Kế hoạch dạy học phụ đạo Ngữ văn 9 - Tuần 1+2+3 - Lý Thị Kim Chung

ÔN TẬP VĂN THUYẾT MINH

I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức, kỹ năng, thái độ:

* Kiến thức : Hiểu việc sử dụng một số biện pháp nghệ thuật vào văn bản thuyết minh làm cho văn bản thuyết minh sinh động, hấp dẫn.

* Kỹ năng: Biết cách sử dụng biện pháp nghệ thuật trong văn bản thuyết minh.

* Thái độ: Yêu thích môn học.

 II. CHUẨN BỊ:

- HS: Kế hoạch dạy học, SGK Ngữ văn 8.

- GV: SGK Ngữ văn 8.

III. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

1. Ổn định lớp: Kiểm tra sĩ số, vệ sinh.

2. Kiểm tra bài cũ: Nhắc lại khái niệm văn thuyết minh?

3. Bài mới:

* Hoạt động 1: Khởi động

a. Mục đích: Giới thiệu vào bài mới

- Nội dung: - Đưa ra một tình huống có vấn đề cho hs giải quyết.

b. Cách tổ chức

- Gv: Trong văn bản thuyết minh có thể sử dụng nhiều phương pháp thuyết minh không?

- Hs: Trả lời(cá nhân).

c. Dự kiến sản phẩm của học sinh: Dựa vào kiến thức đã học dể trình bày.

d. Kết luận của Gv: chốt dẫn vào bài mới          

doc 4 trang Hải Anh 20/07/2023 4000
Bạn đang xem tài liệu "Kế hoạch dạy học phụ đạo Ngữ văn 9 - Tuần 1+2+3 - Lý Thị Kim Chung", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • docke_hoach_day_hoc_phu_dao_ngu_van_9_tuan_123_ly_thi_kim_chung.doc

Nội dung text: Kế hoạch dạy học phụ đạo Ngữ văn 9 - Tuần 1+2+3 - Lý Thị Kim Chung

