bị trước bài mới. HS: Chú ý lắng nghe, ghi chú và thực hiện theo sự hướng dẫn của GV. c) Sản phẩm hoạt động của học sinh: Về nhà học bài và chuẩn bị bài mới theo sự hướng dẫn của GV. d) Kết luận của GV: Về nhà học bài, làm bài tập trong SBT và chuẩn bị trước bài mới. IV. Kiểm tra đánh giá bài học - Củng cố sau mổi phần đã học. V. Rút kinh nghiệm 1. Ưu điểm: Phần lớn các em học sinh đều ôn tập lại các kiến thức đã học. 2. Hạn chế: Còn một số em chưa trả lời được các câu hỏi và chưa giải được các bài tập có liên quan. 3. Hướng khắc phục: Cần hướng dẫn nhiều hơn nữa cách trả lời câu hỏi và giải bài tập có liên quan cho học sinh thực hiện tốt. Phong Thạnh A ngày 06 tháng 01 năm 2020 Kí duyệt tuần 23 - Nội dung: Đảm bảo đúng chuẩn kiến thức kỹ năng - Phương pháp: Phù hợp đối tượng học sinh - Hình thức: Đúng quy định. TT Nguyễn Loan Anh