Kỳ thi chọn học sinh giỏi vòng Trường môn Hóa học 8 - Năm học 2018-2019 (Có hướng dẫn chấm)

 

Câu 1:(3 điểm)  Đốt cháy m (gam) kim loại Mg trong không khí thu được 8g hợp chất magiê oxit (MgO). Biết rằng khối lượng Mg tham gia bằng 1,5 lần khối lượng của oxi (không khí) tham gia phản ứng.

a. Viết phương trình phản ứng.

b. Tính khối lượng của Mg và oxi đã phản ứng.

Câu 2: (4 điểm) Cho 2,8 gam sắt tác dụng với dung dịch chứa 14,6 gam axit Clohidric HCl nguyên chất.

a. Chất nào còn dư sau phản ứng và dư bao nhiêu?

b. Tính thể tích hidro thu được (đktc).

c. Nếu muốn cho phản ứng xảy ra hoàn toàn thì phải dùng thêm chất kia một lượng là bao nhiêu?

Câu 3: (5 điểm) Khử 40 gam một oxít sắt bằng khí H2. Sau khi phản ứng hoàn toàn thu được 28 gam chất rắn.

a. Xác định công thức của oxít sắt.

b. Tính thể tích của H2 dùng để khử oxít trên.

c. Phải dùng bao nhiêu gam kim loại Zn tác dụng với dung dịch HCl dư để có được lượng H2 dùng khử oxít trên.

Câu 4: (5 điểm)

Để khử hoàn toàn 15,2g hỗn hợp oxit kim loại gồm CuO và FeO bằng khí cácbon 

Oxit (CO). Thu được 4,48 lít khí cácbon đioxit (CO2) ở điều kiện tiêu chuẩn. Tính thành phần phần trăm các oxit kim loại có trong hỗn hợp.

Câu 5:(3 điểm).

        Lập công thức hóa học của các hợp chất sau. Biết:

         a. Hợp chất X có thành phần  khối lượng các nguyên tố là 40%Cu, 20%S, x%O.

         b. Hợp chất A có 7 phần khối lượng của sắt kết hợp với 4 phần khối lượng lưu huỳnh.

doc 4 trang Hải Anh 13/07/2023 3160
Bạn đang xem tài liệu "Kỳ thi chọn học sinh giỏi vòng Trường môn Hóa học 8 - Năm học 2018-2019 (Có hướng dẫn chấm)", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • docky_thi_chon_hoc_sinh_gioi_vong_truong_mon_hoa_hoc_8_nam_hoc.doc

Nội dung text: Kỳ thi chọn học sinh giỏi vòng Trường môn Hóa học 8 - Năm học 2018-2019 (Có hướng dẫn chấm)

  1. KỲ THI CHỌN HSG VÒNG TRƯỜNGNĂM HỌC: 2018-2019 Hướng dẫn chấm môn: HÓA HỌC 8 Thời gian: 120 phút (không kể thời gian phát đề) Câu 1: (3điểm) a. Phương trình phản ứng: 2Mg + O2 2MgO (0,5đ) b. Phương trình khối lượng của phản ứng: mMg + mO2 = mMgO (0,5đ) Gọi x(g) là khối lượng oxi thì khối lượng Mg là 1,5x (g) (0,5đ) Theo phương trình khối lượng ta có: 1,5x + x = 8 x = 3,2(g) (0,5đ) Vậy khồi lượng oxi tham gia phản ứng là 3,2g (0,5đ) Khối lượng của Mg là: 1,5 x 3,2 = 4,8g (0,5đ) Câu 2: (4 điểm) nFe = 28 : 56 = 0,05 (mol) (0,25đ) nHCl =14,6 : 36,5 = 0,4 (mol) (0,25đ) Fe + 2HCl FeCl2 + H2 (0,5đ) 1mol 2mol 1mol 1mol 0,05mol 0,4mol a. Số mol axit dư: 0,4 - 0,1 = 0,3 (mol) (0,5đ) Khối lượng axit dư: 36,5 . 0,3 =10,95(g) (0,5đ) b. nH2 = nFe = 0,05 (mol) (0,5đ) vH2 = 0,05 . 22,4 =1,12 (lít) (0,5đ) c. Để phản ứng xảy ra hoàn toàn thì phải dùng khối lượng sắt là: nFe = ½ nHCl = ½. 0,3 = 0,15 (mol) (0,5đ) mFe cần thêm: 0,15.56 = 8,4(g). (0,5đ) Câu 3: (5 điểm) a. Xác định CTHH của oxít sắt Gọi CTHH của oxít sắt là: FexOy 0 FexOy + y H2 (t ) x Fe + y H 2O (1) (56x + 16y) (g) 56x (g) 40 (g) 28 (g) (0.5điểm) 56 x 16 y 56 x 40 28 (0.5điểm) tỉ lệ x : y = 448 : 672 (0.5điểm) x = 2 , y = 3 (0.5điểm) Vậy CTHH của o xít sắt là: Fe2O3 (0.5điểm) b. Thể tích của khí H2 0 Fe2O3 + 3 H2 (t ) 2 Fe + 3H2O (2) (0.25điểm) Ta có: n Fe2 O3 = 0.25 (mol) (0.25điểm) 2
  2. = 1 : 1 (0,25điểm) - Vậy công thức hóa học của hợp chất A là: FeS (0,25điểm) 4