  1. Lý Thị Kim Chung KHDH: PĐ 9 Kiến thức 2: Tìm hiểu cách sử dụng biện pháp nghệ thuật trong văn bản thuyết minh (10P) *Mục đích: Biết được cách sử dụng biện pháp nghệ thuật trong văn bản thuyết minh - Nội dung: Thông qua hệ thống các câu hỏi sgk Cách tổ chức Dự kiến SP của HS Kết luận của GV PP: Thảo luận II. Cách sử dụng biện pháp ? Em hãy nêu các biện pháp - Đại diện một số nhóm trình nghệ thuật trong văn thuyết nghệ thuật thường được sử bày. minh: dụng trong văn TM? Và cách sử * Cách dùng: * Các biện pháp NT: kể dụng các biện pháp nghệ thuật - Dùng thích hợp, đúng lúc, chuyện, tự thuật, đối thoại ấy như thế nào? đúng chổ. theo lối ẩn dụ, nhân hóa hoặc * Đối với lớp chọn: GV để HS - Làm nổi bật đặc điểm đối hình thức vè, diễn ca tự tìm ví dụ và xác định biện đối tượng. pháp nghệ thuật được dùng trong văn bản đó. Hoạt động 3: Luyện tập (60p) *Mục đích: Hs vận dụng các kiến thức ở 2 phần trên - Nội dung: Thông qua hệ thống các bài tập sgk Cách tổ chức Dự kiến SP của HS Kết luận của GV - GV viết đề lên bảng và yêu III. Luyện tập: cầu HS: BT 1: Thuyết minh về câu tạo BT 1: Viết đoạn văn thuyết - Viết được đoạn văn và bài của chiếc mắt kính. minh về cấu tạo của chiếc mắt văn theo yêu cầu. BT 2: Viết bài văn thuyết min kính. về chiếc áo dài. BT 2: Viết bài văn thuyết min * Yêu cầu: Có sử dụng biện về chiếc áo dài. pháp nghệ thuật. - GV cho đề văn TM yêu cầu HS làm một bài hoàn chỉnh. THUYẾT MINH CÁI MẮT KIẾNG Nếu nói rằng đôi mắt là cửa sổ tâm hồn của mỗi chúng ta thì ắt rằng những cặp kính chính là những người giúp việc tận tâm, những người bảo vệ vững chắc, những vật trang trí duyên dáng cho khung cửa mộng mơ ấy. Quả không quá khi nói như vậy về cặp kính đeo mất bởi kính, có rất nhiều loại và rất nhiều tác dụng, phù hợp với hầu hết nhu cầu của mọi người. Với những người bị bệnh về mắt như cận thị, viễn thị, loạn thị kính giúp họ khắc phục được điểm hạn chế của bản thân. Người cận thị có thể nhìn được những vật ở xa, người viễn thị thì nhờ kính mà nhìn được những vật ở gần Đối với người làm những công việc đặc thù như bơi, trượt tuyết, đi xe máy tốc độ cao, kính lại giúp mắt họ tránh khỏi nước, tuyết, gió, bụi, Những người không bị bệnh về mắt, không có những hoạt động trên, khi ra đường cũng nên mang theo một cặp kính: để tránh nắng chói và gió bụi. Thậm chí, có những người sử dụng kính như một vật trang trí đơn thuần. Giá trị thẩm mĩ của kính có được bởi sự đa dạng của kiểu dáng và màu sắc. Dù chủng loại phong phú như vậy nhưng về cơ bản, cấu tạo của các cặp kính rất giống nhau. Một chiếc kính đeo mắt gồm có hai bộ phận: Tròng kính và gọng kính. Gọng kính làm khung cho kính và là bộ phận nâng đỡ tròng kính. Gọng kính cũng gồm hai phần được nối với nhau bởi một khớp sắt nhỏ. Phần sau giúp gá kính vào vành tai. Phần trước đỡ lấy tròng kính và giúp tròng kính nằm vững trước mắt. Gọng kính có thể được làm bằng kim loại nhưng phổ biến nhất vẫn là gọng
  2. Lý Thị Kim Chung KHDH: PĐ 9 trắng nâng đỡ tà áo và làm tăng sự mềm mại thướt tha cho bộ trang phục mượt mà duyên dáng, gợi vẻ đằm thắm đáng yêu. Đã ngót một thế kỷ nay, cô nữ sinh trường Quốc học Huế trong trang phục áo đài trắng trinh nguyên như là biểu trưng cho vẻ đẹp thanh khiết cao quý của tâm hồn người thiếu nữ đất Việt. Để đến bây giờ trang phục ấy trở thành đồng phục của nhiều nữ sinh trong các trường phổ thông trung học như muốn nói với mọi người với du khách quốc tế về văn hoá và bản sắc dân tộc. Tà áo trắng bay bay trên đường phố, tiếng cười hồn nhiên trong trẻo của những cô cậu học sinh vương lại phía sau cùng mảnh hoa phượng ở giỏ xe rơi lác đác gợi cho người qua đường một cảm giác lâng lâng, bâng khuâng nhớ về thuở học trò trong vắt những kỷ niệm thân thương. Ngày Tết hay lễ hội quê hương, đám cưới hay những buổi lên chùa của các bà, các mẹ, các chị, chiếc áo dài nâu, hồng, đỏ là một cách biểu hiện tâm lòng thành kính gửi đến cửa thiền một lòng siêu thoát, tôn nghiêm. Chiếc áo dài trùm gối, khăn mỏ quạ chít khéo như hoa sen, tay nâng mâm lễ kính cẩn lên cửa chùa, miệng "mô phật di đà" hình ảnh ấy đã đi vào bức hoạ tranh dân gian Đông Hồ là một biểu tượng độc đáo của văn hoá Việt Nam. Ngày nay trong muôn vàn sự cách tân về trang phục, váy đầm, áo ngắn, áo thời trang chiếc áo dài Việt Nam vẫn chiếm độc tôn về bản sắc dân tộc, mang theo phong cách và tâm hồn người Việt đến với năm châu và trở thành trang phục công sở ở nhiều nơi. 4. Hướng dẫn về nhà, hoạt động tiếp nối a. Mục đích: - Hướng dẫn hs cách ôn lại bài học ở nhà - Nội dung: Ôn lại bài cũ, chuẩn bị bài mới b. Cách tổ chức: - Gv: Hướng dẫn hs nội dung trọng tâm của bài để học. - Hs: Thực hành theo hướng dẫn c. Dự kiến sản phẩm của Hs: Nắm được bài theo yêu cầu d. Kết luận của gv - Nắm lại các khái niệm về văn thuyết minh và cách sử dụng các biện pháp NT. - Ôn tập văn tự sự. IV. KIỂM TRA ĐÁNH GIÁ THEO BÀI HỌC(2phút) Thế nào là văn bản thuyết minh và cách sử dụng các biện pháp nghệ thuật trong văn thuyết minh? V. RÚTKINHNGHIỆM: