Giáo án Vật lý Lớp 8 - Tuần 24 - Năm học 2019-2020 - Huỳnh Vũ Linh

I. Mục tiêu

1. Kiến thức, kỹ năng, thái độ:

- Kiến thức: Biết các chất cấu tạo không liền một khối. Biết giải thích chuyển động Brao; sự chuyển động không ngừng giữa các nguyên tử, phân tử.

- Kỹ năng: Vận dụng hiểu biết và cấu tạo hạt của vật chất để giải thích một số hiện tượng thực tế đơn giản.

- Thái độ: Tích cực khi làm thí nghiệm, hợp tác khi hoạt động nhóm.

2. Phẩm chất, năng lực cần hình thành và phát triển cho học sinh:

- Năng lực tự học, đọc hiểu: Đọc và nghiên cứu bài trước ở nhà dựa vào SGK và SBT.

- Năng lực nêu và giải quyết vấn đề, sáng tạo: Hiểu các vật chất được cấu tạo gián đoạn từ những hạt riêng biệt, giữa chúng có khoảng cách. 

- Năng lực hợp tác nhóm: Thảo luận nhóm để giải quyết các câu hỏi và bài tập trong SGK.

- Năng lực tính toán, trình bày và trao đổi thông tin: Trình bày, nhận xét, bổ sung các thông tin thảo luận giữa các nhóm.

- Năng lực thực hành thí nghiệm: Làm thí nghiệm và giải thích hiện tượng. Vận dụng giải thích các hiện tượng khuếch tán.

doc 4 trang Hải Anh 11/07/2023 1540
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Vật lý Lớp 8 - Tuần 24 - Năm học 2019-2020 - Huỳnh Vũ Linh", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • docgiao_an_vat_ly_lop_8_tuan_24_nam_hoc_2019_2020_huynh_vu_linh.doc

Nội dung text: Giáo án Vật lý Lớp 8 - Tuần 24 - Năm học 2019-2020 - Huỳnh Vũ Linh

  1. GV. Huỳnh Vũ Linh Giáo án Vật lý 8 Trường TH-THCS Phong Thạnh A Cách thức tổ chức HĐ Sản phẩm hoạt động của HS Kết luận của GV - GV thông báo cho HS những - HS hoạt động theo lớp theo I. Các chất có được cấu tạo thông tin về cấu tạo hạt của vật dõi sự trình bày của GV. từ các hạt riêng biệt không? chất trình bày như trong SGK. - Các chất được cấu tạo từ - Hướng dẫn HS sinh quan sát ảnh những hạt nhỏ bé, riêng biệt của kính hiển vi hiện đại và ảnh gọi là nguyên tử, phân tử. của các nguyên tử Silic. - Nguyên tử là hạt chất nhỏ nhất, phân tử là một nhóm các nguyên tử kết hợp lại. HĐ3: Hoạt động luyện tập, thực hành, thí nghiệm. Mục đích: Tìm hiểu xem giữa các phân tử có khoảng cách hay không? Cách thức tổ chức HĐ Sản phẩm hoạt động của HS Kết luận của GV II. Giữa các phân tử có khoảng cách không? 1. Thí nghiệm mô hình: - GV giới thiệu hướng dẫn HS - C1: Thể tích hỗn hợp của làm thí nghiệm mô hình. - HS nghe GV giới thiệu thí ngô và cát < 100cm3. Tại vì - GV yêu cầu HS quan sát thí nghiệm mô hình. hạt cát nhỏ hơn hạt ngô và nghiệm để trả lời C1. - HS giải thích C1. giữa các hạt cát và ngô có khoảng cách nên các hạt cát và ngô xen lẫn vào nhau. - GV hướng dẫn HS khai thác 2. Giữa các nguyễn tử, thí nghiệm mô hình để giải thích - HS hoạt động theo nhóm phân tử có khoảng cách: sự hụt thể tích của hỗn hợp rượu khai thác thí nghiệm mô hình - C2: Tương tự như ngô và - nước. để giải thích sự hụt thể tích cát, giữa các phân tử nước của hỗn hợp rượu - nước. cũng như giữa các phân tử - HS trả lời câu C2 và rút ra rượu có khoảng cách, khi kết luận. trộn lẫn thì các phân tử này xen lẫn vào nhau. Vì thế thể tích của hỗn hợp nhỏ hơn tổng thể tích của chúng. HĐ4: Hoạt động vận dụng và mở rộng. Mục đích: Giải một số bài tập liên quan đến bài học. Cách thức tổ chức HĐ Sản phẩm hoạt động của HS Kết luận của GV - GV hướng dẫn HS làm các bài - HS thảo luận theo nhóm để III. Vận dụng: tập. làm các bài tập ở phần vận - C3: Khi thả đường vào - GV lưu ý cho HS sử dụng dụng. nước và khuấy lên thì các chính xác các thuật ngữ: gián - HS trả lời các câu hỏi: C3, phân tử đường và các phân đoạn, hạt riêng biệt, nguyên tử, C4, C5. tử nước xen lẫn vào nhau. phân tử - C4: Thành bóng cao su và không khí được tạo thành từ các phân tử giữa chúng có khoảng cách, nên các phân tử không khí có thể chui qua các kẽ hở để đi ra ngoài. Nên bóng càng ngày càng bị xẹp. - C5: Vì các phân tử không
  2. GV. Huỳnh Vũ Linh Giáo án Vật lý 8 Trường TH-THCS Phong Thạnh A 1. Ưu điểm: Phần lớn các em học sinh đều nắm được những kiến thức trọng tâm và cơ bản của phần nội dung bài học. 2. Hạn chế: Còn một số em thụ động, ít phát biểu xây dựng bài. 3. Hướng khắc phục: Cần đưa ra thêm nhiều tình huống học tập hứng thú và hấp dẫn hơn để học sinh hoạt động sôi nổi hơn. Phong Thạnh A, ngày 04 tháng 5 năm 2020 Ký duyệt tuần 24 - Nội dung: Đảm bảo đúng chuẩn kiến thức kỹ năng - Phương pháp: Phù hợp đối tượng học sinh - Hình thức: Đúng quy định. TT Nguyễn Loan Anh