Kỳ thi chọn học sinh giỏi vòng Huyện môn Ngữ văn 9 - Năm học 2011-2012 - Trường THCS Phong Tân (Có hướng dẫn chấm)

Câu 1: (1điểm) Trong tiếng việt xưng hô thường hay theo phương châm “Xưng thi khiêm, hô thì tôn”. Em hiểu phương châm đó như thế nào?

Câu 2: (2điểm) Vẻ đẹp và số phận đầy bi kịch của người phụ nữ trong xã hội phong kiến qua hai nhân vật Vũ Nương (Chuyện người con gái Nam Xương – Nguyễn Dữ) và nhân vật Thuý Kiều (Truyện kiều – Nguyễn Du).

Câu 3: (1điểm) Nhan đề bài thơ Đồng chí của Chính Hữu được hiểu như thế nào?

Câu 4: (16điểm) Hưởng ứng phong trào “Tiếng kẻng học bài” và “Giáo dục học sinh tự học ở nhà” của Phòng Giáo dục và Đào tạo, học sinh trong các trường đã tích cực thực hiện. Hãy phát biểu suy nghĩ của bản thân về tinh thần tự học.

* Lưu ý: HS không được kể tên trường, lớp của mình.

doc 3 trang Hải Anh 17/07/2023 3800
Bạn đang xem tài liệu "Kỳ thi chọn học sinh giỏi vòng Huyện môn Ngữ văn 9 - Năm học 2011-2012 - Trường THCS Phong Tân (Có hướng dẫn chấm)", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • docky_thi_chon_hoc_sinh_gioi_vong_huyen_mon_ngu_van_9_nam_hoc_2.doc

Nội dung text: Kỳ thi chọn học sinh giỏi vòng Huyện môn Ngữ văn 9 - Năm học 2011-2012 - Trường THCS Phong Tân (Có hướng dẫn chấm)

  1. KỲ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI VÒNG HUYỆN, NĂM HỌC: 2011-2012 Hướng dẫn chấm môn: Ngữ Văn 9 Thời gian: 150 phút (không kể thời gian phát đề) ___ Câu 1: (1điểm) Trong Tiếng Việt xưng hô theo phương châm “Xưng thi khiêm, hô thì tôn” có nghĩa là, khi nói chuyện tự xưng mình một cách khiêm nhường, gọi người đối thoại một cách tôn kính. Câu 2: (2điểm) - Truyện Người con gái Nam xương: + Số phận bi kịch: đau khổ oan khuất vì sự ghen tuông vô lý của chồng. (0,5điểm) + Vẻ đẹp người phụ nữ: lòng hiếu thảo và thuỷ chung son sắt. (0,5điểm) - Truyện Kiều: + Số phận bi kịch: đây là bi kịch điển hình của người phụ nữ. Ở nàng Kiều thể hiện rõ là: tình yêu tan vỡ, bị chà đạp nhân phẩm. (0,5điểm) + Vẻ đẹp: nhan sắc, tài năng. (0,5điểm) Câu 3: (1điểm; mỗi ý 0.5điểm) Nhan đề của bài thơ được hiểu: - Đó là tên gọi đầy vẻ tự hào về tình đồng đội của những người lính, bộ đôi cụ Hồ. - Đó là kết tinh của tình đồng đội thiêng liêng, cao đẹp. Câu 4: (16điểm) Hưởng ứng phong trào “Tiếng kẻng học bài” và “Giáo dục học sinh tự học ở nhà”, của Phòng Giáo dục – Đào tạo Giá Rai, học sinh trong các trường đã tích cực thực hiện. Hãy phát biểu suy nghĩ của bản thân về tinh thần tự học. 1. Yêu cầu hình thức: - Xác định đúng thể loại: Nghị luận xã hội. - Chữ viết đẹp, đúng chính tả. - Dùng từ, đặt câu đúng ngữ pháp. - Bố cục rõ ràng, lập luận chặt chẽ, thuyết phục. 2. Yêu cầu nội dung: a. Mở bài: Giới thiệu, dẫn dắt tầm quan trọng của tinh thần tự học: cuộc sống luôn vận động và phát triển không ngừng. Nó đòi hỏi mọi người phải vận động để theo kịp sự phát triển của xã hội. Chính vì vậy mà tinh thần tự học có vai trò vô cùng quan trọng. b. Thân bài: - Phải hiểu được “tự học” là như thế nào? Nếu học là quá trình tìm hiểu, thu nhận kiến thức và hình thành kỹ năng của bản thân thì tự học là sự chủ động, tích cực, độc lập tìm hiểu, lĩnh hội tri thức và hình thành kỹ năng cho mình. Quá tình tự học cũng có phạm vi khá rộng: khi nghe giảng, đọc sách hay làm bài tập, cần tích cực suy nghĩ, ghi chép, sáng tạo nhằm rút ra những điều cần thiết, hữu ích cho bản thân. Tự học cũng có nhiều hình thức: có khi là tự mày mò tìm hiểu hoặc có sự chỉ bảo, hướng dẫn của thầy cô giáo Dù ở hình thức nào thì sự chủ động tiếp nhận tri thức của người học vẫn là quan trọng nhất. - Nêu được ý nghĩa của tinh thần tự học: Phải tự học mới thấy hết những ý nghĩa lớn lao của công việc này. Tự học giúp ta nhớ lâu và vận dụng những kiến thức đã 2