Phân phối chương trình ôn tập tuyển sinh Lớp 10 THPT môn Ngữ văn
PHÂN PHỐI CHƯƠNG TRÌNH
Tổng số tiết: 36 tiết; Thời gian ôn tập: 6 tuần
Cụ thể
Tiếng việt: 5 tiết
Văn học hiện đại: 6 tiết
Tập làm văn: NLXH: 10 tiết
NLVH: 15 tiết
ÔN TẬP TUYỂN SINH LỚP 10
CẤU TRÚC ĐỀ THI TUYỂN SINH LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN
(Kèm theo Công văn số 999/SGDĐT-GDTrH ngày 05/10/2018 của Sở GDĐT)
* CẤU TRÚC ĐỀ THI MÔN VĂN (không chuyên)
Cấu trúc đề thi gồm 2 phần, tổng 20,00 điểm, điểm từng phần của mỗi câu không được nhỏ hơn 0,25 điểm; thời gian làm bài: 120 phút, cụ thể như sau:
I. Đọc hiểu (7,00 điểm)
Trên cơ sở một ngữ liệu (văn xuôi hoặc thơ ngoài chương trình; không quá 200 chữ), yêu cầu học sinh:
a. Xác định kiến thức cơ bản về Tiếng Việt, Làm văn được sử dụng trong ngữ liệu (gồm 03 câu, mỗi câu 1,00 điểm).
File đính kèm:
- phan_phoi_chuong_trinh_on_tap_tuyen_sinh_lop_10_thpt_mon_ngu.doc
Nội dung text: Phân phối chương trình ôn tập tuyển sinh Lớp 10 THPT môn Ngữ văn
- Tạo tình huống như vậy, Nguyễn Quang Sáng muốn ca ngợi tình cảm cha con sâu nặng của anh Sáu và bé Thu trong hoàn cảnh éo le, vùa là lời lên án tố cáo tội ác của chiến tranh đã gây ra cho bao gia đình Việt Nam. 12) Những ngôi sao xa xôi (Lê Minh Khuê) * Nhan đề Những ngôi sao xa xôi mang ý nghĩa ẩn dụ. Hình ảnh những ngôi sao gợi liên tưởng về những tâm hồn hồn nhiên đầy mơ mộng và lãng mạn của những nữ thanh niên xung phong trẻ tuổi chiến đấu trên tuyến đường Trường Sơn trong những năm kháng chiến chống Mỹ. Những nữ thanh niên xung phong như những ngôi sao xa xôi toả ánh sáng lấp lánh trên bầu trời. Phần cuối truyện ngắn, hình ảnh Những ngôi sao xuất hiện trong cảm xúc hồn nhiên mơ mộng của Phương Định - Ngôi sao trên bầu trời thành phố, ánh điện như những ngôi sao trong xứ sở thần tiên của những câu chuyện cổ tích. * Ba nữ thanh niên xung phong trên tuyến đường Trường Sơn trong những năm kháng chiến chống Mỹ cứu nước. Họ là những nữ thanh niên còn rất trẻ nhưng nhiệm vụ và công việc của họ lại vô cùng gian khổ và nguy hiểm. Đó là theo dõi máy bay địch ném bom, đo đếm khối lượng đất đá bị bom địch đào xới, san lấp mặt đường và phá bom nổ chậm. Công việc của họ thật khó khăn gian khổ và luôn phải đối mặt với cái chết. Việc tạo tình huống như trên nhà văn Lê Minh Khuê muốn ca ngợi tâm hồn hồn nhiên trong sáng đầy mơ mộng và lòng dũng cảm, tinh thần đoàn kết, tình đồng chí đồng đội của người lính trong cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước. * MỘT SỐ BÀI VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI Đề bài: Bình luận câu tục ngữ: "Cái nết đánh chết cái đẹp" Bài làm Nói về nhan sắc và đức hạnh trong mối quan hệ của con người, nhân dân ta có câu tục ngữ: "Cái nết đánh chết cái đẹp". Chúng ta cần hiểu và quan niệm thế nào cho đúng về câu tục ngữ trên? Bằng hình thức nhân hóa, câu lục ngữ khẳng định "Cái nết đánh chết cái đẹp". "Cái nết" là tính nết, đức hạnh, tư tưởng, tình cảm của con người. "Nết" ở