Kỳ thi chọn học sinh giỏi vòng Huyện môn Hóa học 9 - Năm học 2013-2014 (Có đáp án)
Câu 1: (4điểm) Cho 42,8 gam hỗn hợp A gồm: FeO, Fe2O3 và Fe3O4 tác dụng hết với dung dịch axít HCl, sau phản ứng thu được 19,05 gam muối FeCl2. Tính khối lượng muối FeCl3 tạo thành.
Câu 2: (4điểm) Khi hoà tan 21 gam một kim loại hoá trị (II) trong dung dịch H2SO4 loãng dư, người ta thu được 8,4 lít hiđro (đktc) và dung dịch A. Khi cho kết tinh muối trong dung dịch A thì thu được 104,25 gam tinh thể hiđrat hoá.
a. Cho biết tên kim loại.
b. Xác định công thức hoá học của tinh thể muối hiđrat hoá đó.
Câu 3: (4điểm) Một hỗn hợp gồm bột sắt và bột kim loại M (M có hóa trị không đổi). Nếu hòa tan hoàn toàn hỗn hợp này trong dung dịch axit HCl thì thu được 7,84 lít hyđro (đktc). Nếu cho lượng hỗn hợp kim loại như trên tác dụng với khí clo, phải dùng 8,4 lít (đktc). Biết tỉ lệ số mol sắt và kim loại M trong hỗn hợp là 1 : 4.
a. Xác định thể tích khí clo (đktc) đã tác dụng với kim loại M.
b. Nếu khối lượng kim loại M trong hỗn hợp là 5,4 gam thì M là kim loại nào?
Câu 4: (4điểm) Có 2,4 gam kim loại M hóa trị II, không đổi ở dạng bột được khuấy kĩ vào 100ml dung dịch hỗn hợp gồm Cu(NO3)2 0,5M và AgNO3 0,5M cho phản ứng hoàn toàn. Hỗn hợp rắn thu được chia làm 2 phần bằng nhau:
- Phần 1: Cho tác dụng với dung dịch HCl dư, có 280ml khí H2 thoát ra ở điều kiện tiêu chuẩn.
- Phần 2: Cho tác dụng với dung dịch H2SO4 đặc, nóng vừa đủ có V lít khí SO2 thoát ra ở điều kiện tiêu chuẩn (các phản ứng xảy ra hoàn toàn).
a. Xác định kim loại M.
b. Tính V.
Câu 5: (4điểm) Một dung dịch A chứa AlCl3 và FeCl3. Thêm NaOH dư vào 100 ml dung dịch A thu được kết tủa B. Lọc lấy kết tủa B đem nung ở nhiệt độ cao đến khối lượng không đổi được chất rắn cân nặng 2 gam. Mặt khác, phải dùng 400 ml AgNO3 0,2M để kết tủa hết clo ra khỏi 100 ml dung dịch A. Tính nồng độ mol của mỗi muối trong dung dịch A.
File đính kèm:
- ky_thi_chon_hoc_sinh_gioi_vong_huyen_mon_hoa_hoc_9_nam_hoc_2.doc
Nội dung text: Kỳ thi chọn học sinh giỏi vòng Huyện môn Hóa học 9 - Năm học 2013-2014 (Có đáp án)
- KỲ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI VÒNG HUYỆN, NĂM HỌC: 2013-2014 Hướng dẫn chấm môn: Hoá học 9 Thời gian: 150 phút (không kể thời gian phát đề) ___ Câu 1: (4điểm) Ta có: n FeCl2 = 19,05/ 127 = 0,15 (mol) (0,5điểm) Phương trình hóa học: FeO + HCl FeCl 2 + H2O (1) (0,25điểm) x x Fe2O3 + 6HCl 2FeCl 3 + 3H2O (2) (0,25điểm) y 2y Fe3O4 + 8HCl FeCl 2 + 2FeCl3 + 4H2O (3) (0,25điểm) z z 2z Gọi x, y, z lần lượt là số mol của: FeO, Fe2O3, Fe3O4 trong hỗn hợp A (0,25điểm) Theo PTHH: (1), (2), (3) và bài cho ta có: 72.x + 160.y + 232.z = 42,8 (I) (0,25điểm) x + z = 0,15 (II) (0,25điểm) Giải hệ phương trình: Nhân hai vế (II) cho 72, lấy (I) – (II) ta có: (0,25điểm) 160.y + 160.z =32 (0,25điểm) (x + z) = 0,2 (0,25điểm) Theo PT: (2) và (3) ta có: nFeCl3 = 2.y + 2.z = 2.