Kỳ thi chọn học sinh giỏi vòng Huyện môn Hóa học 9 - Năm học 2011-2012 - Trường THCS Phong Tân (Có hướng dẫn chấm)
Câu 1: (4điểm) Ngâm 21,6g hổn hợp ba kim loại: kẽm, sắt, đồng trong dung dịch H2SO4 loãng, dư. Khi phản ứng kết thúc không còn bọt khí bay ra thấy còn lại 3g chất rắn và thể tích khí thu được là 6,72 lít (đktc). Xác định thành phần % theo khối lượng mỗi kim loại?
Câu 2: (2điểm) Hoà tan Oxit kim loại hoá trị III trong một lượng vừa đủ dd H2SO4 nồng độ 20% người ta thu được dung dịch muối có nồng độ 21,756%. Xác định công thức phân tử của Oxit đem dùng?
Câu 3: (4điểm) Để xác định công thức phân tử của một loại muối clorua kép (muối A) xKCl.yMgCl2.zH2O người ta tiến hành hai thí nghiệm sau:
- Nung 11,1g muối đó thì thu được 6,78g muối khan.
- Cho 22,2g muối đó tác dụng với xút dư rồi lấy kết tủa đem nung nóng lên thì thu được 3,2g chất rắn. Biết khối lượng phân tử của muối kép là 277,5. Tìm các giá trị x, y, z.
Câu 4: (2điểm) Bằng phương pháp hoá học hãy nhận biết các hỗn hợp sau: (Fe + Fe2O3); (Fe + FeO); (FeO + Fe2O3).
Câu 5: (4điểm) Khử hoàn toàn 16g bột Oxit sắt bằng CO ở nhiệt độ cao, sau khi phản ứng kết thúc khối lượng chất rắn giãm 4,8g.
a. Tìm CTHH của Oxit đã dùng.
b. Chất khí sinh ra được dẫn vào bình đựng NaOH dư. Hãy cho biết khối lượng bình thay đổi như thế nào?
Câu 6: (4điểm) Cho 13,14g bột đồng kim loại vào bình đựng 500ml dd AgNO3 0,3M. Khuấy đều dung dịch một thời gian rồi lọc, ta thu được 22,56g chất rắn A và dung dịch B. Tính nồng độ mol của các chất trong dung dịch B. Giả thiết thể tích dung dịch không thay đổi.
File đính kèm:
- ky_thi_chon_hoc_sinh_gioi_vong_huyen_mon_hoa_hoc_9_nam_hoc_2.doc
Nội dung text: Kỳ thi chọn học sinh giỏi vòng Huyện môn Hóa học 9 - Năm học 2011-2012 - Trường THCS Phong Tân (Có hướng dẫn chấm)
- KỲ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI VÒNG HUYỆN, NĂM HỌC: 2011-2012 Hướng dẫn chấm môn: Hoá học 9 Thời gian: 150 phút (không kể thời gian phát đề) ___ Câu 1: (4điểm) - Chất rắn còn lại là Cu có khối lượng 3g. (0.5điểm) - Các PT phản ứng: Zn + H2SO4 ZnSO4 + H2 xmol xmol Fe + H2SO4 FeSO4 + H2 ymol ymol 6,72 x + y = 0,3 (1) (0.5điểm) 22,4 m(Zn + Fe ) = 21,6 – 3 = 18,6. Hay 65x + 56y = 18,6 (2) (0.5điểm) x = 0,2; y = 0,1 (1điểm) - Thành phần %: 3.100 %Cu = 13,9(%) (0.5điểm) 21,6 65.0,2.100 %Zn = 60,2(%) (0.5điểm) 21,6 56.0.1.100 %Fe = 25,9(%) (0.5điểm) 21,6 Câu 2: (2điểm) - Công thức có dạng: X2O3 - X2O3 + 3H2SO4 X2(SO4)3 + 3H2O 1mol 3mol 1mol 2X+16.3 2X+3.96 3.98.100 mdd H2SO4 = 1470(g) (0.5điểm) 20 mdd = 1470 + (2X + 16.3) (0.5điểm) (2X 3.96)100 C% = 21,756 (0.5điểm) 1470 (2X 16.3) X = 27. Vậy CT là Al2O3. (0.5điểm) Câu 3: (4điểm) - Đem nung: xKCl.yMgCl2.zH2O xKCl.yMgCl2 + zH2O (0.5điểm) 277,5g z.18g 11,1g 11,1g – 6,78g z = 6 (0.5điểm) - Ta có: MgCl2 + 2NaOH Mg(OH)2 + 2NaCl Mg(OH)2 MgO + H2O Hay: xKCl.yMgCl2.zH2O y Mg(OH)2 yMgO 277,5g y.40 22,2g 3,2g y = 1 (1điểm) 2