đây là nết xấu, tính xấu cho nên có thể "đánh chết" làm hại đến nhan sắc, cái đẹp hình thức bên ngoài cửa mỗi người. Câu tục ngữ bao hàm một nghĩa rộng, nó nêu lên một bài học, một nhận xét sấu sắc. Đạo đức là cái gốc của con người. Người vô đạo đức là con người không có nhân cách. Đức hạnh được coi trọng hơn nhan sắc. Nội dung là cơ bản, nội dung quyết định hình thức. Câu tục ngữ hoàn toàn đúng. Con người được biểu hiện ở hai mặt: tâm hồn và dung nhan. Dung nhan là ngoại hình, diện mạo, thể chất, nhan sắc, Có người đẹp tâm hồn. Có người nhan sắc đẹp. Có người vừa đẹp nết vừa đẹp người. Con người dù có đẹp về nhan sắc, áo quần có sang trọng, trang điểm son phấn xinh tươi nhưng cái nết lại xấu, nghĩa là lười biếng, thô lỗ, tục tằn trong giao tiếp, ích
- Thói ăn chơi đua đòi là cách sống của một số người bắt chước nhau, đua đòi nhau về cách sống, cách xài sang, thích trưng diện, chạy theo "mốt". Có kẻ thì khoe sang, khoe giàu, ãn tiêu như phá. Xe máy, xe ô tô thích dùng loại "xịn". Từ bộ váy, bộ vét, chiếc áo khoác đến đôi giày, chiếc cờ-ra-vét, đồng hồ, túi xách phải là hàng Nhật, hàng Ý, hàng Mĩ, mua bằng đô-la trong các siêu thị mới oách! Ăn thì đặc sản, uống thì rượu Tây, một cuộc nhậu phải chi vài "vé" (100 đô- la). Chơi thì quán nhảy, vũ trường, karaokê thâu canh suốt sáng, dập dìu gái đẹp trước sau. Họ vênh váo vênh vang lắm ! Hiện tượng "mắt xanh môi đỏ", nhuộm tóc vàng, móng chân móng tay nhuộm đỏ, trai đeo khuyên tai ta thường thấy trong một số học sinh hư. Là quý tử, tiểu thư con ông này bà nọ, chức trọng quyền cao, bạc vàng đầy két, đua đòi ăn chơi còn có nhẽ. Ta thường nghe họ nói: "Chết cũng chẳng mang theo được của nả sang thế giới bên kia ! Có tiền thì ăn chơi mua sắm cho sướng! " Nghe họ nói mà buồn cười. Có một số kẻ, tiền bạc chẳng có nhiều thế mà cũng ăn chơi đua đòi, lười lao động, trốn học bỏ học. Có kẻ vì ăn chơi đua đòi mà sa ngã như trộm cắp, hút chích, cờ bạc, mại dâm, v.v Có nhiều gia đình con cái ăn chơi đua đòi rồi nghiện ngập, trộm cắp, tù tội mà bố mẹ mang tiếng xấu xa ê chề! Nhân dân ta vốn cần cù, giản dị, tiết kiệm trong làm ăn, sinh sống. Thói ăn chơi đua đòi là một hiện tượng tiêu cực, trái hẳn với nếp sống và đạo lí của nhân dân. Học được một điều hay, rèn được một tính tốt thì rất khó, nhưng đua đòi ăn chơi nhất định sẽ bị sa ngã. Câu tục ngữ: "Gần mực thì đen, gần đèn thì sáng" và lời nhắc nhở của ông bà, cha mẹ: "Chọn bạn mà chơi" là bài học rất bổ ích để mỗi chúng ta tu dưỡng đạo đức tính tình. Tóm lại, ăn chơi đua đòi, là một thói xấu. Ăn ngon mặc đẹp ai cũng muốn, nhưng phải hợp lí, hợp thời, hợp cảnh. Xung quanh ta có biết bao tấm gương sáng và đẹp về con người mới. Hình ảnh những học sinh giỏi ở trường ta, quê hương ta đã nêu lên cho ta bao bài học quý báu để noi theo. Hay gì, đẹp gì thói ăn chơi đua đòi! Rất đáng chê ! Con đường ăn chơi đua đòì là con đường tội lỗi! Đề bài: Bình luận câu tục ngữ: "Có chí thì nên" Bài làm Sống phải có bản lĩnh. Nhờ có bản lĩnh mà ta có thể vượt qua mọi thử thách trên đường đời và đi tới thành công. Nói về bản lĩnh sống, dân gian có câu tục ngữ thật là chí lí: "Chí" là lòng quyết tâm, sự kiên trì nhẫn nại. Chí cũng là tự minh phấn đấu, vươn lên, không ỷ vào người khác. Chí là chí khí, sự bền bỉ. "Nên" có nghĩa là thắng lợi, thành công, sự tốt đẹp mà ta thu được. "Có chí" là điều kiện, là nguyên nhân; "nên" là hệ quả, kết quả. Câu tục ngữ thật cô đúc, ngắn gọn chỉ có 4 từ mà nêu iên
- Tại sao "Đi một ngày đàng, học một sàng khôn"? Câu tục ngữ "Đi một ngày đàng, học một sàng khôn" là hoàn toàn đúng ! Học ở trường, học trong sách vở, học thầy, học bạn. Chúng ta còn cần phải biết học hỏi trong thực tế cuộc sống rộng lớn của xã hội. Nhân dân là ông thầy vĩ đại của mỗi chúng ta. Học tập trong thực tế cuộc sống là phương thức học tập khòa học nhất: học đi đôi với hành, học tập gắn liền với lao động sản xuất và hoạt động xã hội. Nếu chỉ biết quanh quẩn trong bốn bức tường lớp học, cách học tập như thế đã xa rời cuộc sống, học sinh bước vào đời sẽ lúng túng, thiếu năng động. Cá không thể xa rời nước, chim không thể thoát li bầu trời, người đi học cũng vậy, học tập cũng không thể tách rời thực tế cuộc sống xã hội. Đi rộng biết nhiều, "Đi một ngày đàng" tầm mắt được mở rộng, thấy được bao cảnh lạ, tiếp xúc được nhiều người, nghe được bao nhiêu điều hay lẽ phải của thiên hạ. Từ đó mà biết suy xét: xa lánh điều xấu kẻ xấu, học tập cái hay, noi gương người tốt việc tốt; "học một sàng khôn" là như vậy. "Đi một ngày đàng, học một sàng khôn" là cách học tập và giáo dục kết hợp chặt chẽ giữa ba môi trường: gia đình - nhà trường - xã hội. Kiến thức sách vở được củng cố khắc sâu. Sự hiểu biết được, mở rộng và nâng cao. Cùng với trang sách học đường, ta có thêm pho sách cuộc sống muôn màu muôn vẻ. Những hoạt động của thầy và trò như ngoại khóa, cắm trại, đi tham quan là rất bổ ích. Nó đem lại nhiều sinh khí cho trường học. Học sinh được dến với đồng quê, nhà máy, danh lam thắng cảnh mà yêu thêm nhân dân lao động, tự hào với quê hương đất nước. Đi hội Lim ta thấy được cái hay của câu hát "Liền anh liền chị ". "Bèo dạt mây trôi " của làn điệu dân ca Quan họ tuyệt vời. Đến với đền Hùng, ta trở về cội nguồn, lòng ta xôn xao bài ca tình nghĩa: “ Ai về Phú Thọ cùng ta, Nhớ ngày giỗ Tổ tháng ba mồng mười. Dù ai đi ngược về xuôi, Nhớ ngày giỗ tổ mồng mười tháng ba” Đến với Ba Đình lịch sử, viếng lăng Bác Hồ, xúc động trước cuộc đời cách mạng sôi nổi, phong phú của lãnh tụ, mỗi học sinh chúng ta mới thấy hết cái hay của vần thơ Viễn Phương: “Ngày ngày mặt trời đi qua trên lăng Thấy một mặt trời trong lăng rất đỏ” (Viếng lăng Bác) Thi hào Nguyễn Du đã từng viết: "Nghe khúc hát thôn quê mới học được lời nói trong nghề trồng dâu, gai". Văn hào Gorơki tuy chưa bước qua ngưỡng cửa trường Đại học, nhưng nhờ tự học mà đã trở thành một danh nhân văn hóa thế giới và ông đã từng nói: "Dòng sông Vônga và thảo nguyên mênh mông là những trường đại học của tôi". "Đi một ngày đàng, học một sàng khôn" là một bài học vô cùng sâu sắc đối với mỗi người. Sau thời cắp sách là thời làm ăn và tự học; học trong công việc, học trong cuộc đời. Và có đi đường, có sống nhiều, lặn lội với dời mới biết đường đi
- Bầu và bí là hai biểu tượng để nói về tình người và tình đời. Dưới hình thức ẩn dụ, nhân hoá và cảm thán, giọng thơ vang lên ngọt ngào, thấm thìa, câu ca dao nêu lên một lời khuyên vừa nhẹ nhàng tế nhị vừa sâu sắc chân thành cho mỗi chúng ta. Chín mươi triệu người Việt Nam tuy "khác giống", là Kinh, Thượng hay Mán, Mường, v.v , là miền Bắc hay miền Nam, ở miền xuôi hay miền ngược, chúng ta có chung một Tổ quốc, một lịch sử, một nền văn hoá, một cơ đồ Việt Nam, Chúng ta có thể khác nhau về gia đình, về cảnh ngộ, điều kiện sống, về trình độ văn hoá nhưng lại đang tồn tại bên nhau, đang sống, học tập và làm ăn trong chế độ xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Trong cộng đồng người Việt, chúng ta có bao cái "chung" như bí và bầu "chung một giàn" vậy. Chung Tổ quốc, ấy là nghĩa đồng bào. "Một giọt máu đào hơn ao nước lã". Chung làng xóm, phố phường, ấy là tình đồng hương. Chung trường, lớp, ấy là tình đồng học, bạn đồng môn. Ta còn có tình đồng nghiệp, tình đồng cảnh cùng chung ước mơ, hoài bão, v.v Những nét "chung" ấy đã gắn bó mọi tâm hồn Việt Nam, xây nên tình yêu thương nhân dân đất nước. Tóm lại, câu ca dao đã nêu lên bài học tình thương, đạo lí, nhắc nhở chúng ta biết yêu thương, đùm bọc, chở che, giúp đỡ lẫn nhau để xây dựng cuộc sống ấm lo, hạnh phúc lâu dài. Tại sao phải biết sống trong tình yêu thương đùm bọc? Vì sự tồn tại mà mỗi con người Việt nam luôn luôn đặt tình Tổ quốc, nghĩa đồng bào lên trên hết, trước hết, thiêng liêng, cao cả lắm. Vì cuộc sống mà mọi thành viên trong cộng đồng người Việt gắn bó với nhau, vinh nhục, đau khổ, khát khao lo toan, yêu thương, hận thù, cay đắng ngọt bùi cùng chung chịu và chia sẻ. Bị ngoại bang xâm lăng, nước mất nhà tan, sống trong cảnh trâu ngựa, mọi con người Việt Nam đoàn kết yêu thương, cùng quyết tâm đuổi giặc, cứu nước. Không ai có thể sống trong cô độc mà được hạnh phúc? Cuộc sống biến động, thiên tai địch họa triền miên, chỉ có tình thương yêu mới cho ta sức mạnh để vượt qua mọi thử thách và chiến thắng. Tình thương yêu, chở che còn cho ta niềm tin để "Đi tới và làm nên thắng trận", hướng tới một ngày mai ca hát: "Còn non, còn nước, còn người ". Một nghìn năm Bắc thuộc, một thế kỉ bị thực dân Pháp thống trị, lịch sử đã cho ta bài học về tình thương yêu đoàn kết dân tộc. Đạo lí dân tộc ta coi trọng tình yêu thương, giúp đỡ lẫn nhau. "Anh em như thể chân tay Người trong một nước thì thương nhau cùng Một con ngựa đau cả tàu bỏ cỏ", v.v . Bằng máu, mồ hôi và nước mắt, bằng kinh nghiệm sống qua bốn nghìn năm lao động và chiến đấu, nhân dân ta đã lấy tình thương để tạo nên bản sắc dân tộc, bản lĩnh giống nòi. Chúng ta tự hào về truyền thống nhân nghĩa, nhân ái cao đẹp đã hun đúc nên sức mạnh Việt Nam.