(y + z) (0,25điểm) Suy ra: nFeCl3 = 2.(y + z) (0,25điểm) = 2. 0,2 = 0,4 (mol) (0,25điểm) Vậy: m FeCl3 = 0,4 . 262,5 = 65 (g) (0,5điểm) Câu 2: (4điểm) a. Gọi kim loại hoá trị (II) là R. nH2 = 8,4 : 22,4 0,375 (mol) (0,25điểm) R + H2SO4 = RSO4 + H2 (0,5 điểm) 0,375 mol 0,375 mol 0,375 mol m 21 MR = 56(g) (0,5điểm) n 0,375 NTK của kim loại R là 56 đvC đó là Fe. (0,25điểm) b. Fe + H2SO4 = FeSO4 + H2 (0,5điểm) 0,375 mol 0,375 mol FeSO4 + x H2O = FeSO4 . x H20 (tinh thể) (0,5điểm) 0,375 mol 0,375 mol m 104,25 Mtinh thể = 278(g) (0,5điểm) n 0,375 FeSO4 . x H2O = 278 (0,5điểm) (56 + 96) + x. 18 = 278 278 (56 96) x = 7 18 2
- Theo phương trình: n 0,5z 0,0125(mol) => z = 0,025 (mol) (0,25điểm) H2 a. Tổng số mol M ban đầu: ∑nM = x + y + z = 0,025 + 0,05 + 0,025 = 0,1 (mol) (0,25điểm) 2,4 Khối lượng mol của M là: M 24(g) . (0,25điểm) 0,1 Vậy kim loại có hóa tri II không đổi và M = 24(g) là Magie (Mg). (0,25điểm) b. Phần 2: Hỗn hợp rắn gồm n Mg dư = 0,5z = 0,0125(mol), nCu = 0,5y = 0,025(mol), nAg = x = 0,025 (mol) sẽ phản ứng với H2SO4 đặc, nóng. (0,25điểm) to Mg + 2H2SO4đặc MgSO4 + SO2 + 2H2O (0,25điểm) 0,0125 0,0125 to Cu + 2H2SO4đặc CuSO4 + SO2 + 2H2O (0,25điểm) 0,025 0,025 to 2Ag + 2H2SO4đặc Ag2SO4 + SO2 + 2H2O (0,25điểm) 0,025 0,0125 Tổng số mol SO2 : ∑n SO2 = 0,0125 + 0,025 + 0,0125 = 0,05 (mol) V = 0,05 x 22,4 = 1,12 (l) (0,25điểm) Câu 5: (4điểm) - Khi thêm dung dịch NaOH dư vào dung dịch A thu được kết tủa (gồm Fe(OH) 3 và Al(OH)3), sau đó Al(OH)3 bị hòa tan. Vậy kết tủa B là: Fe(OH) 3. Nung B đến khi khối lượng không đổi được Fe2O3; mFe2O3 = 2 gam. AlCl3 + 3NaOH → Al(OH)3↓ + 3NaCl (1) (0,25điểm) Al(OH)3 + NaOH → NaAlO2 + 2H2O (2) (0,25điểm) FeCl3 + 3NaOH → Fe(OH)3↓ + 3NaCl (3) (0,25điểm) t 0 2Fe(OH)3 Fe2O3 + 3H2O (4) (0,25điểm) 0,025 mol 0,0125 mol - Khi kết tủa hết clo trong dung dịch A bằng AgNO3 xảy ra các phản ứng: AlCl3 + 3AgNO3 → Al(NO3)3 + 3AgCl↓ (5) (0,25điểm) 1 mol 3 mol 0,005 mol 0,005 mol 3 FeCl3 + 3AgNO3 → Fe(NO 3)3 + 3AgCl↓ (6) (0,25điểm) 0,025 mol 0,075 mol - Số mol của AgNO là n = 0,4 x 0,2 = 0,08 (mol) (0,25điểm) 3 AgNO3 m Fe2O3 2 - Số mol của Fe2O3 là n 0,0125 (mol) (0,25điểm) Fe2O3 M 160 Fe2O3 Từ (3) và (4) ta có : n n 2n 2x0,0125 0,025 (mol) (0,25điểm) FeCl3 Fe(OH)3 Fe2O3 nFeCl3 0,025 Nồng độ mol của dung dịch FeCl3 là C 0,25(M ) (0,25điểm) M ,FeCl3 V 0,1 Từ (6) : n 3n 3x0,025 0,075 (mol) (0,25điểm) AgNO3 (6) FeCl3 Vậy số mol AgNO3 tham gia phản ứng (5) là: 4